tran hương
Well-known member
Khám phá những làng nghề truyền thống Việt Nam để thấy rằng dân tộc Việt có những nghề nghiệp lâu đời, lưu giữ nét đẹp giá trị văn hóa qua hàng thế kỷ.
1. Làng Thủ Sỹ - làng nghề truyền thống Việt Nam nổi tiếng với nghề đan đó
Có lẽ làng Thủ Sỹ là một làng nghề truyền thống Việt Nam ít người biết. Thế nhưng đây lại là một làng nghề có lịch sử lên đến 200 tuổi, thuộc địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Đây là nơi gìn giữ và phát triển nghề đan đó đã hình thành cách nay khoảng 2 thế kỷ.
Làng Thủ Sỹ thuộc huyện Tiên Lữ, Hưng Yên. Ảnh: @thevietnamwanderers
Với nhiều du khách lần đầu du lịch Hưng Yên, nghề đan đó có vẻ còn rất mới mẻ và xa lạ. Tuy nhiên khi nhìn thấy rồi bạn mới vỡ lẽ rằng đây là một đồ vật rất quen thuộc. Đó là một loại ngư cụ được làm từ tre, nứa,… tạo thành nhiều hình dạng khác nhau, phục vụ cho việc đánh bắt cá.
Đây là một làng nghề chuyên sản xuất đó - một ngư cụ của người dân Việt Nam. Ảnh: @hanhsandy
Ở làng Thủ Sỹ Hưng Yên hiện có hơn 500 người làm công việc đan đó, tập trung nhiều ở hai thôn Tất Viên và Nội Lăng. Đến thăm ngôi làng cổ kính này, du khách như được hoài niệm về quá xứ xa xôi. Một ngôi làng Bắc Bộ truyền thống với mái ngói sẫm màu, với vách tường phủ rêu phong, với những cụ già tóc bạc phơ nhưng đôi tay đan đó thì thoăn thoắt.
Ở làng Thủ Sỹ hiện còn khoảng 500 người làm nghề đan đó. Ảnhtuong.san1711
Nghề đan đó vốn là nghề thủ công mỹ nghệ nên các công đoạn đều làm thủ công. Người dân phải vất vả tuyển chọn tre nứa rồi chẻ, rồi vót, rồi đan,… đều bằng tay. Để rồi thành phẩm là những chiếc đó công phu, tỉ mỉ vô cùng đẹp mắt. Tùy loại đó mà người dân còn tiếp tục hun khói để sản phẩm bền, đẹp hơn hẳn.
Ngôi làng này có tuổi đời lên đến 200 năm. Ảnh: @bibimediahn
Ngày nay, nghề đan đó ở làng Thủ Sỹ Hưng Yên dần nổi tiếng khi những bức ảnh chụp tại ngôi làng này lan tỏa trên các cộng đồng du lịch. Những chiếc lờ, chiếc đó thành phẩm kết lại với nhau trông như những bông hoa tinh xảo, không chỉ đẹp mà còn thể hiện được sự khéo léo của người Việt khi sản xuất hàng thủ công.
2. Làng Bát Tràng - làng nghề truyền thống Việt Nam vang danh với nghề gốm sứ
Nếu là người yêu thích những làng nghề truyền thống, có lẽ bạn đã biết đến làng gốm Bát Tràng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Làng nghề Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Nơi đây vang danh với nghề sản xuất gốm sứ truyền thống, có lịch sử hình thành từ thời nhà Lê.
Làng gốm Bát Tràng hình thành từ thời nhà Lê. Ảnh: @_22.chananh_
Là một trong những làng nghề truyền thống Việt Nam nổi tiếng nhất, Bát Tràng trở thành tọa độ không thể bỏ qua khi du khách đến với Hà Nội. Làng nghề này là nơi sản xuất và cung cấp gốm sứ lớn nhất Việt Nam. Hiện tại, gốm Bát Tràng đã có mặt ở rất nhiều quốc gia châu Âu, châu Á.
Đây là làng nghề chuyên sản xuất các loại gốm sứ truyền thống. Ảnh: @iamcrislei
Từ lâu, làng gốm Bát Tràng đã được quy hoạch để trở thành một địa điểm du lịch ở Hà Nội. Tuy nhiên không vì thế mà làng cổ trăm tuổi này mất đi vẻ đẹp cũ xưa, cổ kính. Đến đây, bạn được tham quan những ngôi nhà gỗ có tuổi đời 200 năm, những ngôi đình, sân nhà và tham gia vào các lễ hội truyền thống của cư dân bản địa.
Chợ gốm Bát Tràng có bán rất nhiều loại gốm sứ đẹp. Ảnh: @mia.ng18
Đặc biệt, hi đi thăm làng nghề truyền thống Việt Nam này, du khách được trải nghiệm nặn gốm như một người thợ chuyên nghiệp. Nhiều cơ sở sản xuất ở Bát Tràng hỗ trợ du khách tự tay nặn gốm. Sau khi tác phẩm của bạn hoàn thiện, bạn có thể nhờ nung để mang về với chi phí khoảng 50.000 – 70.000 đồng.
Ở làng gốm này có rất nhiều nơi đẹp để bạn check in sống ảo. Ảnh: @ viphuonglinhdan
Còn nếu du khách có nhu cầu mua gốm sứ về làm quà tặng cho người thân, bạn bè sau chuyến đi, hãy ghé khu chợ gốm. Đây là nơi có bán rất nhiều sản phẩm gốm sứ, từ đồ mỹ nghệ, quà lưu niệm, đồ tiêu dùng cho đến hòn non bộ, gốm sứ phục vụ thờ cúng,… mang lại nhiều chọn lựa cho du khách.
3. Làng Vạn Phúc - làng nghề truyền thống Việt Nam tuyệt đẹp với nghề dệt lụa
Ở Hà Nội, ngoài làng gốm Bát Tràng, du khách còn có thể đi thăm làng Vạn Phúc. Đây là ngôi làng xinh đẹp thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm thủ đô chỉ khoảng 10km. Làng Vạn Phúc là nơi hình thành nên nghề dệt vải lụa từ khoảng 1000 năm về trước, gìn giữ những tinh hoa “quốc hồn quốc túy”của nghề sản xuất lụa Việt Nam.
Ở Hà Nội còn có một làng lụa Vạn Phúc trăm tuổi. Ảnh: @hanhhtlatui
Ngày nay khi đến thăm làng lụa Vạn Phúc Hà Đông, du khách được chiêm ngưỡng một ngôi làng với vẻ đẹp giao hòa giữa nét cổ kính, pha chút màu sắc của nhịp sống hiện đại. Đó là nơi được trang trí những chiếc ô đủ sắc màu dọc một góc phố, để du khách có thể check in sống ảo.
Làng lụa Vạn Phúc thuộc quận Hà Đông. Ảnh: @pegasvn
Thế nhưng ở làng Vạn Phúc đâu chỉ có một góc nhỏ chụp ảnh. Nơi này lưu giữ rất nhiều giá trị truyền thống về nghề dệt lụa của người Việt. Đi sâu vào làng, bạn sẽ bắt gặp những chiếc máy se tơ, dệt lụa của người dân. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp lao động của những nghệ nhân dệt lụa lâu năm bên khung dệt.
Du khách quốc tế hào hứng check in làng lụa Vạn Phúc. Ảnh: @juntos_viajando
Đặc biệt, ở làng Vạn Phúc còn có nhiều cửa hàng bày bán lụa với mẫu mã, màu sắc cực kỳ đẹp. Chất liệu lụa ở làng Vạn Phúc có thể được gọi là hàng “cực phẩm”. Bởi lụa Vạn Phúc từng được chọn để may trang phục triều đình và rất được ưa chuộng dưới triều nhà Nguyễn.
Nghệ nhân dệt lụa bên khung dệt thủ công truyền thống. Ảnh: @theturopian
Được biết, lụa Vạn Phúc được dệt từ 100% sợi tơ tự nhiên, không có sợi tổng hợp nên cho ra đời chất liệu lụa thượng hạng. Ngày nay, ngôi làng ngày còn khoảng 800 hộ gia đình theo nghề dệt, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 2,5 – 3 triệu m2 vải lụa chất lượng.
4. Làng Thủy Xuân - làng nghề truyền thống Việt Nam ấn tượng với nghề làm hương
Nhắc đến những làng nghề trăm tuổi ở Việt Nam mà bỏ qua làng hương Thủy Xuân thật là một thiếu sót lớn. Làng hương xinh đẹp này có tuổi đời hơn 700 năm, nằm trên con đường Huyền Trân Công Chúa, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km về hướng Tây Nam.
Làng hương Thủy Xuân nằm cách trung tâm thành phố Huế 7 km. Ảnh: @buihangg
Dưới thời nhà Nguyễn khoảng 7 thế kỷ trước, nghề làm hương đã xuất hiện tại làng Thủy Xuân. Thuở bấy giờ, làng nghề truyền thống này chủ yếu cung cấp hương cho triều đình, phủ quan và người dân trong vùng Thuận Hóa, Phú Xuân. Theo thời gian, từ đời này truyền sang đời khác, hình thành nên làng nghề truyền thống Việt Nam có tuổi đời lên đến trăm năm.
Làng hương này đã xuất hiện khoảng 7 thế kỷ trước. Ảnh: @jannykaniee
Ngày nay khi du lịch Huế, bạn hãy đến thăm làng hương Thủy Xuân để chiêm ngưỡng một bức tranh rực rỡ sắc màu. Ngôi làng qua bao năm tháng vẫn giữ trọn vẹn vẻ đẹp cổ kính của làng mạc miền Trung. Điểm tô vào đó là những sân nhà phơi đầy những bó hương với màu đỏ, màu vàng vô cùng nổi bật.
Những bó hương đủ màu sắc được phơi ở làng hương Thủy Xuân. Ảnh: @nhcuynh.205__
Ở làng hương Thủy Xuân, người dân không hề sử dụng hóa chất mà dùng trầm, quế chi, đinh hương, hoa hồi,… trộn đều vào để tạo nên hương thơm thanh tao, tự nhiên cho sản phẩm. Du khách đến đây có thể mua hương về làm quà hoặc mua để ủng hộ người dân trong làng.
Hương ở đây không dùng hóa chất, mùi thơm tự nhiên. Ảnh: @minhcuong_dr
Khi mà du lịch cố đô Huế ngày càng phát triển thì làng hương này trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đến thăm làng hương Thủy Xuân, bạn không chỉ được chụp ảnh cùng những sân phơi đầy hương tuyệt đẹp. Mà bạn còn được tìm hiểu về các công đoạn làm hương, thưởng thức một vẻ đẹp rất thủ công, mang đầy sắc màu tâm tinh trên đất Huế.
Đây là điểm đến đẹp không thể bỏ qua khi du lịch Huế. Ảnh: @ lyn_em
Mỗi làng nghề truyền thống Việt Nam đều là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc. Có dịp khám phá những làng nghề này để thấy thời gian không thể làm phai mờ những nghề thủ công tốt đẹp, mà ngược lại càng tôn vinh thêm những nét văn hóa nghề nghiệp mà ông bà, tổ tiên ta đã gầy dựng.
1. Làng Thủ Sỹ - làng nghề truyền thống Việt Nam nổi tiếng với nghề đan đó
Có lẽ làng Thủ Sỹ là một làng nghề truyền thống Việt Nam ít người biết. Thế nhưng đây lại là một làng nghề có lịch sử lên đến 200 tuổi, thuộc địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Đây là nơi gìn giữ và phát triển nghề đan đó đã hình thành cách nay khoảng 2 thế kỷ.
Làng Thủ Sỹ thuộc huyện Tiên Lữ, Hưng Yên. Ảnh: @thevietnamwanderers
Với nhiều du khách lần đầu du lịch Hưng Yên, nghề đan đó có vẻ còn rất mới mẻ và xa lạ. Tuy nhiên khi nhìn thấy rồi bạn mới vỡ lẽ rằng đây là một đồ vật rất quen thuộc. Đó là một loại ngư cụ được làm từ tre, nứa,… tạo thành nhiều hình dạng khác nhau, phục vụ cho việc đánh bắt cá.
Đây là một làng nghề chuyên sản xuất đó - một ngư cụ của người dân Việt Nam. Ảnh: @hanhsandy
Ở làng Thủ Sỹ Hưng Yên hiện có hơn 500 người làm công việc đan đó, tập trung nhiều ở hai thôn Tất Viên và Nội Lăng. Đến thăm ngôi làng cổ kính này, du khách như được hoài niệm về quá xứ xa xôi. Một ngôi làng Bắc Bộ truyền thống với mái ngói sẫm màu, với vách tường phủ rêu phong, với những cụ già tóc bạc phơ nhưng đôi tay đan đó thì thoăn thoắt.
Nghề đan đó vốn là nghề thủ công mỹ nghệ nên các công đoạn đều làm thủ công. Người dân phải vất vả tuyển chọn tre nứa rồi chẻ, rồi vót, rồi đan,… đều bằng tay. Để rồi thành phẩm là những chiếc đó công phu, tỉ mỉ vô cùng đẹp mắt. Tùy loại đó mà người dân còn tiếp tục hun khói để sản phẩm bền, đẹp hơn hẳn.
Ngày nay, nghề đan đó ở làng Thủ Sỹ Hưng Yên dần nổi tiếng khi những bức ảnh chụp tại ngôi làng này lan tỏa trên các cộng đồng du lịch. Những chiếc lờ, chiếc đó thành phẩm kết lại với nhau trông như những bông hoa tinh xảo, không chỉ đẹp mà còn thể hiện được sự khéo léo của người Việt khi sản xuất hàng thủ công.
2. Làng Bát Tràng - làng nghề truyền thống Việt Nam vang danh với nghề gốm sứ
Nếu là người yêu thích những làng nghề truyền thống, có lẽ bạn đã biết đến làng gốm Bát Tràng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Làng nghề Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Nơi đây vang danh với nghề sản xuất gốm sứ truyền thống, có lịch sử hình thành từ thời nhà Lê.
Làng gốm Bát Tràng hình thành từ thời nhà Lê. Ảnh: @_22.chananh_
Là một trong những làng nghề truyền thống Việt Nam nổi tiếng nhất, Bát Tràng trở thành tọa độ không thể bỏ qua khi du khách đến với Hà Nội. Làng nghề này là nơi sản xuất và cung cấp gốm sứ lớn nhất Việt Nam. Hiện tại, gốm Bát Tràng đã có mặt ở rất nhiều quốc gia châu Âu, châu Á.
Từ lâu, làng gốm Bát Tràng đã được quy hoạch để trở thành một địa điểm du lịch ở Hà Nội. Tuy nhiên không vì thế mà làng cổ trăm tuổi này mất đi vẻ đẹp cũ xưa, cổ kính. Đến đây, bạn được tham quan những ngôi nhà gỗ có tuổi đời 200 năm, những ngôi đình, sân nhà và tham gia vào các lễ hội truyền thống của cư dân bản địa.
Đặc biệt, hi đi thăm làng nghề truyền thống Việt Nam này, du khách được trải nghiệm nặn gốm như một người thợ chuyên nghiệp. Nhiều cơ sở sản xuất ở Bát Tràng hỗ trợ du khách tự tay nặn gốm. Sau khi tác phẩm của bạn hoàn thiện, bạn có thể nhờ nung để mang về với chi phí khoảng 50.000 – 70.000 đồng.
Còn nếu du khách có nhu cầu mua gốm sứ về làm quà tặng cho người thân, bạn bè sau chuyến đi, hãy ghé khu chợ gốm. Đây là nơi có bán rất nhiều sản phẩm gốm sứ, từ đồ mỹ nghệ, quà lưu niệm, đồ tiêu dùng cho đến hòn non bộ, gốm sứ phục vụ thờ cúng,… mang lại nhiều chọn lựa cho du khách.
3. Làng Vạn Phúc - làng nghề truyền thống Việt Nam tuyệt đẹp với nghề dệt lụa
Ở Hà Nội, ngoài làng gốm Bát Tràng, du khách còn có thể đi thăm làng Vạn Phúc. Đây là ngôi làng xinh đẹp thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm thủ đô chỉ khoảng 10km. Làng Vạn Phúc là nơi hình thành nên nghề dệt vải lụa từ khoảng 1000 năm về trước, gìn giữ những tinh hoa “quốc hồn quốc túy”của nghề sản xuất lụa Việt Nam.
Ngày nay khi đến thăm làng lụa Vạn Phúc Hà Đông, du khách được chiêm ngưỡng một ngôi làng với vẻ đẹp giao hòa giữa nét cổ kính, pha chút màu sắc của nhịp sống hiện đại. Đó là nơi được trang trí những chiếc ô đủ sắc màu dọc một góc phố, để du khách có thể check in sống ảo.
Thế nhưng ở làng Vạn Phúc đâu chỉ có một góc nhỏ chụp ảnh. Nơi này lưu giữ rất nhiều giá trị truyền thống về nghề dệt lụa của người Việt. Đi sâu vào làng, bạn sẽ bắt gặp những chiếc máy se tơ, dệt lụa của người dân. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp lao động của những nghệ nhân dệt lụa lâu năm bên khung dệt.
Đặc biệt, ở làng Vạn Phúc còn có nhiều cửa hàng bày bán lụa với mẫu mã, màu sắc cực kỳ đẹp. Chất liệu lụa ở làng Vạn Phúc có thể được gọi là hàng “cực phẩm”. Bởi lụa Vạn Phúc từng được chọn để may trang phục triều đình và rất được ưa chuộng dưới triều nhà Nguyễn.
Được biết, lụa Vạn Phúc được dệt từ 100% sợi tơ tự nhiên, không có sợi tổng hợp nên cho ra đời chất liệu lụa thượng hạng. Ngày nay, ngôi làng ngày còn khoảng 800 hộ gia đình theo nghề dệt, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 2,5 – 3 triệu m2 vải lụa chất lượng.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH MIỀN BẮC KHUYẾN MÃI >> HCM - Hà Nội (Rối Nước) - Ninh Bình - Hạ Long - Yên Tử - Sapa - Hà Nội giá từ 6.990.000 VNĐ/khách >> Tour Ba Vì Mùa Hoa Dã Quỳ 1N, Xe Ôtô giá từ 650.000 VNĐ/khách |
4. Làng Thủy Xuân - làng nghề truyền thống Việt Nam ấn tượng với nghề làm hương
Nhắc đến những làng nghề trăm tuổi ở Việt Nam mà bỏ qua làng hương Thủy Xuân thật là một thiếu sót lớn. Làng hương xinh đẹp này có tuổi đời hơn 700 năm, nằm trên con đường Huyền Trân Công Chúa, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km về hướng Tây Nam.
Dưới thời nhà Nguyễn khoảng 7 thế kỷ trước, nghề làm hương đã xuất hiện tại làng Thủy Xuân. Thuở bấy giờ, làng nghề truyền thống này chủ yếu cung cấp hương cho triều đình, phủ quan và người dân trong vùng Thuận Hóa, Phú Xuân. Theo thời gian, từ đời này truyền sang đời khác, hình thành nên làng nghề truyền thống Việt Nam có tuổi đời lên đến trăm năm.
Ngày nay khi du lịch Huế, bạn hãy đến thăm làng hương Thủy Xuân để chiêm ngưỡng một bức tranh rực rỡ sắc màu. Ngôi làng qua bao năm tháng vẫn giữ trọn vẹn vẻ đẹp cổ kính của làng mạc miền Trung. Điểm tô vào đó là những sân nhà phơi đầy những bó hương với màu đỏ, màu vàng vô cùng nổi bật.
Ở làng hương Thủy Xuân, người dân không hề sử dụng hóa chất mà dùng trầm, quế chi, đinh hương, hoa hồi,… trộn đều vào để tạo nên hương thơm thanh tao, tự nhiên cho sản phẩm. Du khách đến đây có thể mua hương về làm quà hoặc mua để ủng hộ người dân trong làng.
Khi mà du lịch cố đô Huế ngày càng phát triển thì làng hương này trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đến thăm làng hương Thủy Xuân, bạn không chỉ được chụp ảnh cùng những sân phơi đầy hương tuyệt đẹp. Mà bạn còn được tìm hiểu về các công đoạn làm hương, thưởng thức một vẻ đẹp rất thủ công, mang đầy sắc màu tâm tinh trên đất Huế.
Mỗi làng nghề truyền thống Việt Nam đều là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc. Có dịp khám phá những làng nghề này để thấy thời gian không thể làm phai mờ những nghề thủ công tốt đẹp, mà ngược lại càng tôn vinh thêm những nét văn hóa nghề nghiệp mà ông bà, tổ tiên ta đã gầy dựng.