nhatlinh2000
Well-known member
Bán bánh mì để mua 9 căn nhà cho các em
Xe bánh mì của dì Hai Lành nằm ở mặt tiền con đường đông đúc người qua lại (Tỉnh lộ 10, phường An Lạc, quận Bình Tân, TPHCM). Có lẽ ai ở khu vực này cũng đều biết đến tiệm bánh mì nổi tiếng này, đặc biệt là câu chuyện bán hàng vỉa hè mua được 9 căn nhà.
Chúng tôi được gặp dì Võ Thị Là (63 tuổi), em thứ mười của dì Võ Thị Lành (79 tuổi) - chủ tiệm bánh mì. Hiện tại, xe bánh mì do dì Là và con gái buôn bán, còn dì Lành vì tuổi cao sức yếu nên chỉ phụ việc cắt thịt, rau vào mỗi buổi sáng.
Dì Là niềm nở cho biết, quả thật có chuyện chị hai dì mua được 9 căn nhà cho những đứa em. "Chị tôi là một người sống hà tiện, tiết kiệm dữ lắm. Chị không kết hôn, cứ sống và bán bánh mì như vậy để nuôi các em" - dì Là bắt đầu câu chuyện như thế.
Dì Là (bên trái) và dì Hai Lành
Theo lời dì Là, dì Lành từ hồi mười mấy tuổi đã bươn chải ra đời, bán đủ thứ, nước sâm, bún, rau... Sau này, khi thấy bán bánh mì được nhiều người ủng hộ, dì Lành mới quyết định bán bánh mì luôn.
"Ngày đó ít ai bán bánh mì nên bán được rất nhiều, khách đông lắm. Rồi chị Hai mới mua được căn nhà đầu tiên trước năm 1975. Ngày đó 1 căn nhà chỉ cỡ 1 cây vàng. Mấy căn nhà sau này cũng vậy, cứ tích góp dần dần rồi mua. Đứa nào dựng vợ gả chồng thì chị Hai cho nhà, còn mấy người không chồng con thì sống chung với chị. Đương nhiên là cũng có người góp một phần mua nhà nhưng phần lớn vẫn là công của chị Hai", dì Là kể lại.
Theo đó, những căn nhà đều được mua khi giá nhà đất còn rẻ và tiệm bánh mì của dì Hai Lành rất đông khách. Dì Lành bây giờ, mỗi khi nhắc về quá khứ huy hoàng ấy vẫn không thôi tiếc nuối. Dì kể: "Hồi đó có mỗi tôi bán bánh mì nên đông khách lắm. Người ta xếp hàng, bu chật kín, còn phải thuê thêm người phụ giúp nữa. Giờ thì bán ít hẳn đi rồi, tại người ta bán cũng nhiều".
Ổ bánh mì của dì Lành khá đầy đặn
Dì Là cho biết thêm, khi trước, mỗi ngày có khi nhà làm 10kg xíu mại bán hết trong ngày, rồi ít dần đi còn 5kg - 3kg, tới giờ chỉ 0,5kg xíu mại/ngày thôi. Hồi xưa dì Lành còn tự mở một lò bánh mì ở phía đối diện để có thể tự cung, tự cấp. Thế nhưng hiện nay, lò đã đóng cửa, dì Là phải nhập bánh của người khác về bán.
Những năm tháng bán đắt khách, cả nhà chục anh chị em người hợp sức cùng nhau bán bánh mì. Dì Lành không trả công hàng tháng cho các em mà khi họ dựng vợ gả chồng, dì tặng luôn 1 căn nhà.
Để tậu được một khối tài sản đồ sộ như thế, dì Lành cũng tần tảo sớm hôm. Đối với dì, lối sống tiết kiệm là một lẽ thường tình nhưng với những người em, dì Lành đã dành cả cuộc đời mình để chăm nom.
"Chị tôi cái gì cũng không dám mua cho bản thân, nhưng em muốn gì thì đều đáp ứng. Mỗi năm chị chỉ mua cho bản thân 1 bộ đồ. Đối với tôi, chị vừa là chị mà cũng vừa là mẹ", dì Là kể chuyện.
Giờ đây khi đã ở tuổi xế chiều, dì Hai Lành để lại tất cả mọi thứ cho các em. 3 giờ sáng, bà thức dậy, chuẩn bị ra phụ giúp chuẩn bị nguyên liệu, rồi về một căn nhà cách đó không xa để sinh sống cùng các em độc thân giống mình. Ở tuổi 79, dì vẫn vui vẻ mỗi ngày khi được phụ giúp mọi người.
Bán bánh mì rẻ rề mà ai hỏi xin gì cũng cho
Giờ đây, mặc dù không còn đông khách như xưa nhưng xe bánh mì của dì Hai Lành vẫn nhộn nhịp người ra kẻ vào. Quán bán từ sáng sớm đến tận 8-9 giờ tối mới đóng cửa.
Một ổ bánh mì ở đây có giá bình dân chỉ 15 ngàn đồng mà đầy ú đồ ăn kèm. Ngoài ra, bơ và pate cũng là do nhà tự sản xuất chứ không mua sẵn. Ngoài ra, bánh mì dì Hai Lành còn đặc biệt ở chỗ có thêm chả quế. Chả này cũng do chính nhà tự làm để đảm bảo hương vị đặc biệt.
"Chị tôi bảo buôn bán phải thành thật, không được gian dối, mình ăn sao thì khách ăn vậy nên đồ ăn ở đây rất chất lượng", dì Là cho hay. Ngoài ra, nếu ai gặp khó khăn có thể đến đây, 3.000 đồng dì cũng bán cho một ổ.
Đồ ăn kèm chất lượng ở quán dì Lành
Dì Lành kể, ngày xưa khi tiệm bánh mì còn đắt khách, có những người nghèo không thể mua được, dì cũng sẵn lòng tặng. Giờ đây, dù bán kém hơn, dì vẫn dạy các em cách cho đi. Nhưng dì không phát bánh miễn phí mà bán 3 ngàn, 5 ngàn đồng/ổ để người mua cũng vui vẻ, không bị mặc cảm.
Trải qua vài chục năm kinh doanh, dù dì Lành không trực tiếp đứng quầy nữa, song những giá trị cũ như hương vị bánh mì, sự vui vẻ, mến khách của tiệm vẫn còn nguyên.
Xe bánh mì của dì Hai Lành nằm ở mặt tiền con đường đông đúc người qua lại (Tỉnh lộ 10, phường An Lạc, quận Bình Tân, TPHCM). Có lẽ ai ở khu vực này cũng đều biết đến tiệm bánh mì nổi tiếng này, đặc biệt là câu chuyện bán hàng vỉa hè mua được 9 căn nhà.
Chúng tôi được gặp dì Võ Thị Là (63 tuổi), em thứ mười của dì Võ Thị Lành (79 tuổi) - chủ tiệm bánh mì. Hiện tại, xe bánh mì do dì Là và con gái buôn bán, còn dì Lành vì tuổi cao sức yếu nên chỉ phụ việc cắt thịt, rau vào mỗi buổi sáng.
Dì Là niềm nở cho biết, quả thật có chuyện chị hai dì mua được 9 căn nhà cho những đứa em. "Chị tôi là một người sống hà tiện, tiết kiệm dữ lắm. Chị không kết hôn, cứ sống và bán bánh mì như vậy để nuôi các em" - dì Là bắt đầu câu chuyện như thế.
Dì Là (bên trái) và dì Hai Lành
Theo lời dì Là, dì Lành từ hồi mười mấy tuổi đã bươn chải ra đời, bán đủ thứ, nước sâm, bún, rau... Sau này, khi thấy bán bánh mì được nhiều người ủng hộ, dì Lành mới quyết định bán bánh mì luôn.
"Ngày đó ít ai bán bánh mì nên bán được rất nhiều, khách đông lắm. Rồi chị Hai mới mua được căn nhà đầu tiên trước năm 1975. Ngày đó 1 căn nhà chỉ cỡ 1 cây vàng. Mấy căn nhà sau này cũng vậy, cứ tích góp dần dần rồi mua. Đứa nào dựng vợ gả chồng thì chị Hai cho nhà, còn mấy người không chồng con thì sống chung với chị. Đương nhiên là cũng có người góp một phần mua nhà nhưng phần lớn vẫn là công của chị Hai", dì Là kể lại.
Theo đó, những căn nhà đều được mua khi giá nhà đất còn rẻ và tiệm bánh mì của dì Hai Lành rất đông khách. Dì Lành bây giờ, mỗi khi nhắc về quá khứ huy hoàng ấy vẫn không thôi tiếc nuối. Dì kể: "Hồi đó có mỗi tôi bán bánh mì nên đông khách lắm. Người ta xếp hàng, bu chật kín, còn phải thuê thêm người phụ giúp nữa. Giờ thì bán ít hẳn đi rồi, tại người ta bán cũng nhiều".
Ổ bánh mì của dì Lành khá đầy đặn
Dì Là cho biết thêm, khi trước, mỗi ngày có khi nhà làm 10kg xíu mại bán hết trong ngày, rồi ít dần đi còn 5kg - 3kg, tới giờ chỉ 0,5kg xíu mại/ngày thôi. Hồi xưa dì Lành còn tự mở một lò bánh mì ở phía đối diện để có thể tự cung, tự cấp. Thế nhưng hiện nay, lò đã đóng cửa, dì Là phải nhập bánh của người khác về bán.
Những năm tháng bán đắt khách, cả nhà chục anh chị em người hợp sức cùng nhau bán bánh mì. Dì Lành không trả công hàng tháng cho các em mà khi họ dựng vợ gả chồng, dì tặng luôn 1 căn nhà.
Để tậu được một khối tài sản đồ sộ như thế, dì Lành cũng tần tảo sớm hôm. Đối với dì, lối sống tiết kiệm là một lẽ thường tình nhưng với những người em, dì Lành đã dành cả cuộc đời mình để chăm nom.
"Chị tôi cái gì cũng không dám mua cho bản thân, nhưng em muốn gì thì đều đáp ứng. Mỗi năm chị chỉ mua cho bản thân 1 bộ đồ. Đối với tôi, chị vừa là chị mà cũng vừa là mẹ", dì Là kể chuyện.
Giờ đây khi đã ở tuổi xế chiều, dì Hai Lành để lại tất cả mọi thứ cho các em. 3 giờ sáng, bà thức dậy, chuẩn bị ra phụ giúp chuẩn bị nguyên liệu, rồi về một căn nhà cách đó không xa để sinh sống cùng các em độc thân giống mình. Ở tuổi 79, dì vẫn vui vẻ mỗi ngày khi được phụ giúp mọi người.
Bán bánh mì rẻ rề mà ai hỏi xin gì cũng cho
Giờ đây, mặc dù không còn đông khách như xưa nhưng xe bánh mì của dì Hai Lành vẫn nhộn nhịp người ra kẻ vào. Quán bán từ sáng sớm đến tận 8-9 giờ tối mới đóng cửa.
Một ổ bánh mì ở đây có giá bình dân chỉ 15 ngàn đồng mà đầy ú đồ ăn kèm. Ngoài ra, bơ và pate cũng là do nhà tự sản xuất chứ không mua sẵn. Ngoài ra, bánh mì dì Hai Lành còn đặc biệt ở chỗ có thêm chả quế. Chả này cũng do chính nhà tự làm để đảm bảo hương vị đặc biệt.
"Chị tôi bảo buôn bán phải thành thật, không được gian dối, mình ăn sao thì khách ăn vậy nên đồ ăn ở đây rất chất lượng", dì Là cho hay. Ngoài ra, nếu ai gặp khó khăn có thể đến đây, 3.000 đồng dì cũng bán cho một ổ.
Đồ ăn kèm chất lượng ở quán dì Lành
Dì Lành kể, ngày xưa khi tiệm bánh mì còn đắt khách, có những người nghèo không thể mua được, dì cũng sẵn lòng tặng. Giờ đây, dù bán kém hơn, dì vẫn dạy các em cách cho đi. Nhưng dì không phát bánh miễn phí mà bán 3 ngàn, 5 ngàn đồng/ổ để người mua cũng vui vẻ, không bị mặc cảm.
Trải qua vài chục năm kinh doanh, dù dì Lành không trực tiếp đứng quầy nữa, song những giá trị cũ như hương vị bánh mì, sự vui vẻ, mến khách của tiệm vẫn còn nguyên.