ĐÁNH THỨC TRÍ THÔNG MINH: HIỂU BIẾT NHIỀU KHÁC VỚI THÔNG MINH NHƯ THẾ NÀO?

Kim Hào

Well-known member
Trí thông minh” rốt cuộc là gì? Đọc “Đánh thức trí thông minh” của Krishnamurti, ta nhận ra mình đã không hiểu thật đầy đủ, rốt ráo cụm từ tưởng chừng rất quen thuộc này.
Đứng trước các câu hỏi cuộc sống – như rắc rối công việc, mối quan hệ; nỗi phiền não, khủng hoảng cá nhân hay vấn đề xã hội; trí óc ta thường tìm lời giải nơi đâu? Lục tìm ký ức là một phản xạ tự nhiên: Ta tìm nơi kinh nghiệm, cách làm cũ, lời khuyên từ ai đó, hoặc tra cứu sách vở. Tuy nhiên, không gì trong số đó hàm chứa “trí thông minh” đích thực, theo nhà tư tưởng, triết gia Jiddu Krishnamurti. Bởi theo ông, tất cả những điều đó “đều nằm trong phạm vi của tư tưởng và kiến thức”, vốn thuộc về quá khứ cũ kỹ.
“Ta chỉ sử dụng một phần rất nhỏ của não bộ và cái phần nhỏ đó là quá khứ. Có một phần của não bộ đã không hề được vận hành, phần đó vốn để mở, trống rỗng, mới mẻ.”, Krishnamurti cho hay.
Đánh thức trí thông minh” (tựa gốc: “The Awakening Of Intelligence”) tập hợp ghi chép từ 23 cuộc đối thoại giữa Krishnamurti với công chúng, học giả tại Mỹ, Ấn Độ và châu Âu. Qua những cuộc nói chuyện ứng khẩu, ngẫu hứng, nhiều thách thức với Krishnamurti, bạn đọc ngày nay sẽ hiểu về trí thông minh thực sự cùng một địa hạt mới mẻ, mênh mông của trí não mà ta sẽ khám phá ra một khi trí thông minh đó được đánh thức.
NHỮNG GIỚI HẠN CỦA QUÁ KHỨ
Đánh Thức Trí Thông Minh
Ảnh: First News
Theo Krishnamurti, con người thích lệ thuộc vào cái đã biết, bởi vì trong cái biết đó có sự an toàn, đảm bảo. Như khi nghĩ về những kiến thức, kinh nghiệm đã thu nạp được qua những năm tháng trưởng thành, ta ắt hẳn cảm thấy yên tâm, thấy tính cá nhân và “cái tôi” của mình được cũng cố. Tương tự, cảm giác an toàn này cũng xảy ra khi ta bám víu vào những vị thầy, kinh sách, hay người hướng dẫn uyên thâm.
Tuy nhiên, quá khứ thì luôn đứng yên một chỗ và không chuyển động cùng với cuộc sống sinh động. “Nếu não bộ cũ cứ vận hành không ngừng thì nó không thể khám phá được điều gì mới mẻ cả”, Krishnamurti chỉ ra, “Cuộc sống của tôi là quá khứ, bởi vì nó được xây dựng trên kiến thức quá khứ, kinh nghiệm quá khứ, kỷ niệm quá khứ, khoái lạc, đau khổ, sợ hãi… – tất cả đều là quá khứ”.
Trong “Đánh thức trí thông minh”, Krishnamurti nhiều lần nhấn mạnh hệ luỵ của một trí não bị giam giữ trong những đường biên của cái cũ, cái đã biết. Ông chỉ ra, những tư tưởng và kiến thức xuất phát từ ký ức chắc chắn đối kháng và chống cự với hiện tại. Ta không thích “cái đang là”, ta muốn nó phải thay đổi theo ý hướng của trí não hạn hẹp. Ngay lập tức, có sự phân chia giữa tư tưởng và hiện thực sống động.
Mà theo nhà tư tưởng, nếu có sự chia tách đó thì ắt sẽ có xung đột; sẽ có sự hoang mang, rối bời, lẩn trốn, chống cự… Và một giải pháp bắt nguồn từ quá khứ chắc chắn không hiệu quả cho câu hỏi ở hiện tại. Đây chính là nguồn cơn của những hỗn loạn, đau khổ, xung đột, chiến tranh… ở mọi cấp độ.


Tablet Gò Vấp
☎ 0️⃣9️⃣4️⃣7️⃣7️⃣1️⃣1️⃣8️⃣8️⃣1️⃣
🏬859 Quang Trung, Phường 12, Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
👉 Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
✌Thời gian làm việc: 08h00 - 22h00
 
Bên trên