Đánh giá Canon EOS 5D Mark III - Ông trùm full-frame dịch vụ

luongphuthinh0801

Well-known member
5D Mark III là thế hệ kế tiếp của 5D Mark II trong dòng máy huyền thoại 5D. 5D Mark III ra đời năm 2012 theo truyền thống là để phục vụ Olympic mùa hè tại London. Mỗi kỳ Olympic là nơi để các hãng máy ảnh và máy quay trổ hết khả năng thi thố của mình. Và trong lĩnh vực máy ảnh thì nói chung chỉ là sự đấm đá giữa Canon và Nikon là chính. Nhìn vào các phòng viên toàn thấy lens trắng của Canon và dây đeo vàng của Nikon. Sony, Fujifilm hay Olympus khá hụt hơi ở sân chơi chuyên nghiệp này. Năm 2012 đó, Canon mang đến cho các phóng viên dùng trước cả một rừng máy 1DX và 5D Mark III. Những tấm hình siêu nét siêu ấn tượng trên các báo, trên TV, hay thậm chí là các ấn phẩm in ấn lớn đều là tác phẩm của 2 chiếc máy bá đạo này.
Canon-EOS-5D-Mark-III-DSLR-Camera.jpg


Cảm nhận đầu tiên khi cầm vào chiếc 5D Mark III là sự chắc chắn và cứng cáp. Nếu bạn nâng cấp từ dòng 2 số lên thì 5D Mark III giống như cầm vào cái máy ảnh cổ chỉ có mỗi chức năng chụp ảnh. Bạn đã quen với hàng đống tính năng râu ria gồm màn hình cảm ứng xoay gập, quay video, wifi, Creative Auto, Creative Filter... thì với 5D Mark III, nó chẳng có cái gì khác ngoài chụp ảnh!

Trên vòng tròn tính năng của 5D Mark III, nó hết sức đơn giản. Nếu bạn mới chập chững vào nghề thì 5D Mark III có chế độ Full-Auto tự động hoàn toàn cho bạn, và thế là hết. Tất cả các chế độ còn lại dành cho người có kinh nghiệm. 5D Mark III nói riêng và dòng 5D nói chung được thiết kế nhắm hẳn tới người dùng chuyên nghiệp và nhiếp ảnh gia, người chơi chuyên sâu. Ở đây không có chế độ a-ma-tơ như Creative Auto hay Special Scene... Canon đã làm sẵn dòng 2 số và chiếc 6D cho mục đích này. Còn khi đã chọn 5D Mark III, nghĩa là trình độ bạn đã thuộc loại khá, và bạn sẽ chuyên tâm nghiêm túc để có những tấm hình chất lượng cao nhất.

z4166090693441_41c1098c42e384d2ba350218e76f3d75.jpg


5D Mark III là một trong số rất ít các máy có thể làm hài lòng cả những nhiếp ảnh gia khó tính. Đơn giản bởi chất lượng ảnh của nó quá đỉnh, màu sắc thuộc loại đẹp nhất trong dòng máy Canon. Ảnh mịn đến mức ở ISO trung bình phổ thông tầm 800 trở xuống, hầu như không thấy bất kỳ gợn nhiễu nào. Khi cầm 5D Mark III, kể cả bạn chụp vu vơ những cảnh linh tinh thì lên hình nó vẫn đẹp. Tất nhiên bạn sẽ cần biết cách thiết lập thông số chụp đủ sáng, thừa sáng, chỉnh màu sắc picture style, cân bằng trắng trong máy, vì chiếc máy này không phải dành cho người mới chưa biết gì.

z4166090701229_50bbb6e1b05ac7737aa4a857e8ae0f1b.jpg

5D Mark III tập trung rất mạnh vào mảng này, với hẳn một menu AF riêng. Đây là menu chuyên để tinh chỉnh các thông số lấy nét của máy. Menu này vốn chỉ tồn tại trên các máy đời rất cao như 1DX hoặc 7D Mark II. 5D Mark III thiết lập sẵn 6 tình huống (gọi là case) phổ biến khi chụp chuyển động
z4166090686421_f2c1f1e0b7c0acb92aceb694893f6c60.jpg


5D Mark III sẽ còn hot trên thị trường ít nhất là đến 2020 nữa, trừ khi có cuộc lật đổ DSLR ngoạn mục từ các dòng máy không gương lật như Sony, Fujifilm hay Olympus. Đây là chiếc máy hướng hẳn tới các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, làm dịch vụ, phóng viên, những người cần chất lượng hình ảnh cao nhất có thể. Vào thời điểm hiện nay, việc đầu tư cho 5D mark III có thể ngốn của bạn từ 50 triệu cho tới hàng vài trăm triệu.

Bạn sẽ không cần mua 5D Mark III trong trường hợp chỉ chụp nhu cầu phổ thông chân dung, phong cảnh, đường phố đơn thuần. Lúc đó hãy chọn 6D, 6D Mark II hoặc 5D Mark II, việc này tiết kiệm cho bạn ít nhất là 15-20 triệu. Nếu bạn thích máy hiện đại nhiều tính năng cho giới trẻ, hãy chọn dòng 2 số như 70D, 80D.

Nếu bạn chuyên hẳn về các hạng mục thể thao, chim chóc, động vật hoang dã thì hãy chọn 1DX, 1DX2 hoặc 7D Mark II. Những máy này lấy nét cực tốt và tốc độ chụp siêu nhanh lên tới hơn 10 khung hình/giây, giúp chúng ta chộp khoảnh khắc tốt hơn 5D mark III.
 
Bên trên