Nguyễn Mai
Well-known member
Khôn vặt, tằn tiện là những tính cách mà cha mẹ nên sớm thay đổi ở con mình, nếu không sẽ cản trở tầm nhìn và tương lai của trẻ.
“Con tôi thông minh lắm. Trẻ em trên 1m2 là phải mua vé người lớn, thế là nó cố tình cúi người thấp xuống 1 chút sẽ mua được vé cho trẻ em. Nó đúng là biết tiết kiệm tiền cho mẹ mà”.
“Bé nhà tôi rất tiết kiệm, thường hay lượm những cây bút chì của bạn khác mang về nhà xài”.
Người mẹ có thể nghĩ con mình thông minh nhưng thực chất đây chỉ là hành động khôn vặt, lươn lẹo, tác động xấu tới tương lai của trẻ. Một số hành động của trẻ cha mẹ nghĩ là tiết kiệm nhưng đó có thể là tham lam, bủn xỉn, tính toán, hoàn toàn không tốt cho trẻ nhỏ chút nào.
Đây rõ ràng là những hành vi tham lam, tại sao chúng lại trở nên thông minh trong mắt các bậc cha mẹ này? Đặc biệt là hành vi “trốn vé” đã thực sự làm thay đổi nhận thức của nhiều phụ huynh.
Tiết kiệm và bủn xỉn là những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Mong rằng các bậc cha mẹ đừng lầm tưởng hành vi tham vặt của con cái là tiết kiệm, nếu không sau này con cái nhất định sẽ trả giá đắt.
Trốn vé tại các nhà ga, trốn vé buffet, nếm thử nhiều loại thức ăn miễn phí trong siêu thị, lợi dụng người khác... Có vẻ những hành vi này trông thông minh nhưng tác động xấu tới quá trình hình thành nhân cách của trẻ.
Có lẽ những đứa trẻ thậm chí không biết việc lấy đồ của người khác là sai. Dần dần, trẻ sẽ không có bạn bè. Không ai muốn chơi với một người luôn tham lam vì những lợi ích nhỏ nhặt, mọi người sẽ dần xa lánh.
Trẻ khôn vặt do ảnh hưởng từ cha mẹ
Khôn vặt không phải là dấu hiệu của sự thông minh mà là một tính xấu.
Tiết kiệm là một đức tính tốt nhưng nhiều cha mẹ hiểu sai ý nghĩa của tiết kiệm. Tiết kiệm không phải là tham lam, tằn tiện hay khôn vặt.
Đứa trẻ chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, đây là hành vi ích kỷ điển hình, sau này sẽ khó đạt được thành tựu lớn vì tầm nhìn hạn hẹp.
Sở dĩ trẻ có hành vi như vậy có liên quan đến thói quen, hành vi và phương pháp giáo dục của cha mẹ. Trong cuộc sống, rất nhiều bậc cha mẹ thích mua đồ miễn phí, con cái tự nhiên hình thành thói quen thích tính toán chi li, không thích trả tiền.
Trẻ con thích tranh thú, tự mãn với những lợi nhuận nhỏ, nghĩ rằng mình thông minh, có lợi cho bản thân, khi lớn lên sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội vì chỉ biết tới lợi ích nhỏ nhặt trước mắt.
Cha mẹ nên làm gì để sửa tính khôn vặt của trẻ?
1. Cha mẹ làm gương
Có thể nói rằng, sự giáo dục tốt nhất chính là cha mẹ làm gương, lời nói phải đi đôi với thực hành, bởi con cái ở bên cha mẹ nhiều, dễ bị ảnh hưởng bởi hành vi của người lớn. Vì thế, cha mẹ hãy nhìn lại bản thân mình liệu có những hành vi khôn vặt, tằn tiện hay không, nếu có hãy thay đổi từ những điều nhỏ nhặt để con cái bắt chước theo.
Thay vì đổ lỗi cho đứa trẻ, tốt hơn là cha mẹ bắt đầu tự kiểm điểm trước. Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Nếu cha mẹ tích cực sửa sai, trẻ cũng thay đổi theo hướng tốt hơn.
2. Làm rõ khái niệm “quyền tài sản”
Đối với trẻ nhỏ, trước hết cha mẹ nên cho trẻ hiểu khái niệm “quyền tài sản”, ít nhất là cần biết phân biệt rõ ràng giữa “của tôi và của người khác”. Hãy cho trẻ biết rằng, đồ của người khác nên được hỏi ý kiến trước, chỉ sau khi được đối phương cho phép mới được mượn hoặc lấy.
Tất nhiên, cha mẹ không nên ép trẻ đưa đồ của mình cho người khác. Trong cuộc sống, nhiều bậc cha mẹ muốn giữ thể diện, luôn có thói quen tự ý dùng đồ của con cái, đó là một sai lầm. Bất cứ lúc nào, hãy nhớ hỏi ý kiến của con cái trước và tôn trọng ý kiến của chúng.
3. Trừng phạt
Khi phát hiện con có hành vi tương tự như ăn cắp vặt, cha mẹ nên phê bình con càng sớm càng tốt và đưa ra hình phạt thích đáng. Dù con chỉ lấy trộm những thứ nhỏ nhặt nhưng bố mẹ cũng nên ngăn chặn kịp thời, đừng chiều chuộng con vì cho rằng những thứ đó là chuyện nhỏ nhặt.
Nếu là lần đầu, cha mẹ có thể phê bình, ngăn cả vì tin trẻ biết nhận ra lỗi lầm ngay từ đầu. Nếu có thêm lần 2, cha mẹ nhất định cần trừng phạt trẻ thật nặng để trẻ biết hành động của mình là sai trái, không được phép lặp lại.
Việc giáo dục nên được thực hiện càng sớm càng tốt, để không để những thói quen xấu lan rộng như một quả cầu tuyết.
“Con tôi thông minh lắm. Trẻ em trên 1m2 là phải mua vé người lớn, thế là nó cố tình cúi người thấp xuống 1 chút sẽ mua được vé cho trẻ em. Nó đúng là biết tiết kiệm tiền cho mẹ mà”.
“Bé nhà tôi rất tiết kiệm, thường hay lượm những cây bút chì của bạn khác mang về nhà xài”.
Người mẹ có thể nghĩ con mình thông minh nhưng thực chất đây chỉ là hành động khôn vặt, lươn lẹo, tác động xấu tới tương lai của trẻ. Một số hành động của trẻ cha mẹ nghĩ là tiết kiệm nhưng đó có thể là tham lam, bủn xỉn, tính toán, hoàn toàn không tốt cho trẻ nhỏ chút nào.
Đây rõ ràng là những hành vi tham lam, tại sao chúng lại trở nên thông minh trong mắt các bậc cha mẹ này? Đặc biệt là hành vi “trốn vé” đã thực sự làm thay đổi nhận thức của nhiều phụ huynh.
Tiết kiệm và bủn xỉn là những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Mong rằng các bậc cha mẹ đừng lầm tưởng hành vi tham vặt của con cái là tiết kiệm, nếu không sau này con cái nhất định sẽ trả giá đắt.
Trốn vé tại các nhà ga, trốn vé buffet, nếm thử nhiều loại thức ăn miễn phí trong siêu thị, lợi dụng người khác... Có vẻ những hành vi này trông thông minh nhưng tác động xấu tới quá trình hình thành nhân cách của trẻ.
Có lẽ những đứa trẻ thậm chí không biết việc lấy đồ của người khác là sai. Dần dần, trẻ sẽ không có bạn bè. Không ai muốn chơi với một người luôn tham lam vì những lợi ích nhỏ nhặt, mọi người sẽ dần xa lánh.
Trẻ khôn vặt do ảnh hưởng từ cha mẹ
Khôn vặt không phải là dấu hiệu của sự thông minh mà là một tính xấu.
Tiết kiệm là một đức tính tốt nhưng nhiều cha mẹ hiểu sai ý nghĩa của tiết kiệm. Tiết kiệm không phải là tham lam, tằn tiện hay khôn vặt.
Đứa trẻ chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, đây là hành vi ích kỷ điển hình, sau này sẽ khó đạt được thành tựu lớn vì tầm nhìn hạn hẹp.
Sở dĩ trẻ có hành vi như vậy có liên quan đến thói quen, hành vi và phương pháp giáo dục của cha mẹ. Trong cuộc sống, rất nhiều bậc cha mẹ thích mua đồ miễn phí, con cái tự nhiên hình thành thói quen thích tính toán chi li, không thích trả tiền.
Trẻ con thích tranh thú, tự mãn với những lợi nhuận nhỏ, nghĩ rằng mình thông minh, có lợi cho bản thân, khi lớn lên sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội vì chỉ biết tới lợi ích nhỏ nhặt trước mắt.
Cha mẹ nên làm gì để sửa tính khôn vặt của trẻ?
1. Cha mẹ làm gương
Có thể nói rằng, sự giáo dục tốt nhất chính là cha mẹ làm gương, lời nói phải đi đôi với thực hành, bởi con cái ở bên cha mẹ nhiều, dễ bị ảnh hưởng bởi hành vi của người lớn. Vì thế, cha mẹ hãy nhìn lại bản thân mình liệu có những hành vi khôn vặt, tằn tiện hay không, nếu có hãy thay đổi từ những điều nhỏ nhặt để con cái bắt chước theo.
Thay vì đổ lỗi cho đứa trẻ, tốt hơn là cha mẹ bắt đầu tự kiểm điểm trước. Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Nếu cha mẹ tích cực sửa sai, trẻ cũng thay đổi theo hướng tốt hơn.
2. Làm rõ khái niệm “quyền tài sản”
Đối với trẻ nhỏ, trước hết cha mẹ nên cho trẻ hiểu khái niệm “quyền tài sản”, ít nhất là cần biết phân biệt rõ ràng giữa “của tôi và của người khác”. Hãy cho trẻ biết rằng, đồ của người khác nên được hỏi ý kiến trước, chỉ sau khi được đối phương cho phép mới được mượn hoặc lấy.
Tất nhiên, cha mẹ không nên ép trẻ đưa đồ của mình cho người khác. Trong cuộc sống, nhiều bậc cha mẹ muốn giữ thể diện, luôn có thói quen tự ý dùng đồ của con cái, đó là một sai lầm. Bất cứ lúc nào, hãy nhớ hỏi ý kiến của con cái trước và tôn trọng ý kiến của chúng.
3. Trừng phạt
Khi phát hiện con có hành vi tương tự như ăn cắp vặt, cha mẹ nên phê bình con càng sớm càng tốt và đưa ra hình phạt thích đáng. Dù con chỉ lấy trộm những thứ nhỏ nhặt nhưng bố mẹ cũng nên ngăn chặn kịp thời, đừng chiều chuộng con vì cho rằng những thứ đó là chuyện nhỏ nhặt.
Nếu là lần đầu, cha mẹ có thể phê bình, ngăn cả vì tin trẻ biết nhận ra lỗi lầm ngay từ đầu. Nếu có thêm lần 2, cha mẹ nhất định cần trừng phạt trẻ thật nặng để trẻ biết hành động của mình là sai trái, không được phép lặp lại.
Việc giáo dục nên được thực hiện càng sớm càng tốt, để không để những thói quen xấu lan rộng như một quả cầu tuyết.