Điện thoại thông minh sẽ ngày càng trở nên đắt đỏ nhưng trải nghiệm của người dùng sẽ được nâng lên một tầm cao mới với tính năng đặc biệt này.
Samsung đang phát triển tính năng kết nối vệ tinh - điều được người dùng mong chờ từ lâu. Tính năng này không chỉ hữu dụng trong những trường hợp khẩn cấp mà còn cho phép người dùng nhắn tin, gọi điện ở những khu vực không có sóng di động.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, để được trải nghiệm tính năng kết nối vệ tinh, người dùng sẽ phải tiêu tốn không ít chi phí. Liệu tính năng này có xứng đáng để đầu tư?
Samsung sẽ sớm tích hợp tính năng kết nối vệ tinh
Samsung đang nghiên cứu khả năng kết nối vệ tinh cho điện thoại thông minh của mình. Dự kiến, Android 15 sẽ hỗ trợ tính năng này, các mẫu điện thoại Android như Pixel và Galaxy cũng sẽ sớm có tính năng kết nối vệ tinh.
Ảnh minh họa.
Chẳng hạn, dòng Pixel 9 sẽ có tính năng kết nối khẩn cấp qua vệ tinh - “Pixel Satellite SOS” mới. Tính năng này sẽ miễn phí cho người dùng Pixel trong ít nhất hai năm với yêu cầu Google Messages sẽ là ứng dụng SMS mặc định. Ngoài ra, người dùng cũng cần cung cấp thông tin liên lạc cá nhân cho các nhà cung cấp vệ tinh và dịch vụ khẩn cấp. Các mẫu Pixel cũ có thể sở hữu tính năng kết nối vệ tinh qua các bản cập nhật.
Người dùng Samsung sẽ sớm có khả năng giao tiếp qua vệ tinh, giống như chủ nhân iPhone 14 và iPhone 15. Tuy nhiên, khác với Apple, phiên bản Android còn cho phép người dùng nhắn tin và gọi điện ở những khu vực không có sóng di động.
Các “đối thủ” của Samsung là ai?
Samsung đã nhiều lần nhắc đến việc tích hợp kết nối vệ tinh trong những năm gần đây. Ông TM Roh, giám đốc bộ phận MX (trải nghiệm di động) của Samsung đã chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2023: “Khi thời điểm thích hợp đến, cơ sở hạ tầng và công nghệ đã sẵn sàng, chúng tôi sẽ nghiêm túc xem xét việc áp dụng kết nối vệ tinh cho Samsung Galaxy.”
Ảnh minh họa.
Hiện tại, các “đối thủ” cạnh tranh của “ông trùm” công nghệ Hàn Quốc đã bắt đầu phát triển tính năng kết nối vệ tinh.
Ngoài Apple, Samsung và Google, nhiều hãng công nghệ khác cũng đang tích cực tìm hiểu về công nghệ kết nối vệ tinh. Chẳng hạn, các thiết bị trong series Oppo Find X7 đã có những tính năng kết nối vệ tinh. Ngoài ra, Xiaomi 15 Pro sắp ra mắt cũng sẽ hỗ trợ kết nối vệ tinh.
Không chỉ các nhà sản xuất điện thoại tham gia vào lĩnh vực này, công ty viễn thông đa quốc gia AT&T cũng đang hợp tác với AST SpaceMobile để phóng 5 vệ tinh vào mùa hè này.
Người dùng sẽ phải trả thêm nhiều chi phí?
Việc tích hợp kết nối vệ tinh vào thiết bị di động không đơn giản như lắp thêm một vi mạch hay tải xuống một ứng dụng. Vì vậy, người dùng sẽ phải chi trả rất nhiều chi phí cho những smartphone có tính năng này.
Trước hết là các chi phí cho phần cứng được thiết kế cầu kỳ. Tính năng kết nối vệ tinh đòi hỏi thiết kế phần cứng phải có khả năng giao tiếp với các vệ tinh quay quanh Trái Đất. Phần cứng công nghệ cao (High-Tech Hardware - HTH) này sẽ khiến các nhà sản xuất phải đối mặt với chi phí sản xuất cao. HTH bao gồm các ăng-ten và bộ thu tiên tiến, có khả năng chuyển đổi mượt mà giữa mạng mặt đất và mạng vệ tinh. Đây không phải là những linh kiện thông thường, dễ dàng tìm kiếm mà đều là những thứ xa xỉ trong giới công nghệ.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, người dùng còn phải chi trả thêm chi phí cho các công ty viễn thông. Những “gã khổng lồ” trong ngành viễn thông sẽ phải đầu tư mạnh vào việc xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng để phát triển tính năng kết nối vệ tinh. Việc phóng vệ tinh rất tốn kém. Mỗi lần phóng vệ tinh có thể tốn đến hàng trăm triệu USD (từ 10 - 400 triệu USD), chưa kể chi phí bảo trì và sửa chữa.
Để bù đắp cho những khoản đầu tư này, các công ty viễn thông có thể sẽ tăng giá dịch vụ. Điều này có thể khiến người dùng phải tốn thêm nhiều khoản tiền cho phí viễn thông hàng tháng, phí kết nối và một loạt các gói dịch vụ cao cấp khác.
Kết nối vệ tinh - “Đắt xắt ra miếng”
Tuy nhiên, kết nối vệ tinh cũng mang lại nhiều lợi ích vượt trội, có thể khiến chi phí tăng thêm trở nên xứng đáng. Kết nối vệ tinh có thể giúp người dùng gọi điện hay gửi tin nhắn ngay cả ở những vùng hẻo lánh, không có sóng di động.
Đối với những người làm công tác cứu hộ khẩn cấp, kết nối vệ tinh sẽ là công cụ hữu hiệu, giúp họ thuận tiện liên lạc và làm nhiệm vụ bất kể địa hình hay điều kiện thời tiết.
Chưa hết, các nhà nghiên cứu làm việc trong những môi trường khắc nghiệt như Bắc Cực, rừng mưa nhiệt đới hoặc đại dương có thể truyền dữ liệu và giữ liên lạc với các trạm gốc thông qua kết nối vệ tinh.
Thêm vào đó, các thủy thủ và ngư dân cũng có thể sử dụng những chiếc điện thoại kết nối vệ tinh để điều hướng, cập nhật thông tin thời tiết và phát tín hiệu cấp cứu, từ đó tăng cường an toàn trên biển. Ngoài ra, nông dân, bác sĩ, nhà khoa học, thậm chí cả giáo viên đều có thể hưởng lợi từ cách kết nối mới này.
Samsung đang phát triển tính năng kết nối vệ tinh - điều được người dùng mong chờ từ lâu. Tính năng này không chỉ hữu dụng trong những trường hợp khẩn cấp mà còn cho phép người dùng nhắn tin, gọi điện ở những khu vực không có sóng di động.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, để được trải nghiệm tính năng kết nối vệ tinh, người dùng sẽ phải tiêu tốn không ít chi phí. Liệu tính năng này có xứng đáng để đầu tư?
Samsung sẽ sớm tích hợp tính năng kết nối vệ tinh
Samsung đang nghiên cứu khả năng kết nối vệ tinh cho điện thoại thông minh của mình. Dự kiến, Android 15 sẽ hỗ trợ tính năng này, các mẫu điện thoại Android như Pixel và Galaxy cũng sẽ sớm có tính năng kết nối vệ tinh.
Ảnh minh họa.
Chẳng hạn, dòng Pixel 9 sẽ có tính năng kết nối khẩn cấp qua vệ tinh - “Pixel Satellite SOS” mới. Tính năng này sẽ miễn phí cho người dùng Pixel trong ít nhất hai năm với yêu cầu Google Messages sẽ là ứng dụng SMS mặc định. Ngoài ra, người dùng cũng cần cung cấp thông tin liên lạc cá nhân cho các nhà cung cấp vệ tinh và dịch vụ khẩn cấp. Các mẫu Pixel cũ có thể sở hữu tính năng kết nối vệ tinh qua các bản cập nhật.
Người dùng Samsung sẽ sớm có khả năng giao tiếp qua vệ tinh, giống như chủ nhân iPhone 14 và iPhone 15. Tuy nhiên, khác với Apple, phiên bản Android còn cho phép người dùng nhắn tin và gọi điện ở những khu vực không có sóng di động.
Các “đối thủ” của Samsung là ai?
Samsung đã nhiều lần nhắc đến việc tích hợp kết nối vệ tinh trong những năm gần đây. Ông TM Roh, giám đốc bộ phận MX (trải nghiệm di động) của Samsung đã chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2023: “Khi thời điểm thích hợp đến, cơ sở hạ tầng và công nghệ đã sẵn sàng, chúng tôi sẽ nghiêm túc xem xét việc áp dụng kết nối vệ tinh cho Samsung Galaxy.”
Ảnh minh họa.
Hiện tại, các “đối thủ” cạnh tranh của “ông trùm” công nghệ Hàn Quốc đã bắt đầu phát triển tính năng kết nối vệ tinh.
Ngoài Apple, Samsung và Google, nhiều hãng công nghệ khác cũng đang tích cực tìm hiểu về công nghệ kết nối vệ tinh. Chẳng hạn, các thiết bị trong series Oppo Find X7 đã có những tính năng kết nối vệ tinh. Ngoài ra, Xiaomi 15 Pro sắp ra mắt cũng sẽ hỗ trợ kết nối vệ tinh.
Không chỉ các nhà sản xuất điện thoại tham gia vào lĩnh vực này, công ty viễn thông đa quốc gia AT&T cũng đang hợp tác với AST SpaceMobile để phóng 5 vệ tinh vào mùa hè này.
Người dùng sẽ phải trả thêm nhiều chi phí?
Việc tích hợp kết nối vệ tinh vào thiết bị di động không đơn giản như lắp thêm một vi mạch hay tải xuống một ứng dụng. Vì vậy, người dùng sẽ phải chi trả rất nhiều chi phí cho những smartphone có tính năng này.
Trước hết là các chi phí cho phần cứng được thiết kế cầu kỳ. Tính năng kết nối vệ tinh đòi hỏi thiết kế phần cứng phải có khả năng giao tiếp với các vệ tinh quay quanh Trái Đất. Phần cứng công nghệ cao (High-Tech Hardware - HTH) này sẽ khiến các nhà sản xuất phải đối mặt với chi phí sản xuất cao. HTH bao gồm các ăng-ten và bộ thu tiên tiến, có khả năng chuyển đổi mượt mà giữa mạng mặt đất và mạng vệ tinh. Đây không phải là những linh kiện thông thường, dễ dàng tìm kiếm mà đều là những thứ xa xỉ trong giới công nghệ.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, người dùng còn phải chi trả thêm chi phí cho các công ty viễn thông. Những “gã khổng lồ” trong ngành viễn thông sẽ phải đầu tư mạnh vào việc xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng để phát triển tính năng kết nối vệ tinh. Việc phóng vệ tinh rất tốn kém. Mỗi lần phóng vệ tinh có thể tốn đến hàng trăm triệu USD (từ 10 - 400 triệu USD), chưa kể chi phí bảo trì và sửa chữa.
Để bù đắp cho những khoản đầu tư này, các công ty viễn thông có thể sẽ tăng giá dịch vụ. Điều này có thể khiến người dùng phải tốn thêm nhiều khoản tiền cho phí viễn thông hàng tháng, phí kết nối và một loạt các gói dịch vụ cao cấp khác.
Kết nối vệ tinh - “Đắt xắt ra miếng”
Tuy nhiên, kết nối vệ tinh cũng mang lại nhiều lợi ích vượt trội, có thể khiến chi phí tăng thêm trở nên xứng đáng. Kết nối vệ tinh có thể giúp người dùng gọi điện hay gửi tin nhắn ngay cả ở những vùng hẻo lánh, không có sóng di động.
Đối với những người làm công tác cứu hộ khẩn cấp, kết nối vệ tinh sẽ là công cụ hữu hiệu, giúp họ thuận tiện liên lạc và làm nhiệm vụ bất kể địa hình hay điều kiện thời tiết.
Chưa hết, các nhà nghiên cứu làm việc trong những môi trường khắc nghiệt như Bắc Cực, rừng mưa nhiệt đới hoặc đại dương có thể truyền dữ liệu và giữ liên lạc với các trạm gốc thông qua kết nối vệ tinh.
Thêm vào đó, các thủy thủ và ngư dân cũng có thể sử dụng những chiếc điện thoại kết nối vệ tinh để điều hướng, cập nhật thông tin thời tiết và phát tín hiệu cấp cứu, từ đó tăng cường an toàn trên biển. Ngoài ra, nông dân, bác sĩ, nhà khoa học, thậm chí cả giáo viên đều có thể hưởng lợi từ cách kết nối mới này.