mihphg
Huỳnh Minh Phương
Một trong những món phụ kiện bên thứ ba đáng mua dành cho người dùng iPad Pro muốn trải nghiệm Magic Keyboard nhưng có kinh phí hạn chế.
Là một người dùng iPad thì chắc hẳn bạn sẽ biết tới món phụ kiện Magic Keyboard, hay người Việt còn gọi vui là "bàn phím bay" bởi đặc tính bản lề nâng đỡ của bàn phím này giúp cho iPad trở nên lơ lửng trên không mà vẫn cho cảm giác cực kỳ chắc chắn.
Tất nhiên, vì là sản phẩm chính hãng Apple nên mức giá cho bàn phím này không hề rẻ, khoảng hơn 7 triệu đồng cho bản 11 inch và tới gần 9 triệu đồng cho bản 12,9 inch
Mặc dù trên thị trường có khá nhiều sản phẩm bàn phím "bắt chước" kiểu thiết kế bay của Magic Keyboard, tuy nhiên phải tới khi thương hiệu ESR này ra mắt sản phẩm Rebound Magnetic Keyboard Case cho iPad Pro thì người dùng mới thật sự có một món phụ kiện bàn phím "bay" có mức hiệu năng trên giá thành hấp dẫn
Phiên bản chúng tôi có trên tay trải nghiệm có màu đen. Sản phẩm không có màu trắng như Magic Keyboard của Apple.
Bên cạnh đó, người dùng còn được tặng thêm một sợi cáp USB-C để sạc pin cho chiếc bàn phím này
Tổng quan thiết kế của bàn phím ESR khá tương đồng với Magic Keyboard, gồm 2 phần: bàn phím và phần nắp lưng cố định iPad bằng nam châm. 2 phần này được kết nối với nhau bằng bản lề tương đối chắc chắn, mặc dù vẫn khó có thể so sánh với "hàng chính chủ" Apple
Bản lề này cũng sẽ chỉ mở được ở góc khoảng 120 độ, không thể mở rộng được hơn
Khi setup hoàn chỉnh thì trông sẽ như thế này. Phần nắp lưng cố định iPad bằng nam châm khá chắc chắn với lực hút mạnh
Đây là phần bàn phím của sản phẩm. Có thể thấy ưu điểm lớn nhất của bàn phím này tới từ kích thước của từng phím, cũng như có thêm cả dòng phím chức năng, thứ mà bàn phím Magic Keyboard của Apple không có
Do kích thước phím lớn, cộng thêm hành trình phím sâu tương đối và khoảng cách giữa các phím lớn hơn, trải nghiệm gõ phím trên bàn phím này là khá ngon theo cảm nhận của người viết. Đặc biệt khi có thêm hàng phím chức năng thì còn tiện hơn nữa
Đây là khu vực trackpad của bàn phím, thiết kế không quá lớn, đủ để sử dụng với các tác vụ vuốt chạm cơ bản. Ngoài ra, bàn phím của ESR còn được trang bị một khu vực để giữ Apple Pencil, cũng là một tính năng mà Magic Keyboard không có. Việc trang bị riêng một khu vực để giữ bút sẽ giúp người dùng cố định bút chắc chắn hơn
Khi dùng thêm bút thì bút sẽ được cố định như thế này, rất chắc chắn và không thể bị tuột ra khi sử dụng
Ở cạnh viền của bàn phím là nút bật tắt và vị trí cổng sạc USB-C. Ngoài ra còn có thêm cả đèn LED báo hiệu trạng thái kết nối và tình trạng pin còn lại của bàn phím. Đây là điểm khác biệt với Magic Keyboard của Apple vốn sử dụng cổng Smart Connector để kết nối trực tiếp và sử dụng nguồn điện từ iPad, bàn phím của ESR sử dụng kết nối Bluetooth cũng như phải sạc pin mới có thể sử dụng được. Dù gì thì đây cũng là một bàn phím giá rẻ dành cho iPad nên không có gì khó hiểu
Vì là bàn phím của hãng thứ 3, cũng như có giá thành rẻ, không thể tránh khỏi việc trọng lượng của sản phẩm không được tối ưu. Cụ thể, bàn phím của ESR phiên bản dành cho iPad Pro 12,9 inch có trọng lượng lên tới 990 grams, nặng hơn gấp rưỡi so với bàn phím Magic Keyboard. Nếu gắn kèm với iPad Pro 12,9 inch thì combo này có trọng lượng tương đương với một chiếc MacBook Pro 14 inch. Tuỳ theo model iPad người dùng sử dụng mà trọng lượng của bàn phím sẽ khác nhau
Bàn phím ESR có 3 phiên bản: dành cho iPad Gen 10, iPad Pro 11 inch/Air 10,9 inch và iPad Pro 12,9 inch. Giá bán niêm yết cho từng phiên bản lần lượt là 2,85 triệu đồng, 2,8 triệu đồng và 3,25 triệu đồng. Tuỳ theo nơi phân phối mà mức giá của sản phẩm sẽ chênh lệch một vài trăm ngàn đồng
Là một người dùng iPad thì chắc hẳn bạn sẽ biết tới món phụ kiện Magic Keyboard, hay người Việt còn gọi vui là "bàn phím bay" bởi đặc tính bản lề nâng đỡ của bàn phím này giúp cho iPad trở nên lơ lửng trên không mà vẫn cho cảm giác cực kỳ chắc chắn.
Tất nhiên, vì là sản phẩm chính hãng Apple nên mức giá cho bàn phím này không hề rẻ, khoảng hơn 7 triệu đồng cho bản 11 inch và tới gần 9 triệu đồng cho bản 12,9 inch
Mặc dù trên thị trường có khá nhiều sản phẩm bàn phím "bắt chước" kiểu thiết kế bay của Magic Keyboard, tuy nhiên phải tới khi thương hiệu ESR này ra mắt sản phẩm Rebound Magnetic Keyboard Case cho iPad Pro thì người dùng mới thật sự có một món phụ kiện bàn phím "bay" có mức hiệu năng trên giá thành hấp dẫn
Phiên bản chúng tôi có trên tay trải nghiệm có màu đen. Sản phẩm không có màu trắng như Magic Keyboard của Apple.
Bên cạnh đó, người dùng còn được tặng thêm một sợi cáp USB-C để sạc pin cho chiếc bàn phím này
Tổng quan thiết kế của bàn phím ESR khá tương đồng với Magic Keyboard, gồm 2 phần: bàn phím và phần nắp lưng cố định iPad bằng nam châm. 2 phần này được kết nối với nhau bằng bản lề tương đối chắc chắn, mặc dù vẫn khó có thể so sánh với "hàng chính chủ" Apple
Bản lề này cũng sẽ chỉ mở được ở góc khoảng 120 độ, không thể mở rộng được hơn
Khi setup hoàn chỉnh thì trông sẽ như thế này. Phần nắp lưng cố định iPad bằng nam châm khá chắc chắn với lực hút mạnh
Đây là phần bàn phím của sản phẩm. Có thể thấy ưu điểm lớn nhất của bàn phím này tới từ kích thước của từng phím, cũng như có thêm cả dòng phím chức năng, thứ mà bàn phím Magic Keyboard của Apple không có
Do kích thước phím lớn, cộng thêm hành trình phím sâu tương đối và khoảng cách giữa các phím lớn hơn, trải nghiệm gõ phím trên bàn phím này là khá ngon theo cảm nhận của người viết. Đặc biệt khi có thêm hàng phím chức năng thì còn tiện hơn nữa
Đây là khu vực trackpad của bàn phím, thiết kế không quá lớn, đủ để sử dụng với các tác vụ vuốt chạm cơ bản. Ngoài ra, bàn phím của ESR còn được trang bị một khu vực để giữ Apple Pencil, cũng là một tính năng mà Magic Keyboard không có. Việc trang bị riêng một khu vực để giữ bút sẽ giúp người dùng cố định bút chắc chắn hơn
Khi dùng thêm bút thì bút sẽ được cố định như thế này, rất chắc chắn và không thể bị tuột ra khi sử dụng
Ở cạnh viền của bàn phím là nút bật tắt và vị trí cổng sạc USB-C. Ngoài ra còn có thêm cả đèn LED báo hiệu trạng thái kết nối và tình trạng pin còn lại của bàn phím. Đây là điểm khác biệt với Magic Keyboard của Apple vốn sử dụng cổng Smart Connector để kết nối trực tiếp và sử dụng nguồn điện từ iPad, bàn phím của ESR sử dụng kết nối Bluetooth cũng như phải sạc pin mới có thể sử dụng được. Dù gì thì đây cũng là một bàn phím giá rẻ dành cho iPad nên không có gì khó hiểu
Vì là bàn phím của hãng thứ 3, cũng như có giá thành rẻ, không thể tránh khỏi việc trọng lượng của sản phẩm không được tối ưu. Cụ thể, bàn phím của ESR phiên bản dành cho iPad Pro 12,9 inch có trọng lượng lên tới 990 grams, nặng hơn gấp rưỡi so với bàn phím Magic Keyboard. Nếu gắn kèm với iPad Pro 12,9 inch thì combo này có trọng lượng tương đương với một chiếc MacBook Pro 14 inch. Tuỳ theo model iPad người dùng sử dụng mà trọng lượng của bàn phím sẽ khác nhau
Bàn phím ESR có 3 phiên bản: dành cho iPad Gen 10, iPad Pro 11 inch/Air 10,9 inch và iPad Pro 12,9 inch. Giá bán niêm yết cho từng phiên bản lần lượt là 2,85 triệu đồng, 2,8 triệu đồng và 3,25 triệu đồng. Tuỳ theo nơi phân phối mà mức giá của sản phẩm sẽ chênh lệch một vài trăm ngàn đồng