luongphuthinh0801
Well-known member
Giới thiệu
Nhiều năm gần đây thị trường máy ảnh không gương lật (mirroless) trở nên rất sôi động với sự tham gia của đầy đủ các ông lớn như Fujifilm, Olympus, Nikon, Canon với vô số các dòng máy từ entry-level đến chuyên nghiệp. Nhưng đó là câu chuyện của hiện tại. Nhìn vào quá khứ khoảng 5 năm về trước, Sony là một trong những nhà tiên phong trong mảng mirroless đầy tiềm năng này với các dòng Nex và đặc biệt phải kể đến A6000 đã rất thành công lúc ra mắt. Kế nhiệm A6000 trong phân khúc này chính là Sony A6300 được ra mắt vào khoảng đầu năm 2016 với hàng loạt nâng cấp ấn tượng từ số điểm lấy nét, thuật toán xử lý mới, ISO hiệu quả hơn, quay 4K… Với những thông số được nâng thì quả thật Sony A6300 rất đáng gờm về cấu hình trong phân khúc cùng tầm giá lúc bấy giờ. Mãi cho đến hiện nay 2023, chiếc máy A6300 vẫn là một chiếc máy được rất nhiều người sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhờ mức giá khá hợp lý.
Thông số kỹ thuật
Sensor
APS-C 24.2MP crop 1.5x
Bộ vi xử lý: BIONZ X
Image sizes
24.3 MP
6000x4000px
Flash
Có
ISO
100 - 51200
Frame Rate
11 khung hình/giây
Hệ thống lấy nét
425 điểm lấy nét theo pha
Thẻ nhớ
1 khe cắm SD
Giá
2019: 13 triệu (chính hãng) - 12 triệu (nhập khẩu)
Đây là mức giá tuyệt vời để bắt đầu làm filmaker
Sử dụng
Cảm giác sử dụng:
Chiếc máy Sony A6300 vẫn kế thừa những đặc điểm thiết kế của A6000 về kích cỡ cũng như tổng quan bên ngoài. Vẫn là báng tay cầm khá to để người sử dụng có điểm tựa chắc chắn khi thao tác chụp cũng như thiết kế vuông vức tối giản. Màn hình của Sony A6300 không có cải tiến với A6000 khi vẫn là màn hình lật không xoay được cũng như không có cảm ứng. Nếu bạn không quá quan trọng về cảm ứng hoặc màn hình xoay lật để selfie thì chiếc máy này hoàn toàn có thể làm bạn hài lòng.
Với người chụp nghiệp dư, chiếc máy có đầy đủ các chế độ P, Auto, SCN ngay trên vòng xoay chế độ để người dùng dễ dàng thao tác. Thậm chí máy còn có chế độ Panorama, bạn chỉ cần lia máy theo hướng dẫn, các bước hậu kì ghép ảnh máy đều tự lo hết.
Với người dùng bán chuyên, chuyên nghiệp, máy có các chế độ M (Manual), S (ưu tiên tốc độ màn trập), A (ưu tiên khẩu độ) và thậm chí chế độ 1 2 (dùng để lưu lại các thông số dùng về sau). Chế độ 1 2 là điều hiếm thấy trên các máy entry-level của một vài hãng khác. Máy cũng có 2 vòng xoay điều chỉnh khiến việc thao tác được thuận tiện hơn.
Chụp chân dung
Khi chụp chân dung với A6300, Người chụp sẽ có cảm giác tự tin và an tâm hơn nhiều so với A6000. Màu da đã được cải thiện rõ rệt, nhìn rất thực, việc hậu kì cũng đỡ vất vả hơn. Nếu bạn chỉ là một người chụp chơi vài tấm về retouch thì không sao, nhưng nếu bạn chụp nhiều ảnh chân dung thì A6300 quả là một sự cải tiến cao cấp hơn hẳn Sony A6000. Tuy nhiên màu da vẫn chưa đẹp hẳn, nịnh mắt hẳn. Nó vẫn hơi ám vàng. Màu da Sony chỉ thực sự ngon từ Sony A6500 và 6400 sau này.
quay video
Sony A6300 có khả năng quay phim rất tốt nhờ hỗ trợ định dạng 4K 25/30 frame/s. Tiếc rằng máy không có hỗ trợ chống rung 5 trục trên sensor hay phần mềm chống rung tích hợp. Sony A6300 tập trung vào khả năng quay video với các profile nổi tiếng S-log, S-Gamut. Một điều thú vị khi quay phim đó chính là thanh thông báo trạng thái âm thanh (audio level) trên màn hình của máy. Điều này sẽ giúp người sử dụng có thể nắm được và điều chỉnh cường độ âm thanh phù hợp với nhu cầu. Chiếc máy này cũng hỗ trợ lỗ cắm mic (so với A6000 không có)
Thẻ nhớ
A6300 sử dụng 1 thẻ nhớ SD
Pin
Pin của Sony A6300 có mã hiệu là NP-FW50. Với 1 viên pin hãng bạn có thể chụp được khoảng 400 tấm trước khi máy hết pin. Nếu bạn là một người ít chụp thì đây là một con số an toàn nhưng Duytom vẫn khuyến khích bạn có thêm 1 cục pin dự phòng trường hợp bất trắc. A6300 có một tiện lợi rất hay đó là người sử dụng có thể sạc pin thông qua cổng USB rất hữu dụng.
Khuyên dùng
Sony A6300 là một cải tiến đáng giá so với A6000. Hiện nay giá của A6300 đã giảm khá nhiều so với thời điểm mới ra mắt nên đây là một chiếc máy khá đáng tiền. Bạn sẽ mua Sony A6300 nếu:
Nhiều năm gần đây thị trường máy ảnh không gương lật (mirroless) trở nên rất sôi động với sự tham gia của đầy đủ các ông lớn như Fujifilm, Olympus, Nikon, Canon với vô số các dòng máy từ entry-level đến chuyên nghiệp. Nhưng đó là câu chuyện của hiện tại. Nhìn vào quá khứ khoảng 5 năm về trước, Sony là một trong những nhà tiên phong trong mảng mirroless đầy tiềm năng này với các dòng Nex và đặc biệt phải kể đến A6000 đã rất thành công lúc ra mắt. Kế nhiệm A6000 trong phân khúc này chính là Sony A6300 được ra mắt vào khoảng đầu năm 2016 với hàng loạt nâng cấp ấn tượng từ số điểm lấy nét, thuật toán xử lý mới, ISO hiệu quả hơn, quay 4K… Với những thông số được nâng thì quả thật Sony A6300 rất đáng gờm về cấu hình trong phân khúc cùng tầm giá lúc bấy giờ. Mãi cho đến hiện nay 2023, chiếc máy A6300 vẫn là một chiếc máy được rất nhiều người sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhờ mức giá khá hợp lý.
Thông số kỹ thuật
Sensor
APS-C 24.2MP crop 1.5x
Bộ vi xử lý: BIONZ X
Image sizes
24.3 MP
6000x4000px
Flash
Có
ISO
100 - 51200
Frame Rate
11 khung hình/giây
Hệ thống lấy nét
425 điểm lấy nét theo pha
Thẻ nhớ
1 khe cắm SD
Giá
2019: 13 triệu (chính hãng) - 12 triệu (nhập khẩu)
Đây là mức giá tuyệt vời để bắt đầu làm filmaker
Sử dụng
Cảm giác sử dụng:
Chiếc máy Sony A6300 vẫn kế thừa những đặc điểm thiết kế của A6000 về kích cỡ cũng như tổng quan bên ngoài. Vẫn là báng tay cầm khá to để người sử dụng có điểm tựa chắc chắn khi thao tác chụp cũng như thiết kế vuông vức tối giản. Màn hình của Sony A6300 không có cải tiến với A6000 khi vẫn là màn hình lật không xoay được cũng như không có cảm ứng. Nếu bạn không quá quan trọng về cảm ứng hoặc màn hình xoay lật để selfie thì chiếc máy này hoàn toàn có thể làm bạn hài lòng.
Với người chụp nghiệp dư, chiếc máy có đầy đủ các chế độ P, Auto, SCN ngay trên vòng xoay chế độ để người dùng dễ dàng thao tác. Thậm chí máy còn có chế độ Panorama, bạn chỉ cần lia máy theo hướng dẫn, các bước hậu kì ghép ảnh máy đều tự lo hết.
Với người dùng bán chuyên, chuyên nghiệp, máy có các chế độ M (Manual), S (ưu tiên tốc độ màn trập), A (ưu tiên khẩu độ) và thậm chí chế độ 1 2 (dùng để lưu lại các thông số dùng về sau). Chế độ 1 2 là điều hiếm thấy trên các máy entry-level của một vài hãng khác. Máy cũng có 2 vòng xoay điều chỉnh khiến việc thao tác được thuận tiện hơn.
Chụp chân dung
Khi chụp chân dung với A6300, Người chụp sẽ có cảm giác tự tin và an tâm hơn nhiều so với A6000. Màu da đã được cải thiện rõ rệt, nhìn rất thực, việc hậu kì cũng đỡ vất vả hơn. Nếu bạn chỉ là một người chụp chơi vài tấm về retouch thì không sao, nhưng nếu bạn chụp nhiều ảnh chân dung thì A6300 quả là một sự cải tiến cao cấp hơn hẳn Sony A6000. Tuy nhiên màu da vẫn chưa đẹp hẳn, nịnh mắt hẳn. Nó vẫn hơi ám vàng. Màu da Sony chỉ thực sự ngon từ Sony A6500 và 6400 sau này.
quay video
Sony A6300 có khả năng quay phim rất tốt nhờ hỗ trợ định dạng 4K 25/30 frame/s. Tiếc rằng máy không có hỗ trợ chống rung 5 trục trên sensor hay phần mềm chống rung tích hợp. Sony A6300 tập trung vào khả năng quay video với các profile nổi tiếng S-log, S-Gamut. Một điều thú vị khi quay phim đó chính là thanh thông báo trạng thái âm thanh (audio level) trên màn hình của máy. Điều này sẽ giúp người sử dụng có thể nắm được và điều chỉnh cường độ âm thanh phù hợp với nhu cầu. Chiếc máy này cũng hỗ trợ lỗ cắm mic (so với A6000 không có)
Thẻ nhớ
A6300 sử dụng 1 thẻ nhớ SD
Pin
Pin của Sony A6300 có mã hiệu là NP-FW50. Với 1 viên pin hãng bạn có thể chụp được khoảng 400 tấm trước khi máy hết pin. Nếu bạn là một người ít chụp thì đây là một con số an toàn nhưng Duytom vẫn khuyến khích bạn có thêm 1 cục pin dự phòng trường hợp bất trắc. A6300 có một tiện lợi rất hay đó là người sử dụng có thể sạc pin thông qua cổng USB rất hữu dụng.
Khuyên dùng
Sony A6300 là một cải tiến đáng giá so với A6000. Hiện nay giá của A6300 đã giảm khá nhiều so với thời điểm mới ra mắt nên đây là một chiếc máy khá đáng tiền. Bạn sẽ mua Sony A6300 nếu:
- Bạn thích quay phim, cần S-log để làm hậu kì với một mức giá hợp lý
- Bạn thích chụp phong cảnh, đường phố, cần máy dynamic range tốt
- Bạn thích một chiếc máy nhỏ gọn với một mức giá hợp lý + hiệu năng cao