luongphuthinh0801
Well-known member
Với phân khúc giá dưới 4 triệu đồng, người dùng có thể tìm thấy một số mẫu màn hình chơi game với tần số quét 165Hz. Trong số đó, LC M27 FHD 165 C V2 27″ Curved nổi bật hơn cả với thiết kế màn hình cong độc đáo, tần số quét cao và kích thước vượt trội 27 inch.
Màu sắc: tươi tắn, trong trẻo
Ở đây, mình có đặt LC-Power LC-M27 bên cạnh một mẫu màn hình khác cùng phân khúc để so sánh độ chuẩn xác của các dải màu hiển thị. Kết quả, sản phẩm tới từ LC POWER tỏ ra không hề thua thiệt, thậm chí còn vượt trội đối thủ ở các dải màu AdobeRGB hay DCI-P3.
Tuy nhiên, do bản chất là tấm nền VA nên khi đặt màn hình ở chính giữa, người dùng sẽ thấy các góc bị ám xám nhẹ. Đổi lại, khi chuyển góc nhìn thì màu sắc không bị chênh lệch hay nhạt đi như một số màn hình cong khác trong phân khúc.
Về độ sáng, LC Power LC-M27 sở hữu thông số tiêu chuẩn trong phân khúc là 250 nits. Con số 250 nits là đủ đáp ứng cho mình trong những nhu cầu sử dụng cơ bản như chơi game, xem phim ở điều kiện trong nhà. Trên thực tế, các mẫu màn hình khác trong phân khúc cũng chỉ có độ sáng từ 200 – 300 nits, không vượt trội quá nhiều so với sản phẩm của LC Power.
Thao tác sử dụng: tốt, độ trễ thấp
Là một sản phẩm hướng tới đối tượng game thủ, vậy nên độ trễ là yếu tố mà người dùng quan tâm hàng đầu trên LC Power LC-M27. Độ trễ thấp giúp thời gian truyền tải hình ảnh từ card đồ hoạ tới màn hình nhanh hơn, cải thiện khả năng thao tác của người dùng, đặc biệt trong những tựa game đặc thù như MOBA hay FPS.
LC Power LC-M27 có độ trễ đạt 1 ms, tương tự nhiều màn hình gaming khác trong phân khúc. Trên thực tế, con số 1 ms có thể coi là tiêu chuẩn đối với một màn hình gaming, khi mà hầu hết các sản phẩm từ giá rẻ cho đến cận cao cấp đều cho ra thông số này.
Xét về bản chất, tấm nền VA luôn có độ trễ phản hồi thấp hơn tấm nền IPS. Vì vậy, khi chơi các tựa game tiết tấu nhanh như Valorant hay Counter-Strike: Global Offensive thì màn hình trên LC Power LC-M27 sẽ đáp ứng rất tốt. Còn với các tựa game casual, MOBA hay khi xem phim, giải trí, con số 1 ms gần như không tác động tới trải nghiệm của mình.
Thiết kế: bắt mắt, độ hoàn thiện tốt
Cá nhân mình đánh giá cao thiết kế có trên LC Power LC-M27. Các đường nét được làm cong mềm mại, đều mắt và tối giản. Khả năng hoàn thiện cũng khá tốt khi các khớp nối được làm khít, không để hở ra quá nhiều.
Màn hình được trang bị một đèn LED dạng vòng tròn ở mặt lưng, có tác dụng phản chiếu ánh sáng vào tường. Ngoài ra, chân đế cũng là điểm nhấn khi có thiết kế cong khá lạ mắt. Đáng tiếc rằng chân đế này lại được làm cố định và không thể điều chỉnh độ cao theo ý muốn.
Máy cũng đi kèm các cổng kết nối tiêu chuẩn như HDMI hay DisplayPort
Ở mặt lưng, sản phẩm cũng được trang bị ngàm VESA để chúng ta có thể cắm giá treo màn hình (arm). So với việc sử dụng chân đế, mình thích Arm hơn vì hai lý do:
Vị trí cắm cổng kết nối: Phía mặt lưng sản phẩm được trang bị một miếng nhựa để che đi các cổng kết nối. Tuy nhiên, điều này khiến dây nối trở nên kém gọn gàng khi nhô ra ở ngay dưới màn hình. Nếu có một sự thay đổi, LC Power nên cân nhắc đặt các cổng kết nối ở mặt sau màn hình, nhờ đó quá trình đi dây sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Không thể thay đổi độ cao màn hình: Đáng tiếc là chân đế của LC Power LC-M27 lại không thể thay đổi độ cao theo ý người dùng. Tuy nhiên, điều này có thể khắc phục bằng cách sử dụng arm màn hình.
Cần tối giản các nút điều khiển: LC Power LC-M27 được trang bị rất nhiều nút điều khiển khác nhau. Cá nhân mình không quá thích cách bố trí này khi các phím trở nên rất khó bấm và có thể ảnh hưởng tới thao tác khi bấm nhầm. Dù sao đây chỉ là một yếu tố nhỏ, không ảnh hưởng quá nhiều tới trải nghiệm sử dụng tổng thể của mình.
Tổng kết
Tổng kết lại, LC POWER LC-M27 là một mẫu màn hình đáng giá trong phân khúc dưới 4 triệu đồng. Với tấm nền cong, kích thước lớn 27 inch, tần số quét cao cùng chất lượng hiển thị tốt, đây xứng đáng là lựa chọn cân nhắc, đặc biệt là với những game thủ.
Màu sắc: tươi tắn, trong trẻo
Ở đây, mình có đặt LC-Power LC-M27 bên cạnh một mẫu màn hình khác cùng phân khúc để so sánh độ chuẩn xác của các dải màu hiển thị. Kết quả, sản phẩm tới từ LC POWER tỏ ra không hề thua thiệt, thậm chí còn vượt trội đối thủ ở các dải màu AdobeRGB hay DCI-P3.
LC POWER LC-M27 | GIGABYTE G24F |
---|---|
96% sRGB | 96,7% sRGB |
79,8% AdobeRGB | 77,6% AdobeRGB |
86,1% DCI-P3 | 79,8% DCI-P3 |
Về độ sáng, LC Power LC-M27 sở hữu thông số tiêu chuẩn trong phân khúc là 250 nits. Con số 250 nits là đủ đáp ứng cho mình trong những nhu cầu sử dụng cơ bản như chơi game, xem phim ở điều kiện trong nhà. Trên thực tế, các mẫu màn hình khác trong phân khúc cũng chỉ có độ sáng từ 200 – 300 nits, không vượt trội quá nhiều so với sản phẩm của LC Power.
Là một sản phẩm hướng tới đối tượng game thủ, vậy nên độ trễ là yếu tố mà người dùng quan tâm hàng đầu trên LC Power LC-M27. Độ trễ thấp giúp thời gian truyền tải hình ảnh từ card đồ hoạ tới màn hình nhanh hơn, cải thiện khả năng thao tác của người dùng, đặc biệt trong những tựa game đặc thù như MOBA hay FPS.
LC Power LC-M27 có độ trễ đạt 1 ms, tương tự nhiều màn hình gaming khác trong phân khúc. Trên thực tế, con số 1 ms có thể coi là tiêu chuẩn đối với một màn hình gaming, khi mà hầu hết các sản phẩm từ giá rẻ cho đến cận cao cấp đều cho ra thông số này.
Xét về bản chất, tấm nền VA luôn có độ trễ phản hồi thấp hơn tấm nền IPS. Vì vậy, khi chơi các tựa game tiết tấu nhanh như Valorant hay Counter-Strike: Global Offensive thì màn hình trên LC Power LC-M27 sẽ đáp ứng rất tốt. Còn với các tựa game casual, MOBA hay khi xem phim, giải trí, con số 1 ms gần như không tác động tới trải nghiệm của mình.
Thiết kế: bắt mắt, độ hoàn thiện tốt
Cá nhân mình đánh giá cao thiết kế có trên LC Power LC-M27. Các đường nét được làm cong mềm mại, đều mắt và tối giản. Khả năng hoàn thiện cũng khá tốt khi các khớp nối được làm khít, không để hở ra quá nhiều.
Màn hình được trang bị một đèn LED dạng vòng tròn ở mặt lưng, có tác dụng phản chiếu ánh sáng vào tường. Ngoài ra, chân đế cũng là điểm nhấn khi có thiết kế cong khá lạ mắt. Đáng tiếc rằng chân đế này lại được làm cố định và không thể điều chỉnh độ cao theo ý muốn.
Ở mặt lưng, sản phẩm cũng được trang bị ngàm VESA để chúng ta có thể cắm giá treo màn hình (arm). So với việc sử dụng chân đế, mình thích Arm hơn vì hai lý do:
- Arm đa dụng hơn khi cho phép màn hình có thể di chuyển lên xuống, trái hoặc phải. Vị trí màn hình sẽ linh hoạt hơn, phù hợp với thiết kế bàn hay tư thế ngồi của người dùng.
- Mức giá sở hữu một chiếc arm giờ đây cũng rất dễ tiếp cận, chỉ từ 200.000 đồng – 300.000 đồng.
Vị trí cắm cổng kết nối: Phía mặt lưng sản phẩm được trang bị một miếng nhựa để che đi các cổng kết nối. Tuy nhiên, điều này khiến dây nối trở nên kém gọn gàng khi nhô ra ở ngay dưới màn hình. Nếu có một sự thay đổi, LC Power nên cân nhắc đặt các cổng kết nối ở mặt sau màn hình, nhờ đó quá trình đi dây sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Không thể thay đổi độ cao màn hình: Đáng tiếc là chân đế của LC Power LC-M27 lại không thể thay đổi độ cao theo ý người dùng. Tuy nhiên, điều này có thể khắc phục bằng cách sử dụng arm màn hình.
Cần tối giản các nút điều khiển: LC Power LC-M27 được trang bị rất nhiều nút điều khiển khác nhau. Cá nhân mình không quá thích cách bố trí này khi các phím trở nên rất khó bấm và có thể ảnh hưởng tới thao tác khi bấm nhầm. Dù sao đây chỉ là một yếu tố nhỏ, không ảnh hưởng quá nhiều tới trải nghiệm sử dụng tổng thể của mình.
Tổng kết
Tổng kết lại, LC POWER LC-M27 là một mẫu màn hình đáng giá trong phân khúc dưới 4 triệu đồng. Với tấm nền cong, kích thước lớn 27 inch, tần số quét cao cùng chất lượng hiển thị tốt, đây xứng đáng là lựa chọn cân nhắc, đặc biệt là với những game thủ.