Nguyễn May
Well-known member
Cô gái kể quá khứ bị người thân xâm hại, người phụ nữ viết câu chuyện bị chồng bạo hành trong "Đi về phía bình yên".
Cuốn sách là tự truyện của 12 phụ nữ trong số 1.665 mảnh đời ở Ngôi nhà bình yên - nơi tạm trú cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới - thuộc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Các nhân vật chọn nói ra câu chuyện đời mình với mong muốn lan tỏa niềm tin và hy vọng. Tác phẩm cho thấy hoàn cảnh của họ và hành trình bước ra khỏi bóng tối, lên tiếng cho những nạn nhân bị bạo hành, xâm hại, mua bán người.
Các câu chuyện trong tác phẩm được lược bỏ một số tình tiết tiêu cực nhưng vẫn có tính chân thực. Tên người và địa danh đã thay đổi để đảm bảo an toàn cho nhân vật.
Bìa "Đi về phía bình yên", sách 220 trang. Ảnh: NXB Phụ nữ Việt Nam
Sách nói về bé gái bị bố ruột xâm hại. Bố mẹ cô ly hôn khi con gái mới được 1-2 tháng, cô bé lớn lên trong sự thiếu thốn tình thương, chứng kiến bố lấy vợ hai, vợ ba. "Nếu sự việc xâm hại tôi không bị vỡ lở, có lẽ giờ này bố đang ở với cô ba, hoặc cô tư, cô năm nào đó nữa chưa biết chừng", người con gái cho biết. Sau này, khi người bố đi tù, cô gái bị nhà nội quay lưng, mẹ ruột đổ lỗi do con quyến rũ bố. Sự thờ ơ của gia đình đã để lại chấn thương tâm lý, cô gái tìm đến Ngôi nhà bình yên để được trị liệu và chữa lành những tổn thương. Hiện cô học nghề và sắp đi thực tập ở khách sạn, nhà hàng lớn.
Cô nhớ về thời gian trước khi sự việc xảy ra, những ngày hạnh phúc bên bố và anh trai: "Mỗi lần nghe giọng bố, tôi khóc rất nhiều. Tôi khóc không phải vì nghĩ lúc bố làm sai mà tôi nhìn lại những khoảnh khắc tốt đẹp lúc bố con còn vui vẻ. Bố, một người đàn ông trải qua ba đời vợ nhưng về cơ bản vẫn là gà trống nuôi con. Tôi nhớ đêm trung thu ba bố con ngồi ăn bánh ngắm trăng. Tôi khóc vì không thể quay lại khoảng thời gian vô tư đó".
Biên tập Trương Thị Ngọc Lan, người trực tiếp phỏng vấn gần 12 nhân vật trong tác phẩm, nói đây là hoàn cảnh khiến chị cảm động nhất. Chị cho biết: "Cô gái ấy nói rằng bây giờ em cảm thấy bình thường khi bố gọi từ trong tù, nhưng anh trai gọi thì em luôn khóc, bởi anh trai là người chưa được chữa lành, sự việc khiến anh trai mất cả gia đình, còn em thì có Ngôi nhà bình yên rồi".
Hành trình vượt qua cuộc hôn nhân không hạnh phúc, thoát khỏi bạo lực gia đình của nhân vật B., cô gái miền núi được kể lại trong Dám bước qua ngạch cửa. Theo quan điểm của người Mông, phụ nữ dù bị chồng đánh, vùi dập thế nào cũng phải cam chịu. Khác với con gái trong làng, B. luôn mơ ước được học rộng, đi nhiều nơi, cô suy nghĩ mình có thể tự lập được và không cần đến đàn ông. B. quyết định vượt lên những định kiến, hủ tục khi ly hôn chồng vì bị bạo hành, cô là người đầu tiên của bản dám làm điều này. Hành động của B. là động lực để những phụ nữ trong bản "vùng lên", thay đổi nhận thức về hôn nhân trong họ.
Trong sách có đoạn: "Chúng ta có thể vấp ngã, có thể sai lầm, có thể đã từng là nạn nhân của những điều kinh khủng nhất như bạo lực, xâm hại, mua bán người... nhưng chúng ta vẫn có thể sống sót, sống mạnh mẽ và tốt đẹp hơn, với sự nỗ lực của chính chúng ta, cùng sự hỗ trợ của cộng đồng và những chính sách từ nhà nước hoặc nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức thiện nguyện".
Độc giả Thùy Dương, 20 tuổi, Hà Nội, cho biết không khỏi nghẹn ngào khi đọc cuốn sách: "Mỗi câu chuyện đều được kể lại với giọng văn chân thực, giàu cảm xúc. Điều khiến tôi xúc động nhất chính là nghị lực phi thường và khát khao sống mãnh liệt của các nhân vật. Đi về phía bình yên đã dạy tôi biết trân quý hơn những giá trị của cuộc sống".
Chủ nhiệm câu lạc bộ sách Nhà mình Lê Thị Thùy Dương nói: "Đọc sách, tôi đồng cảm với các nhân vật, từ đó nảy nở tình yêu thương với những mảnh đời kém may mắn".
"Chánh văn" Hoàng Anh Tú nhận xét về cụm từ "bình yên" trong nhan đề tác phẩm: "Đó là một thứ rất khó khăn, không phải ai cũng có sự bình yên. Trái tim phụ nữ luôn lo lắng, dành tất cả cho những người thân yêu của mình. Vì vậy, bình yên là món quà vô cùng giá trị với mỗi người, là nơi giông bão dừng lại, nếu chúng ta có thể chia sẻ với họ thì đó là một điều tuyệt vời".
Nhà văn Hoàng Anh Tú nói về giá trị của sự bình yên đối với phụ nữ. Ảnh: Trung tâm Phụ nữ và Phát triển
Cuốn sách truyền tải giá trị tích cực trong việc bảo vệ phụ nữ, nhận thức về các vấn đề bạo lực giới, xâm hại tình dục và mua bán người, truyền cảm hứng để những nạn nhân lên tiếng bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Sách gửi gắm thông điệp về một gia đình đúng nghĩa: "Chỗ nào an toàn, chỗ nào hạnh phúc, thì đấy là gia đình".
Đi về phía bình yên là sách song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh, ra mắt năm 2023, do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển làm chủ biên, NXB Phụ nữ Việt Nam phát hành. Kể từ khi ra mắt, cuốn sách được giới thiệu trong nhiều buổi giao lưu giữa các tác giả, nhân vật và bạn đọc. Buổi tọa đàm giới thiệu sách Đi về phía bình yên ngày 29/11 được tổ chức trong Tháng hành động vì bình đẳng giới.
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) là đơn vị thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt nam (VWU), có chức năng phục vụ các hoạt động chính trị - xã hội của Hội và hỗ trợ sự phát triển toàn diện về năng lực, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực và thẩm mỹ của phụ nữ Việt Nam. Trung tâm được phép cung cấp các dịch vụ kinh doanh để có nguồn thu hỗ trợ cho phụ nữ yếu thế. CWD từng cho xuất bản cuốn Ngôi nhà Bình yên: tự truyện của nạn nhân bị mua bán trở về (2013).
Cuốn sách là tự truyện của 12 phụ nữ trong số 1.665 mảnh đời ở Ngôi nhà bình yên - nơi tạm trú cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới - thuộc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Các nhân vật chọn nói ra câu chuyện đời mình với mong muốn lan tỏa niềm tin và hy vọng. Tác phẩm cho thấy hoàn cảnh của họ và hành trình bước ra khỏi bóng tối, lên tiếng cho những nạn nhân bị bạo hành, xâm hại, mua bán người.
Các câu chuyện trong tác phẩm được lược bỏ một số tình tiết tiêu cực nhưng vẫn có tính chân thực. Tên người và địa danh đã thay đổi để đảm bảo an toàn cho nhân vật.
Bìa "Đi về phía bình yên", sách 220 trang. Ảnh: NXB Phụ nữ Việt Nam
Sách nói về bé gái bị bố ruột xâm hại. Bố mẹ cô ly hôn khi con gái mới được 1-2 tháng, cô bé lớn lên trong sự thiếu thốn tình thương, chứng kiến bố lấy vợ hai, vợ ba. "Nếu sự việc xâm hại tôi không bị vỡ lở, có lẽ giờ này bố đang ở với cô ba, hoặc cô tư, cô năm nào đó nữa chưa biết chừng", người con gái cho biết. Sau này, khi người bố đi tù, cô gái bị nhà nội quay lưng, mẹ ruột đổ lỗi do con quyến rũ bố. Sự thờ ơ của gia đình đã để lại chấn thương tâm lý, cô gái tìm đến Ngôi nhà bình yên để được trị liệu và chữa lành những tổn thương. Hiện cô học nghề và sắp đi thực tập ở khách sạn, nhà hàng lớn.
Cô nhớ về thời gian trước khi sự việc xảy ra, những ngày hạnh phúc bên bố và anh trai: "Mỗi lần nghe giọng bố, tôi khóc rất nhiều. Tôi khóc không phải vì nghĩ lúc bố làm sai mà tôi nhìn lại những khoảnh khắc tốt đẹp lúc bố con còn vui vẻ. Bố, một người đàn ông trải qua ba đời vợ nhưng về cơ bản vẫn là gà trống nuôi con. Tôi nhớ đêm trung thu ba bố con ngồi ăn bánh ngắm trăng. Tôi khóc vì không thể quay lại khoảng thời gian vô tư đó".
Biên tập Trương Thị Ngọc Lan, người trực tiếp phỏng vấn gần 12 nhân vật trong tác phẩm, nói đây là hoàn cảnh khiến chị cảm động nhất. Chị cho biết: "Cô gái ấy nói rằng bây giờ em cảm thấy bình thường khi bố gọi từ trong tù, nhưng anh trai gọi thì em luôn khóc, bởi anh trai là người chưa được chữa lành, sự việc khiến anh trai mất cả gia đình, còn em thì có Ngôi nhà bình yên rồi".
Hành trình vượt qua cuộc hôn nhân không hạnh phúc, thoát khỏi bạo lực gia đình của nhân vật B., cô gái miền núi được kể lại trong Dám bước qua ngạch cửa. Theo quan điểm của người Mông, phụ nữ dù bị chồng đánh, vùi dập thế nào cũng phải cam chịu. Khác với con gái trong làng, B. luôn mơ ước được học rộng, đi nhiều nơi, cô suy nghĩ mình có thể tự lập được và không cần đến đàn ông. B. quyết định vượt lên những định kiến, hủ tục khi ly hôn chồng vì bị bạo hành, cô là người đầu tiên của bản dám làm điều này. Hành động của B. là động lực để những phụ nữ trong bản "vùng lên", thay đổi nhận thức về hôn nhân trong họ.
Trong sách có đoạn: "Chúng ta có thể vấp ngã, có thể sai lầm, có thể đã từng là nạn nhân của những điều kinh khủng nhất như bạo lực, xâm hại, mua bán người... nhưng chúng ta vẫn có thể sống sót, sống mạnh mẽ và tốt đẹp hơn, với sự nỗ lực của chính chúng ta, cùng sự hỗ trợ của cộng đồng và những chính sách từ nhà nước hoặc nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức thiện nguyện".
Độc giả Thùy Dương, 20 tuổi, Hà Nội, cho biết không khỏi nghẹn ngào khi đọc cuốn sách: "Mỗi câu chuyện đều được kể lại với giọng văn chân thực, giàu cảm xúc. Điều khiến tôi xúc động nhất chính là nghị lực phi thường và khát khao sống mãnh liệt của các nhân vật. Đi về phía bình yên đã dạy tôi biết trân quý hơn những giá trị của cuộc sống".
Chủ nhiệm câu lạc bộ sách Nhà mình Lê Thị Thùy Dương nói: "Đọc sách, tôi đồng cảm với các nhân vật, từ đó nảy nở tình yêu thương với những mảnh đời kém may mắn".
"Chánh văn" Hoàng Anh Tú nhận xét về cụm từ "bình yên" trong nhan đề tác phẩm: "Đó là một thứ rất khó khăn, không phải ai cũng có sự bình yên. Trái tim phụ nữ luôn lo lắng, dành tất cả cho những người thân yêu của mình. Vì vậy, bình yên là món quà vô cùng giá trị với mỗi người, là nơi giông bão dừng lại, nếu chúng ta có thể chia sẻ với họ thì đó là một điều tuyệt vời".
Nhà văn Hoàng Anh Tú nói về giá trị của sự bình yên đối với phụ nữ. Ảnh: Trung tâm Phụ nữ và Phát triển
Cuốn sách truyền tải giá trị tích cực trong việc bảo vệ phụ nữ, nhận thức về các vấn đề bạo lực giới, xâm hại tình dục và mua bán người, truyền cảm hứng để những nạn nhân lên tiếng bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Sách gửi gắm thông điệp về một gia đình đúng nghĩa: "Chỗ nào an toàn, chỗ nào hạnh phúc, thì đấy là gia đình".
Đi về phía bình yên là sách song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh, ra mắt năm 2023, do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển làm chủ biên, NXB Phụ nữ Việt Nam phát hành. Kể từ khi ra mắt, cuốn sách được giới thiệu trong nhiều buổi giao lưu giữa các tác giả, nhân vật và bạn đọc. Buổi tọa đàm giới thiệu sách Đi về phía bình yên ngày 29/11 được tổ chức trong Tháng hành động vì bình đẳng giới.
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) là đơn vị thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt nam (VWU), có chức năng phục vụ các hoạt động chính trị - xã hội của Hội và hỗ trợ sự phát triển toàn diện về năng lực, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực và thẩm mỹ của phụ nữ Việt Nam. Trung tâm được phép cung cấp các dịch vụ kinh doanh để có nguồn thu hỗ trợ cho phụ nữ yếu thế. CWD từng cho xuất bản cuốn Ngôi nhà Bình yên: tự truyện của nạn nhân bị mua bán trở về (2013).