Nguyễn Tấn Sang
Bán xe 🚗
Cầm con chuột 8 tiếng một ngày thì tính công thái học được tôi đặt lên hàng đầu, và đây là một ứng cử viên hàng đầu.
Là một người làm công việc văn phòng, xong về nhà lại ngồi máy tính tới khuya mới ngủ thì thứ tôi 'sờ mó' nhiều nhất trong một ngày chắc chắn là con chuột máy tính. Cũng vì vậy mà khi chọn chuột, tôi luôn phải chọn sản phẩm có tính công thái học, để dù có dùng hàng tiếng đồng hồ thì cũng không cảm giác 'cấn', khó chịu.
Trong một lần tìm chuột mới thay cho con 'chuột cỏ' đang dùng hiện nay, tôi lướt qua một lựa chọn mang tên Lamzu Thorn - được khá nhiều Youtuber, game thủ đánh giá rất cao về tính công thái học của nó. Sau khi hỏi han khắp nơi, tôi cũng đã 'săn' được em nó về để trải nghiệm thực tế.
Hộp của Lamzu Thorn có 2 tông màu xanh dương và trắng, được thiết kế với 2 phần lồng vào nhau.
Tháo lớp vỏ nhựa bên ngoài, ta sẽ có hộp chính của chuột với những lời giới thiệu về tính công thái học của chuột: nặng chỉ 52g, phù hợp với 2 dạng cầm là palm-grip (cầm trong lòng bàn tay) và claw-grip (cầm bằng đầu ngón tay).
Thuộc phân khúc chuột cao cấp nên Lamzu Thorn cũng có bộ phụ kiện rất đầy đủ: dây kết nối USB-C được bọc dù, một bộ feet (chân di chuột) thay thế, bộ miếng dán tỳ tay, một miếng dán bảo vệ đáy chuột...
... dongle 2.4GHz nhỏ nhắn để kết nối không dây...
... và một bộ chuyển để gắn dongle với dây nối, đặt ở trên bàn để tránh hiện tượng mất kết nối nếu đặt máy tính xa. Phần này có thiết kế khá hay, nhìn giống một viên kim cương màu xanh dương và trong suốt nên ta có thể nhìn được vào trong.
Và đây là nhân vật chính của bài viết: con chuột gaming công thái học Lamzu Thorn. Cảm nhận đầu tiên của tôi đó là nó có thiết kế đơn giản đến... khó hiểu! Mặc dù là chuột gaming, nhưng Lamzu Thorn lại không có đèn RGB ở mặt trên, không có các thiết kế góc cạnh, thậm chí cũng không có thêm các phím macro phụ như chuột gaming khác.
Ở phiên bản màu trắng này, các thành phần bao gồm con lăn, 2 nút Back và Forward ở cạnh phải được sơn đen, ngoài ra ở phía trước chuột còn có logo của hãng và một chiếc đèn rất nhỏ.
Chiếc đèn này dùng để báo hiệu mức DPI người dùng đang sử dụng, có 5 bước tương ứng với các DPI khác nhau.
Con lăn được làm bằng nhựa, với mặt trên bọc cao su với những đường vân hình chữ S. Con lăn này khi sử dụng có cảm giác chắc chắn, không bị nghiêng sang 2 bên và tiếng động khá nhỏ - gần như tiệm cận với chuột yên lặng.
Nhìn từ góc này, ta có thể thấy được Lamzu Thorn là một con chuột tay phải, với cạnh trái được làm nhô hơn hẳn so với bên phải.
Nhìn từ phía sau, ta có thể thấy bên cạnh phần 'gù' ở đỉnh chuột, Lamzu Thorn cũng hơi nhô ra 1 chút cạnh bên bên trái phía sau các nút phụ.
Nó không 'cao to' được như những con chuột thuần công thái học như Logitech MX Master, nhưng so với mặt bằng chung thì cũng là một dáng chuột lớn với kích thước 119 x 65 x 42 mm.
Palm-grip, đặt toàn bộ lòng bàn tay và ngón tay lên chuột
Tôi là một người dùng chuột dạng palm-grip, tức là cầm cả bàn tay vào chuột nên đây là một kiểu dáng cầm rất thoải mái. Chuột lớn, có những đường 'gù' ở gần với lòng bàn tay nên cho cảm giác cầm 'đầy tay', phần nào bàn tay tiếp xúc với chuột thì cũng được nâng đỡ.
Claw-grip, tiếp xúc đa phần bằng các đầu ngón tay
Nhưng hình dáng cũng chỉ là 1 phần trong tính công thái học, một yếu tố nữa cũng rất quan trọng là cân nặng của chuột. Một con chuột càng nhẹ thì càng giảm lực cần dùng để di chuyển, khi thực hiện những thao tác như nhấc chuột lên khỏi mặt bàn cũng dễ dàng hơn.
Với trọng lượng chỉ 52g, Lamzu Thorn giúp tôi sử dụng kiểu cầm claw-grip chỉ tiếp xúc bằng các đầu ngón tay vẫn không cảm giác bị nặng nề, khó chịu. Chuyển từ một con chuột nặng hơn 80g tới một con chuột siêu nhẹ như Thorn tôi cảm nhận được một sự khác biệt lớn.
Để có được trọng lượng siêu nhẹ này, Lamzu đã 'khoét' tối đa mặt đáy của chuột. Điều này cũng là con dao 2 lưỡi, vì giảm trọng lượng chuột một cách tối đa (và cũng tạo một thiết kế khá độc đáo ở cạnh đáy chuột), nhưng cũng sẽ có thể khiến bụi bẩn đi vào chuột.
Tôi vẫn đánh giá cao kiểu thiết kế 'có lỗ' ở đáy của Lamzu Thorn so với những con chuột siêu nhẹ thế hệ trước - thường đục lỗ ở mặt trên nhìn rất xấu và cũng dễ dính bẩn hơn. Ít nhất là khi đục lỗ ở dưới đáy, trong lúc sử dụng ta sẽ úp phần bị hở này xuống bàn, pad chuột nên cũng sẽ hạn chế bụi bẩn phần nào.
Ngoài những miếng chân PTFE, cạnh dưới là nơi đặt cần gạt nguồn, nút bấm chính DPI và cảm biến Pixart PAW3395. Đây là một cảm biến cao cấp của PixArt với độ nhạy tối đa là 26.000 DPI, trừ các thương hiệu lớn như Razer và Logitech đã chuyển sang cảm biến độc quyền thì các thương hiệu chuột cao cấp khác thường dùng loại này.
Ngoài ra chuột cũng có chip Nordic MCU, tương thích với tần số lấy mẫu (polling rate) 4000Hz. Tuy vậy để sử dụng tính năng này ta phải mua thêm một dongle kết nối 4K khác, phiên bản tôi trải nghiệm chỉ có dongle 1000Hz mà thôi.
Phần mềm điều khiển trên máy tính của chuột có đầy đủ tính năng, chỉ là... nhìn giao diện không đẹp vì Lamzu cũng là một thương hiệu mới nổi. Ở phần mềm này, ta có thể đổi chức năng từng phím, khoảng cách nhận chuột so với mặt bàn, cài đặt các mức DPI, cài đặt macro (tổ hợp phím gán vào nút) và cập nhật phần mềm khi cần thiết.
Trở lại với trải nghiệm sử dụng chuột! 2 nút bấm chính có bề mặt được làm khá phẳng, nên có lực nhấn tương đồng dù có đặt ngón tay ở đâu. Đây cũng là một con chuột đã chuyển qua sử dụng switch (công tắc nhấn) dạng quang học, được cho là có độ chính xác cao hơn và giảm click đúp.
Chuột được tôi sử dụng để làm việc, giải trí nhẹ nhàng và chơi game ở cả văn phòng (có dây) và ở nhà (không dây bằng dongle 1K). Với game bắn súng (Overwatch 2), chuột cho cảm giác vẩy nhanh vì trọng lượng rất nhẹ, kết nối không dây mặc dù không phải loại 4K nhưng có độ trễ thấp không khác gì con chuột có dây tôi đang dùng.
Trọng lượng chuột nhẹ cũng đồng nghĩa với việc vào cuối ngày, cổ tay tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn đôi chút. Sự khác biệt giữa 'chuột nặng' so với một con chuột siêu nhẹ như Lamzu Thorn cũng chỉ 30 - 40g mà thôi, nhưng khi đã cầm cả ngày thì ta cũng có thể thấy được sự khác biệt.
Một nhược điểm đối với chuột công thái học như Lamzu Thorn cũng sẽ 'nắn' bàn tay của người dùng vào 1 tư thế cầm chứ không 'cầm kiểu gì cũng được' như chuột cân xứng (ambidextrous). Vậy nên con chuột này có thể thoải mái đối với tôi, nhưng với 1 số bạn sẽ có thể cảm thấy bị hạn chế trong cách cầm nắm.
Chỉ đơn giản là "thoải mái"
Trải nghiệm của tôi với con chuột này đa phần là tích cực từ khi cầm vào lần đầu tiên cho tới khi đóng hộp để trả lại cho người chủ! Sự kết hợp của trọng lượng nhẹ, hình dáng vừa với lòng bàn tay và kết nối không dây tránh vướng víu khiến đây là con chuột thoải mái nhất tôi từng dùng từ trước đến nay.
Với mức giá dao động từ 2.5 - 2.75 triệu Đồng (tùy phiên bản màu sắc và dongle), đây chắc chắn là một con chuột thuộc phân khúc cao cấp hiện nay. Nhưng đây vẫn là một mức giá 'phải chăng' khi đặt cạnh những con chuột siêu nhẹ từ các thương hiệu lớn như Logitech G Pro X Superlight 2 hay Razer Viper V3 Pro, đều từ 4 triệu Đồng trở lên.
Là một người làm công việc văn phòng, xong về nhà lại ngồi máy tính tới khuya mới ngủ thì thứ tôi 'sờ mó' nhiều nhất trong một ngày chắc chắn là con chuột máy tính. Cũng vì vậy mà khi chọn chuột, tôi luôn phải chọn sản phẩm có tính công thái học, để dù có dùng hàng tiếng đồng hồ thì cũng không cảm giác 'cấn', khó chịu.
Trong một lần tìm chuột mới thay cho con 'chuột cỏ' đang dùng hiện nay, tôi lướt qua một lựa chọn mang tên Lamzu Thorn - được khá nhiều Youtuber, game thủ đánh giá rất cao về tính công thái học của nó. Sau khi hỏi han khắp nơi, tôi cũng đã 'săn' được em nó về để trải nghiệm thực tế.
Hộp của Lamzu Thorn có 2 tông màu xanh dương và trắng, được thiết kế với 2 phần lồng vào nhau.
Tháo lớp vỏ nhựa bên ngoài, ta sẽ có hộp chính của chuột với những lời giới thiệu về tính công thái học của chuột: nặng chỉ 52g, phù hợp với 2 dạng cầm là palm-grip (cầm trong lòng bàn tay) và claw-grip (cầm bằng đầu ngón tay).
Thuộc phân khúc chuột cao cấp nên Lamzu Thorn cũng có bộ phụ kiện rất đầy đủ: dây kết nối USB-C được bọc dù, một bộ feet (chân di chuột) thay thế, bộ miếng dán tỳ tay, một miếng dán bảo vệ đáy chuột...
... dongle 2.4GHz nhỏ nhắn để kết nối không dây...
... và một bộ chuyển để gắn dongle với dây nối, đặt ở trên bàn để tránh hiện tượng mất kết nối nếu đặt máy tính xa. Phần này có thiết kế khá hay, nhìn giống một viên kim cương màu xanh dương và trong suốt nên ta có thể nhìn được vào trong.
Và đây là nhân vật chính của bài viết: con chuột gaming công thái học Lamzu Thorn. Cảm nhận đầu tiên của tôi đó là nó có thiết kế đơn giản đến... khó hiểu! Mặc dù là chuột gaming, nhưng Lamzu Thorn lại không có đèn RGB ở mặt trên, không có các thiết kế góc cạnh, thậm chí cũng không có thêm các phím macro phụ như chuột gaming khác.
Ở phiên bản màu trắng này, các thành phần bao gồm con lăn, 2 nút Back và Forward ở cạnh phải được sơn đen, ngoài ra ở phía trước chuột còn có logo của hãng và một chiếc đèn rất nhỏ.
Chiếc đèn này dùng để báo hiệu mức DPI người dùng đang sử dụng, có 5 bước tương ứng với các DPI khác nhau.
Con lăn được làm bằng nhựa, với mặt trên bọc cao su với những đường vân hình chữ S. Con lăn này khi sử dụng có cảm giác chắc chắn, không bị nghiêng sang 2 bên và tiếng động khá nhỏ - gần như tiệm cận với chuột yên lặng.
Nhìn từ góc này, ta có thể thấy được Lamzu Thorn là một con chuột tay phải, với cạnh trái được làm nhô hơn hẳn so với bên phải.
Nhìn từ phía sau, ta có thể thấy bên cạnh phần 'gù' ở đỉnh chuột, Lamzu Thorn cũng hơi nhô ra 1 chút cạnh bên bên trái phía sau các nút phụ.
Nó không 'cao to' được như những con chuột thuần công thái học như Logitech MX Master, nhưng so với mặt bằng chung thì cũng là một dáng chuột lớn với kích thước 119 x 65 x 42 mm.
Palm-grip, đặt toàn bộ lòng bàn tay và ngón tay lên chuột
Tôi là một người dùng chuột dạng palm-grip, tức là cầm cả bàn tay vào chuột nên đây là một kiểu dáng cầm rất thoải mái. Chuột lớn, có những đường 'gù' ở gần với lòng bàn tay nên cho cảm giác cầm 'đầy tay', phần nào bàn tay tiếp xúc với chuột thì cũng được nâng đỡ.
Claw-grip, tiếp xúc đa phần bằng các đầu ngón tay
Nhưng hình dáng cũng chỉ là 1 phần trong tính công thái học, một yếu tố nữa cũng rất quan trọng là cân nặng của chuột. Một con chuột càng nhẹ thì càng giảm lực cần dùng để di chuyển, khi thực hiện những thao tác như nhấc chuột lên khỏi mặt bàn cũng dễ dàng hơn.
Với trọng lượng chỉ 52g, Lamzu Thorn giúp tôi sử dụng kiểu cầm claw-grip chỉ tiếp xúc bằng các đầu ngón tay vẫn không cảm giác bị nặng nề, khó chịu. Chuyển từ một con chuột nặng hơn 80g tới một con chuột siêu nhẹ như Thorn tôi cảm nhận được một sự khác biệt lớn.
Để có được trọng lượng siêu nhẹ này, Lamzu đã 'khoét' tối đa mặt đáy của chuột. Điều này cũng là con dao 2 lưỡi, vì giảm trọng lượng chuột một cách tối đa (và cũng tạo một thiết kế khá độc đáo ở cạnh đáy chuột), nhưng cũng sẽ có thể khiến bụi bẩn đi vào chuột.
Tôi vẫn đánh giá cao kiểu thiết kế 'có lỗ' ở đáy của Lamzu Thorn so với những con chuột siêu nhẹ thế hệ trước - thường đục lỗ ở mặt trên nhìn rất xấu và cũng dễ dính bẩn hơn. Ít nhất là khi đục lỗ ở dưới đáy, trong lúc sử dụng ta sẽ úp phần bị hở này xuống bàn, pad chuột nên cũng sẽ hạn chế bụi bẩn phần nào.
Ngoài những miếng chân PTFE, cạnh dưới là nơi đặt cần gạt nguồn, nút bấm chính DPI và cảm biến Pixart PAW3395. Đây là một cảm biến cao cấp của PixArt với độ nhạy tối đa là 26.000 DPI, trừ các thương hiệu lớn như Razer và Logitech đã chuyển sang cảm biến độc quyền thì các thương hiệu chuột cao cấp khác thường dùng loại này.
Ngoài ra chuột cũng có chip Nordic MCU, tương thích với tần số lấy mẫu (polling rate) 4000Hz. Tuy vậy để sử dụng tính năng này ta phải mua thêm một dongle kết nối 4K khác, phiên bản tôi trải nghiệm chỉ có dongle 1000Hz mà thôi.
Phần mềm điều khiển trên máy tính của chuột có đầy đủ tính năng, chỉ là... nhìn giao diện không đẹp vì Lamzu cũng là một thương hiệu mới nổi. Ở phần mềm này, ta có thể đổi chức năng từng phím, khoảng cách nhận chuột so với mặt bàn, cài đặt các mức DPI, cài đặt macro (tổ hợp phím gán vào nút) và cập nhật phần mềm khi cần thiết.
Trở lại với trải nghiệm sử dụng chuột! 2 nút bấm chính có bề mặt được làm khá phẳng, nên có lực nhấn tương đồng dù có đặt ngón tay ở đâu. Đây cũng là một con chuột đã chuyển qua sử dụng switch (công tắc nhấn) dạng quang học, được cho là có độ chính xác cao hơn và giảm click đúp.
Chuột được tôi sử dụng để làm việc, giải trí nhẹ nhàng và chơi game ở cả văn phòng (có dây) và ở nhà (không dây bằng dongle 1K). Với game bắn súng (Overwatch 2), chuột cho cảm giác vẩy nhanh vì trọng lượng rất nhẹ, kết nối không dây mặc dù không phải loại 4K nhưng có độ trễ thấp không khác gì con chuột có dây tôi đang dùng.
Trọng lượng chuột nhẹ cũng đồng nghĩa với việc vào cuối ngày, cổ tay tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn đôi chút. Sự khác biệt giữa 'chuột nặng' so với một con chuột siêu nhẹ như Lamzu Thorn cũng chỉ 30 - 40g mà thôi, nhưng khi đã cầm cả ngày thì ta cũng có thể thấy được sự khác biệt.
Một nhược điểm đối với chuột công thái học như Lamzu Thorn cũng sẽ 'nắn' bàn tay của người dùng vào 1 tư thế cầm chứ không 'cầm kiểu gì cũng được' như chuột cân xứng (ambidextrous). Vậy nên con chuột này có thể thoải mái đối với tôi, nhưng với 1 số bạn sẽ có thể cảm thấy bị hạn chế trong cách cầm nắm.
Chỉ đơn giản là "thoải mái"
Trải nghiệm của tôi với con chuột này đa phần là tích cực từ khi cầm vào lần đầu tiên cho tới khi đóng hộp để trả lại cho người chủ! Sự kết hợp của trọng lượng nhẹ, hình dáng vừa với lòng bàn tay và kết nối không dây tránh vướng víu khiến đây là con chuột thoải mái nhất tôi từng dùng từ trước đến nay.
Với mức giá dao động từ 2.5 - 2.75 triệu Đồng (tùy phiên bản màu sắc và dongle), đây chắc chắn là một con chuột thuộc phân khúc cao cấp hiện nay. Nhưng đây vẫn là một mức giá 'phải chăng' khi đặt cạnh những con chuột siêu nhẹ từ các thương hiệu lớn như Logitech G Pro X Superlight 2 hay Razer Viper V3 Pro, đều từ 4 triệu Đồng trở lên.