Đâu là cách cải thiện chiều cao an toàn và hiệu quả?

Nguyễn Thị Ngọc Trinh

Well-known member
Hiện nay, chiều cao được các nhà dinh dưỡng đánh giá là một chỉ tiêu phát triển quan trọng hàng đầu ở trẻ, đồng thời cũng là mối quan tâm to lớn của nhiều ông bố bà mẹ. Nhưng không phải ai cũng biết cách giúp con tăng chiều cao an toàn và hiệu quả.
Những quan niệm sai lầm khiến chiều cao của trẻ bị hạn chế phát triển

1. "Gen di truyền là nguyên nhân chính tác động đến chiều cao"


Trước hết, bố mẹ cần loại bỏ suy nghĩ gen di truyền là yếu tố chính quyết định chiều cao của một đứa trẻ. Vì các chuyên gia nghiên cứu đã đưa ra kết luận: Chiều cao của trẻ chỉ bị ảnh hưởng khoảng 23% do di truyền. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng chiếm đến 32%, vận động thể thao quyết định 20%, còn lại là những yếu tố thuộc về giấc ngủ, môi trường sống, bệnh bẩm sinh và mạn tính…

Đâu là cách cải thiện chiều cao an toàn và hiệu quả? - 1

Gen không phải là yếu tố chính làm ảnh hưởng chiều cao

2. Ép trẻ uống quá nhiều sữa

Không ít bố mẹ vì muốn con cao hơn mà cố ép con uống thật nhiều sữa. Khi được hỏi tại sao, phần đông đều cho rằng do con mình "thiếu canxi" nên mới chậm tăng chiều cao. Nhưng thực chất việc bổ sung canxi quá nhiều dễ gây phản tác dụng. Lượng canxi dư thừa trong máu sẽ đi vào xương khiến xương cứng sớm, làm cốt hóa xương, dẫn đến chiều cao của trẻ bị hạn chế phát triển hoặc ngừng hẳn. Chưa kể thừa canxi còn gây ra những tác hại khôn lường khác chẳng hạn như: thiếu sắt và kẽm, sỏi thận, rối loạn canxi máu, rối loạn nhịp tim…

3. Bắt trẻ tập thể thao quá sức

Vận động thể thao giúp xương cốt dẻo dai, nâng cao đề kháng và hỗ trợ chiều cao phát triển. Tuy nhiên, tập luyện quá sức sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm, nhất là đối với trẻ mắc bệnh tim mạch.

Bố mẹ có thể cho con thử chơi nhiều môn thể thao khác nhau để khám phá sở trường, đồng thời nên lên kế hoạch cho trẻ tập luyện với cường độ hợp lý. Không nên ép buộc trẻ vì bất kỳ tác động quá sức nào cũng sẽ khiến cho xương yếu đi, dễ chấn thương, chiều cao cũng bị kìm hãm.

4. Để trẻ thức khuya thành thói quen

Thức khuya thường xuyên dễ hình thành nên thói quen khó bỏ. Rất nhiều trẻ em chậm lớn, thấp còi chỉ vì quen ngủ muộn suốt thời gian dài. Khi ngủ say vào ban đêm, cơ thể sẽ tiết hormone tăng trưởng kích thích xương dài ra nên việc cho con đi ngủ sớm là rất quan trọng.

Mỗi lứa tuổi sẽ cần thời gian ngủ nghỉ khác nhau, nhưng nhìn chung, bố mẹ cần cho con ngủ tối thiểu 8 tiếng một ngày (với trẻ sơ sinh thì tối thiểu 10-13 tiếng một ngày). Phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng và yên tĩnh cũng giúp bé ngủ sâu giấc hơn.

Đâu là cách cải thiện chiều cao an toàn và hiệu quả? - 2

Thức khuya dễ làm tăng nguy cơ thấp lùn ở trẻ

Vậy đâu là cách cải thiện chiều cao an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Có 3 giai đoạn mà cơ thể người tăng trưởng chiều cao rất nhanh, đó là giai đoạn bào thai, sơ sinh (từ 1 đến 3 tuổi) và tiền dậy thì. Bố mẹ hãy tranh thủ 3 giai đoạn “vàng” này giúp con tăng chiều cao an toàn và hiệu quả bằng một vài gợi ý sau đây:

- Rèn cho con thói quen ngủ sớm trước 22h. Bạn có thể cho con lên giường nằm trước khoảng 30 phút để bé quen dần nhịp sinh học, sau này đến đúng khung giờ đó bé sẽ dễ vào giấc hơn.

- Khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất, nhất là các môn tốt cho chiều cao như đạp xe, cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội… Hãy để bé lựa chọn môn thể thao mình thích và tập luyện theo một thời gian biểu hợp lý.

- Cân đối đủ 4 nhóm dinh dưỡng gồm đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt chú trọng bổ sung canxi cho trẻ từ các thực phẩm như sữa, rau củ, thịt, cá, ngũ cốc, phô mai, đậu phụ…

Trên thực tế, cơ thể trẻ chỉ hấp thụ khoảng 20% canxi từ thực phẩm, phần còn lại sẽ bị đào thải ra ngoài. Hơn nữa, bố mẹ rất khó biết chính xác hàm lượng canxi mà trẻ nạp vào cũng như việc cân bằng các nhóm chất trong khẩu phần ăn hằng ngày. Vì vậy, trẻ cần được bù lại lượng canxi bị thiếu hụt thông qua các sản phẩm bổ sung.
 
Bên trên