Nguyễn May
Well-known member
"Đèo Shiokari" - tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nhật Miura Ayako - gợi suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc sống lẫn khi con người đối mặt cái chết.
Tác phẩn lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật, bối cảnh ở Asahikawa thuộc Hokkaido, quê hương của tác giả Miura Ayako. Năm 1909, một đoàn tàu hơi nước chạy qua đoạn dốc trên đèo Shiokari bất ngờ bị hỏng và trật khớp, có nguy cơ lật xuống. Lúc này, Masao Nagano - viên chức công ty đường sắt và cũng là tín đồ Cơ đốc giáo - cố cứu vãn tình hình. Khi nỗ lực dùng thắng tay làm tàu ngừng lại vô hiệu, ông nhảy xuống đường ray, dùng thân mình chặn tàu để cứu lấy toàn bộ hành khách.
Câu chuyện này chạm đến trái tim nhiều người, trong đó có Miura Ayako, nhà văn chuyên khai thác những đề tài xuất hiện trong Kinh Thánh. Nếu Băng điểm của bà xoay quanh tội lỗi và sự tha thứ, Đèo Shiokari là câu chuyện về ý nghĩa của cuộc sống và sự hy sinh, làm thế nào để trở thành một người công chính.
Bìa "Đèo Shiokari", 352 trang, phát hành cuối tháng 12/2024. Ảnh: NXB Trẻ
Hơn 350 trang sách là cuộc đời của Nagano Nobuo, từ lúc sinh ra tới sau khi qua đời. Không có nhiều sự kiện gay cấn, đó là một cuộc đời với những giai đoạn: Được nuôi dưỡng, học tập, tò mò về giới tính ở tuổi mới lớn, ra đời kiếm sống, tìm tình yêu, mái ấm riêng, cuối cùng là cái chết. Suốt những chặng đường đời, Nobuo không ngừng đặt câu hỏi, tiếp thu ý kiến từ người xung quanh, tự chiêm nghiệm và tìm câu trả lời cho riêng mình.
Đèo Shiokari không thiên về kể chuyện, mà tập trung mô tả suy nghĩ của Nobuo về nhiều vấn đề trong cuộc sống qua từng giai đoạn. Qua giọng văn triết lý nhưng bình dị của Miura Ayako, các vấn đề về niềm tin, sự phân tầng xã hội, giới tính, tình yêu, trách nhiệm, ý nghĩa của cuộc sống và cái chết được gợi mở.
Thuở bé, Nobuo được bà nuôi dạy, tiếp thu những quan điểm cổ hủ của bà: "Gia tộc Nagano nhà ta là dòng dõi võ sĩ, con cháu nhà này khác những đứa trẻ con nhà buôn. Chảy nước mắt trước mặt người khác là hành động của kẻ hạ dân. Người đàn ông đích thực có khóc thì cũng khóc trong lòng, có cười thì cũng phải cười trong lòng". Nhưng điều này bị thách thức khi Nobuo tiếp nhận sự giáo dục của cha, lẫn người mẹ mà bà nội đã đuổi khỏi nhà vì cô theo đạo Thiên Chúa. Đồng thời, cậu còn học hỏi từ những người bạn xung quanh.
Cha Nobuo lấy chuyện con nhà võ sĩ và con nhà buôn làm ví dụ để dạy cậu về sự bình đẳng. Theo ông, trên cuộc đời không có người nào ở vị trí cao hay thấp trong xã hội, họ đều có giá trị riêng và cơ hội để thành công, quan trọng là biết cách phát huy những điểm mạnh. Còn người mẹ dạy Nobuo về tầm quan trọng của việc giữ lời hứa. Qua nhiều trải nghiệm, thế giới quan của nhân vật được mở rộng. Cậu học về niềm tin, vai trò của sự chân thành, sự bất tự do và hay thay đổi của con người, sự đa dạng của nhân gian, về cái đúng và sai.
Sách có đoạn: "Dẫu rằng mình biết đó là việc tốt, thế nhưng muốn thực hiện được điều đó thì quả là khó. Việc gì mà mình cảm thấy muốn làm thì mình làm. Việc gì mà mình cho là không được phép làm thì không nên làm. Thế nhưng không ai làm được như vậy cả. Nó hoàn toàn giống như cậu nói, con người quả thật là bất tự do".
Mỗi giai đoạn cuộc đời, Nobuo thường trăn trở về cái chết và ý nghĩa của sự sống. Sự ra đi đột ngột của bà và cha để lại dấu ấn trong tâm hồn cậu. Nhiều lần, cậu thắc mắc vì sao con người lại phải chết, như vậy thì cuộc sống có ý nghĩa gì. Có lúc, anh cảm thấy mình sống vô nghĩa.
Fujiko - em gái của nhân vật Yoshikawa, bạn thân Nobuo - đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhân vật chính trưởng thành. Cô bé khuyết tật giúp anh hiểu thêm lời dạy của cha về sự bình đẳng: "Con người dù không có hai tay, hai chân, dù mắt không nhìn thấy được, dù tai không nghe thấy được, dù không nói được lời nào đi chăng nữa, nhưng tất cả họ giống nhau ở chỗ đều là con người cả".
Ở tuổi mới lớn, Fujiko khơi gợi cảm xúc tình yêu. Lúc trưởng thành, căn bệnh lao phổi của cô góp phần khiến Nobuo suy nghĩ thêm về cái chết. Việc thăm hỏi Fujiko khi cô bệnh giúp anh chiêm nghiệm về tình yêu. Cuối cùng, anh lựa chọn cầu hôn với Fujiko, bất chấp sự tật nguyền và căn bệnh nan y của Fujiko, bất chấp sự phản đối của người xung quanh.
Tác giả Miura Ayako (1922-1999). Ảnh: Goodreads
Cuối cùng, khi mọi thứ dường ổn thỏa, Nobuo có công việc cho anh cảm giác hài lòng, được mọi người tôn kính, còn Fujiko khỏi bệnh một cách thần kỳ. Anh lên chuyến tàu đưa anh về nhà để kết hôn người yêu. Nhưng đoàn tàu bị hỏng ở đèo Shiokari, anh lấy thân mình cản đoàn tàu, cứu toàn bộ hành khách. Những suy niệm của Nobuo gói gọn trong câu: "Dĩ nhiên là anh cũng muốn được sống mãi, thế nhưng đến một lúc nào đó, khi phải nhắm mắt thì anh muốn được ra đi thật hạnh phúc".
Theo Goodreads, tác phẩm mang đến góc nhìn sâu sắc về con đường truyền đạo của những người Nhật theo Cơ đốc giáo. Lấy bối cảnh thế kỷ 19, khi văn hóa và tư tưởng phương Tây thách thức các truyền thống lâu đời, cuốn sách mô tả sinh động lối sinh hoạt của người Nhật, lồng ghép nhiều kịch tính và cao trào.
Bà Nguyễn Ái Tiên - giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM), người dịch tác phẩm - cho biết: "Tôi đã khóc khi lần đầu đọc tác phẩm. Sau khi ra mắt năm 1968, cuốn sách được đưa vào chương trình đạo đức của học cấp hai tại Nhật, các thầy cô từ cấp một đến cấp ba khuyến đọc cho học sinh".
Nhà văn Miura Ayako (1922-1999) là một trong những nhà văn nổi tiếng và được yêu thích nhất Nhật Bản. Năm 1964, sau khi ra mắt tiểu thuyết đầu tay Băng điểm, tên tuổi bà nổi lên như một hiện tượng văn học. Suốt sự nghiệp cầm bút, bà cho ra mắt hơn 80 tác phẩm hư cấu và phi hư cấu.
Sinh ra ở thị trấn Asahikawa thuộc mạn Bắc Hokkaido, Miura Ayako lấy địa điểm này làm bối cảnh cho nhiều tác phẩm. Sáng tác của Ayako tập trung khám phá nội tâm con người, những xung đột đạo đức và vấn đề xã hội. Bà được trao tặng nhiều giải thưởng cho đóng góp trong nền văn học và văn hóa nước nhà.
Tác phẩn lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật, bối cảnh ở Asahikawa thuộc Hokkaido, quê hương của tác giả Miura Ayako. Năm 1909, một đoàn tàu hơi nước chạy qua đoạn dốc trên đèo Shiokari bất ngờ bị hỏng và trật khớp, có nguy cơ lật xuống. Lúc này, Masao Nagano - viên chức công ty đường sắt và cũng là tín đồ Cơ đốc giáo - cố cứu vãn tình hình. Khi nỗ lực dùng thắng tay làm tàu ngừng lại vô hiệu, ông nhảy xuống đường ray, dùng thân mình chặn tàu để cứu lấy toàn bộ hành khách.
Câu chuyện này chạm đến trái tim nhiều người, trong đó có Miura Ayako, nhà văn chuyên khai thác những đề tài xuất hiện trong Kinh Thánh. Nếu Băng điểm của bà xoay quanh tội lỗi và sự tha thứ, Đèo Shiokari là câu chuyện về ý nghĩa của cuộc sống và sự hy sinh, làm thế nào để trở thành một người công chính.
Bìa "Đèo Shiokari", 352 trang, phát hành cuối tháng 12/2024. Ảnh: NXB Trẻ
Hơn 350 trang sách là cuộc đời của Nagano Nobuo, từ lúc sinh ra tới sau khi qua đời. Không có nhiều sự kiện gay cấn, đó là một cuộc đời với những giai đoạn: Được nuôi dưỡng, học tập, tò mò về giới tính ở tuổi mới lớn, ra đời kiếm sống, tìm tình yêu, mái ấm riêng, cuối cùng là cái chết. Suốt những chặng đường đời, Nobuo không ngừng đặt câu hỏi, tiếp thu ý kiến từ người xung quanh, tự chiêm nghiệm và tìm câu trả lời cho riêng mình.
Đèo Shiokari không thiên về kể chuyện, mà tập trung mô tả suy nghĩ của Nobuo về nhiều vấn đề trong cuộc sống qua từng giai đoạn. Qua giọng văn triết lý nhưng bình dị của Miura Ayako, các vấn đề về niềm tin, sự phân tầng xã hội, giới tính, tình yêu, trách nhiệm, ý nghĩa của cuộc sống và cái chết được gợi mở.
Thuở bé, Nobuo được bà nuôi dạy, tiếp thu những quan điểm cổ hủ của bà: "Gia tộc Nagano nhà ta là dòng dõi võ sĩ, con cháu nhà này khác những đứa trẻ con nhà buôn. Chảy nước mắt trước mặt người khác là hành động của kẻ hạ dân. Người đàn ông đích thực có khóc thì cũng khóc trong lòng, có cười thì cũng phải cười trong lòng". Nhưng điều này bị thách thức khi Nobuo tiếp nhận sự giáo dục của cha, lẫn người mẹ mà bà nội đã đuổi khỏi nhà vì cô theo đạo Thiên Chúa. Đồng thời, cậu còn học hỏi từ những người bạn xung quanh.
Cha Nobuo lấy chuyện con nhà võ sĩ và con nhà buôn làm ví dụ để dạy cậu về sự bình đẳng. Theo ông, trên cuộc đời không có người nào ở vị trí cao hay thấp trong xã hội, họ đều có giá trị riêng và cơ hội để thành công, quan trọng là biết cách phát huy những điểm mạnh. Còn người mẹ dạy Nobuo về tầm quan trọng của việc giữ lời hứa. Qua nhiều trải nghiệm, thế giới quan của nhân vật được mở rộng. Cậu học về niềm tin, vai trò của sự chân thành, sự bất tự do và hay thay đổi của con người, sự đa dạng của nhân gian, về cái đúng và sai.
Sách có đoạn: "Dẫu rằng mình biết đó là việc tốt, thế nhưng muốn thực hiện được điều đó thì quả là khó. Việc gì mà mình cảm thấy muốn làm thì mình làm. Việc gì mà mình cho là không được phép làm thì không nên làm. Thế nhưng không ai làm được như vậy cả. Nó hoàn toàn giống như cậu nói, con người quả thật là bất tự do".
Mỗi giai đoạn cuộc đời, Nobuo thường trăn trở về cái chết và ý nghĩa của sự sống. Sự ra đi đột ngột của bà và cha để lại dấu ấn trong tâm hồn cậu. Nhiều lần, cậu thắc mắc vì sao con người lại phải chết, như vậy thì cuộc sống có ý nghĩa gì. Có lúc, anh cảm thấy mình sống vô nghĩa.
Fujiko - em gái của nhân vật Yoshikawa, bạn thân Nobuo - đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhân vật chính trưởng thành. Cô bé khuyết tật giúp anh hiểu thêm lời dạy của cha về sự bình đẳng: "Con người dù không có hai tay, hai chân, dù mắt không nhìn thấy được, dù tai không nghe thấy được, dù không nói được lời nào đi chăng nữa, nhưng tất cả họ giống nhau ở chỗ đều là con người cả".
Ở tuổi mới lớn, Fujiko khơi gợi cảm xúc tình yêu. Lúc trưởng thành, căn bệnh lao phổi của cô góp phần khiến Nobuo suy nghĩ thêm về cái chết. Việc thăm hỏi Fujiko khi cô bệnh giúp anh chiêm nghiệm về tình yêu. Cuối cùng, anh lựa chọn cầu hôn với Fujiko, bất chấp sự tật nguyền và căn bệnh nan y của Fujiko, bất chấp sự phản đối của người xung quanh.
Tác giả Miura Ayako (1922-1999). Ảnh: Goodreads
Cuối cùng, khi mọi thứ dường ổn thỏa, Nobuo có công việc cho anh cảm giác hài lòng, được mọi người tôn kính, còn Fujiko khỏi bệnh một cách thần kỳ. Anh lên chuyến tàu đưa anh về nhà để kết hôn người yêu. Nhưng đoàn tàu bị hỏng ở đèo Shiokari, anh lấy thân mình cản đoàn tàu, cứu toàn bộ hành khách. Những suy niệm của Nobuo gói gọn trong câu: "Dĩ nhiên là anh cũng muốn được sống mãi, thế nhưng đến một lúc nào đó, khi phải nhắm mắt thì anh muốn được ra đi thật hạnh phúc".
Theo Goodreads, tác phẩm mang đến góc nhìn sâu sắc về con đường truyền đạo của những người Nhật theo Cơ đốc giáo. Lấy bối cảnh thế kỷ 19, khi văn hóa và tư tưởng phương Tây thách thức các truyền thống lâu đời, cuốn sách mô tả sinh động lối sinh hoạt của người Nhật, lồng ghép nhiều kịch tính và cao trào.
Bà Nguyễn Ái Tiên - giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM), người dịch tác phẩm - cho biết: "Tôi đã khóc khi lần đầu đọc tác phẩm. Sau khi ra mắt năm 1968, cuốn sách được đưa vào chương trình đạo đức của học cấp hai tại Nhật, các thầy cô từ cấp một đến cấp ba khuyến đọc cho học sinh".
Nhà văn Miura Ayako (1922-1999) là một trong những nhà văn nổi tiếng và được yêu thích nhất Nhật Bản. Năm 1964, sau khi ra mắt tiểu thuyết đầu tay Băng điểm, tên tuổi bà nổi lên như một hiện tượng văn học. Suốt sự nghiệp cầm bút, bà cho ra mắt hơn 80 tác phẩm hư cấu và phi hư cấu.
Sinh ra ở thị trấn Asahikawa thuộc mạn Bắc Hokkaido, Miura Ayako lấy địa điểm này làm bối cảnh cho nhiều tác phẩm. Sáng tác của Ayako tập trung khám phá nội tâm con người, những xung đột đạo đức và vấn đề xã hội. Bà được trao tặng nhiều giải thưởng cho đóng góp trong nền văn học và văn hóa nước nhà.