LAM SPS BC
Well-known member
'Dâu tây Đà Lạt thua ngay trên sân nhà'
Dâu tây Đà Lạt giá cao thì người bán mới trộn dâu nhập ngoại để bán, nông sản Việt đắt ngay trên sân nhà thì cạnh tranh với ai?
Tôi thấy nếu nhận định dâu tây nhanh hỏng, khó vận chuyển thì làm sao nhập từ Trung Quốc sang được? Thời gian vận chuyển đủ để dâu tây Trung Quốc hỏng vài lần. Còn bảo dâu tây Trung Quốc có thuốc bảo quản gì đó để giữ lâu thì hầu hết trái cây ngoại nhập, bất kể nguồn nào, đều giữ lâu được như vậy chẳng riêng gì trái cây Trung Quốc. Chỉ khác một điểm, trái cây Trung Quốc thường không có dán tem an toàn thực phẩm còn trái cây Âu-Mỹ không trái nào không có tem. Vậy nếu không phải dâu tây Trung Quốc mà dâu tây nơi khác thì sao?
Với dâu tây (hoặc bất cứ loại trái cây nào có kích thước nhỏ hơn quả trứng gà), chẳng ai dán tem từng trái cả, người ta chỉ dán tem từng hộp hoặc từng thùng thôi. Mua dâu tây ở phương Tây (nơi xuất xứ của nó) luôn rẻ hơn dâu tây du nhập vào trồng ở nơi không phải xuất xứ của nó. Nếu nhìn từ xa người ta sẽ tưởng vườn cây dâu tây là luống rau vì cây chỉ cao độ 12–15 cm. Ở Tây, dâu tây trồng trong nhà kính vì cây rất yếu, một trận gió hơi mạnh chút thổi qua là hỏng luôn cả ruộng. Nhà kính của họ cao 5–6 mét, chia làm nhiều tầng nên một mẫu cho năng suất rất cao.
Tôi cho rằng, dâu tây Đà Lạt có giá hơi cao nên người ta trộn dâu tây ngoại nhập vào để bán được giá. Nếu dâu tây ngoại nhập có giá cao hơn dâu tây Đà Lạt, ai dại gì làm chuyện đó để lỗ? Nông sản Việt đắt ngay trên sân nhà thì cạnh tranh được với ai? Trái cây Trung Quốc giống Việt Nam ở chỗ kém an toàn thực phẩm, chứ năng suất của họ vượt xa ta nên mới có giá rẻ hơn. Muốn "soi" nông sản Trung Quốc trước hết phải tự "soi" hàng nhà trước. Vì sao ta không cạnh tranh được trên sân
Người ta mỗi ngày phải nhổ cỏ bắt sâu còn ta phun thuốc diệt cỏ, phun thuốc trừ sâu vô giới hạn, thêm thuốc bảo quản vào thì làm gì có khoản "an toàn". Phân bón của người ta là phân sinh học làm từ rác, rẻ hơn rất nhiều so với phân vô cơ sản xuất ở nhà máy. Nước tưới của họ là một hệ thống khép kín còn nước tưới của ta hoàn toàn phụ thuộc ông trời.
Đất của họ, như đã nói ở trên, hoặc là nhà kính nhiều tầng hoặc lộ thiên. Nếu là đất lộ thiên thì diện tích canh tác của họ rất lớn, tính bằng mẫu chứ không tính bằng công (hay sào) như Việt Nam. Điện để chạy máy bơm nước của họ đa phần là điện "sạch". Một turbin gió đủ điện cho cả chục hộ gia đình xung quanh, chẳng cần phải xây hẳn một nhà máy điện làm chi cho rườm rà. Cả chục hộ gia đình đóng tiền xây cột turbin gió một lần xài vĩnh viễn thì giá điện không đắt. Giá điện vùng sâu, vùng xa của họ gần như cho không.
Còn một loại dâu khác là dâu tằm. Dâu tằm là kiểu dâu của Việt Nam, ăn tươi không ngon, nhưng làm mứt hoặc ủ rượu thì rất ngon, vị dâu rất đậm. Ngoài Việt Nam và Trung Quốc ra, chẳng nơi nào có dâu tằm. Thứ mà chẳng có ai cạnh tranh được, tại sao chúng ta không tập trung nâng cấp lên, thay vì quanh quẩn với loại dâu du nhập vào nước ta, làm sao đọ được với giá của chính nó tại nơi xuất xứ?
Dâu tây Đà Lạt giá cao thì người bán mới trộn dâu nhập ngoại để bán, nông sản Việt đắt ngay trên sân nhà thì cạnh tranh với ai?
Tôi thấy nếu nhận định dâu tây nhanh hỏng, khó vận chuyển thì làm sao nhập từ Trung Quốc sang được? Thời gian vận chuyển đủ để dâu tây Trung Quốc hỏng vài lần. Còn bảo dâu tây Trung Quốc có thuốc bảo quản gì đó để giữ lâu thì hầu hết trái cây ngoại nhập, bất kể nguồn nào, đều giữ lâu được như vậy chẳng riêng gì trái cây Trung Quốc. Chỉ khác một điểm, trái cây Trung Quốc thường không có dán tem an toàn thực phẩm còn trái cây Âu-Mỹ không trái nào không có tem. Vậy nếu không phải dâu tây Trung Quốc mà dâu tây nơi khác thì sao?
Với dâu tây (hoặc bất cứ loại trái cây nào có kích thước nhỏ hơn quả trứng gà), chẳng ai dán tem từng trái cả, người ta chỉ dán tem từng hộp hoặc từng thùng thôi. Mua dâu tây ở phương Tây (nơi xuất xứ của nó) luôn rẻ hơn dâu tây du nhập vào trồng ở nơi không phải xuất xứ của nó. Nếu nhìn từ xa người ta sẽ tưởng vườn cây dâu tây là luống rau vì cây chỉ cao độ 12–15 cm. Ở Tây, dâu tây trồng trong nhà kính vì cây rất yếu, một trận gió hơi mạnh chút thổi qua là hỏng luôn cả ruộng. Nhà kính của họ cao 5–6 mét, chia làm nhiều tầng nên một mẫu cho năng suất rất cao.
Tôi cho rằng, dâu tây Đà Lạt có giá hơi cao nên người ta trộn dâu tây ngoại nhập vào để bán được giá. Nếu dâu tây ngoại nhập có giá cao hơn dâu tây Đà Lạt, ai dại gì làm chuyện đó để lỗ? Nông sản Việt đắt ngay trên sân nhà thì cạnh tranh được với ai? Trái cây Trung Quốc giống Việt Nam ở chỗ kém an toàn thực phẩm, chứ năng suất của họ vượt xa ta nên mới có giá rẻ hơn. Muốn "soi" nông sản Trung Quốc trước hết phải tự "soi" hàng nhà trước. Vì sao ta không cạnh tranh được trên sân
Người ta mỗi ngày phải nhổ cỏ bắt sâu còn ta phun thuốc diệt cỏ, phun thuốc trừ sâu vô giới hạn, thêm thuốc bảo quản vào thì làm gì có khoản "an toàn". Phân bón của người ta là phân sinh học làm từ rác, rẻ hơn rất nhiều so với phân vô cơ sản xuất ở nhà máy. Nước tưới của họ là một hệ thống khép kín còn nước tưới của ta hoàn toàn phụ thuộc ông trời.
Đất của họ, như đã nói ở trên, hoặc là nhà kính nhiều tầng hoặc lộ thiên. Nếu là đất lộ thiên thì diện tích canh tác của họ rất lớn, tính bằng mẫu chứ không tính bằng công (hay sào) như Việt Nam. Điện để chạy máy bơm nước của họ đa phần là điện "sạch". Một turbin gió đủ điện cho cả chục hộ gia đình xung quanh, chẳng cần phải xây hẳn một nhà máy điện làm chi cho rườm rà. Cả chục hộ gia đình đóng tiền xây cột turbin gió một lần xài vĩnh viễn thì giá điện không đắt. Giá điện vùng sâu, vùng xa của họ gần như cho không.
Còn một loại dâu khác là dâu tằm. Dâu tằm là kiểu dâu của Việt Nam, ăn tươi không ngon, nhưng làm mứt hoặc ủ rượu thì rất ngon, vị dâu rất đậm. Ngoài Việt Nam và Trung Quốc ra, chẳng nơi nào có dâu tằm. Thứ mà chẳng có ai cạnh tranh được, tại sao chúng ta không tập trung nâng cấp lên, thay vì quanh quẩn với loại dâu du nhập vào nước ta, làm sao đọ được với giá của chính nó tại nơi xuất xứ?