Nguyễn May
Well-known member
Bánh cuốn là món ăn đặc trưng của Việt Nam, xuất hiện khắp các vùng miền trên cả nước.
Đĩa bánh cuốn nóng hổi ăn kèm chả, nem, thịt,... chấm với nước mắm và gỏi, ăn thêm chút rau thơm đã trở thành nét ẩm thực đặc trưng. Tùy mỗi nơi sẽ có những biến tấu khác nhau. Có nơi, phiên bản biến tấu đặc sắc và phổ biến đến mức thành đặc sản của vùng đó.
Bánh cuốn Cao Bằng, Hà Giang
Bánh cuốn ở Cao Bằng hay Hà Giang đều có vỏ bánh không quá dày, cũng không quá mỏng, bên trong thường có nhân là thịt hoặc trứng.
Ảnh: Internet
Điều đặc biệt của bánh cuốn Cao Bằng nằm ở phần nước chấm đặc trưng. Không phải là loại nước mắm pha thông thường, ở Cao Bằng, người ta thường ăn bánh cuốn chấm cùng bát nước xương ninh ngọt thanh, vị nhạt nhạt, thêm chút lá mùi tàu băm nhỏ. Nếu chưa quen thì khi ăn sẽ thường dễ bị ngấy, nhưng một khi đã quen vị rồi, thì bánh cuốn Cao Bằng rất dễ gây nghiện.
Ảnh: Internet
Tùy ý thích mà bạn có thể gọi thêm 1, 2 miếng giò, hoặc thả cả bánh vào bát nước chấm để thấm đẫm nước rồi ăn. Thêm một điểm đặc biệt ở bánh cuốn Cao Bằng chính là sự góp mặt của măng ớt muối và tương ớt. Khi ăn, cái vị chua chua cay cay này càng giúp đĩa bánh cuốn tăng thêm hương vị.
Bánh cuốn Lạng Sơn
Nhắc đến bánh cuốn Lạng Sơn, không thể không kể tên bánh cuốn trứng đặc trưng xứ Lạng. Khi bột bánh được hấp vừa đủ chín, người ta thường đập thêm quả trứng lên mặt bánh, cho đến khi lòng trắng chuyển sang màu đục thì khéo léo dùng que tre lật các cạnh bánh lên, gập lại sao cho kín phần lòng đỏ bên trong, thường có dáng vuông vuông.
Ảnh: Internet
Khi bày ra đĩa, người bán sẽ thêm một thìa thịt băm nhuyễn đã xào cùng gia vị, đặt lên phần trên cùng. Khi ăn bánh cuốn trứng sẽ cảm nhận rõ được vị béo béo của bánh cùng trứng, thêm chút thịt băm mặn mà vừa đủ. Bánh cuốn Lạng Sơn cũng ăn cùng nước xương hầm, rắc thêm chút rau thơm các loại.
Bánh cuốn chả mực Quảng Ninh
Đặc sản Quảng Ninh có thể kể tên chính là món bánh cuốn chả mực. Một đĩa bánh cuốn chả mực ngon phải là bánh mềm mại, nóng hổi, chả mực giòn giòn ngọt ngọt, nước chấm cay cây thơm nồng. Chả mực được chế biến từ mực tươi ngon, đem giã tay rồi chiên lên vàng ươm.
Ảnh: Internet
Nước chấm ăn cùng bánh cuốn là nước mắm, được pha cùng ớt, đường, chanh sao cho có vị chua ngọt đậm đà vừa đủ. Đĩa bánh cuốn được tráng mỏng vừa đủ, cuộn bên trong là thịt nạc, tôm nõn. Khi ăn, sự kết hợp của các thành phần trên tạo nên vị ngon hấp dẫn rất hòa quyện, đậm đà.
Ảnh: Internet
Bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội)
Hà Nội nổi tiếng với món bánh cuốn Thanh Trì. Bánh cuốn được gọi tên theo làng nghề truyền thống làm ra món bánh này là làng Thanh Trì (phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Đúng truyền thống thì bánh cuốn Thanh Trì thường là loại bánh tráng mỏng, không có nhân bên trong, được phết một lớp mỡ hành phi bóng bẩy, thơm phức.
Ảnh: Internet
Người Hà Nội hay ăn bánh cuốn Thanh Trì cùng chả quế hoặc thịt nướng vừa đậm vị vừa rất thơm ngon, đặc biệt là chả quế. Nước chấm ăn cùng với bánh cuốn Thanh Trì là nước mắm, được pha chế khá cầu kì với hỗn hợp nước mắm, dấm nếp, vài lát ớt và hành phi. Một số nơi còn thêm chút tinh dầu cà cuống để thêm chuẩn vị.
Ảnh: Internet
Bánh cuốn Phủ Lý (Hà Nam)
Bánh cuốn Phủ Lý thường được ăn cùng với thịt nướng than và ăn nguội. Thịt nướng thường là thịt ba chỉ được thái nhỏ vừa ăn, đem tẩm ướp đủ gia vị hành, tiêu, đường, nước mắm rồi nướng trên bếp than. Thịt nướng xong thơm phức, vàng ươm, ăn mềm, gia vị đầy đặn. Yếu tố quyết định độ ngon của đĩa bánh cuốn Phủ Lý là chén nước mắm nóng, thêm chút dưa chua và một số loại rau thơm, húng quế ăn kèm.
Ảnh: Internet
Bánh cuốn nóng nhân thịt
Đây có thể xem là phiên bản bánh cuốn được ưa chuộng và rất phổ biến ở Việt Nam. Hầu như đi tỉnh thành nào cũng sẽ tìm được một phần bánh cuốn nóng nhân thịt nóng hổi, thơm ngon.
Ảnh: Internet
Bánh cuốn "quốc dân" thường có nhân là thịt băm trộn cùng mộc nhĩ, ăn cùng với giò chả. Tùy mỗi địa phương sẽ có các biến tấu khác nhau, nhưng thường thấy nhất là ăn cùng nem chua, giò chả. Đĩa bánh cuốn nào cũng phải kèm đầy đủ các loại rau giá, chan cùng nước mắm pha lẫn vài lát ớt xắt miếng nhỏ.
Đĩa bánh cuốn nóng hổi ăn kèm chả, nem, thịt,... chấm với nước mắm và gỏi, ăn thêm chút rau thơm đã trở thành nét ẩm thực đặc trưng. Tùy mỗi nơi sẽ có những biến tấu khác nhau. Có nơi, phiên bản biến tấu đặc sắc và phổ biến đến mức thành đặc sản của vùng đó.
Bánh cuốn Cao Bằng, Hà Giang
Bánh cuốn ở Cao Bằng hay Hà Giang đều có vỏ bánh không quá dày, cũng không quá mỏng, bên trong thường có nhân là thịt hoặc trứng.
Ảnh: Internet
Điều đặc biệt của bánh cuốn Cao Bằng nằm ở phần nước chấm đặc trưng. Không phải là loại nước mắm pha thông thường, ở Cao Bằng, người ta thường ăn bánh cuốn chấm cùng bát nước xương ninh ngọt thanh, vị nhạt nhạt, thêm chút lá mùi tàu băm nhỏ. Nếu chưa quen thì khi ăn sẽ thường dễ bị ngấy, nhưng một khi đã quen vị rồi, thì bánh cuốn Cao Bằng rất dễ gây nghiện.
Ảnh: Internet
Tùy ý thích mà bạn có thể gọi thêm 1, 2 miếng giò, hoặc thả cả bánh vào bát nước chấm để thấm đẫm nước rồi ăn. Thêm một điểm đặc biệt ở bánh cuốn Cao Bằng chính là sự góp mặt của măng ớt muối và tương ớt. Khi ăn, cái vị chua chua cay cay này càng giúp đĩa bánh cuốn tăng thêm hương vị.
Bánh cuốn Lạng Sơn
Nhắc đến bánh cuốn Lạng Sơn, không thể không kể tên bánh cuốn trứng đặc trưng xứ Lạng. Khi bột bánh được hấp vừa đủ chín, người ta thường đập thêm quả trứng lên mặt bánh, cho đến khi lòng trắng chuyển sang màu đục thì khéo léo dùng que tre lật các cạnh bánh lên, gập lại sao cho kín phần lòng đỏ bên trong, thường có dáng vuông vuông.
Ảnh: Internet
Khi bày ra đĩa, người bán sẽ thêm một thìa thịt băm nhuyễn đã xào cùng gia vị, đặt lên phần trên cùng. Khi ăn bánh cuốn trứng sẽ cảm nhận rõ được vị béo béo của bánh cùng trứng, thêm chút thịt băm mặn mà vừa đủ. Bánh cuốn Lạng Sơn cũng ăn cùng nước xương hầm, rắc thêm chút rau thơm các loại.
Bánh cuốn chả mực Quảng Ninh
Đặc sản Quảng Ninh có thể kể tên chính là món bánh cuốn chả mực. Một đĩa bánh cuốn chả mực ngon phải là bánh mềm mại, nóng hổi, chả mực giòn giòn ngọt ngọt, nước chấm cay cây thơm nồng. Chả mực được chế biến từ mực tươi ngon, đem giã tay rồi chiên lên vàng ươm.
Ảnh: Internet
Nước chấm ăn cùng bánh cuốn là nước mắm, được pha cùng ớt, đường, chanh sao cho có vị chua ngọt đậm đà vừa đủ. Đĩa bánh cuốn được tráng mỏng vừa đủ, cuộn bên trong là thịt nạc, tôm nõn. Khi ăn, sự kết hợp của các thành phần trên tạo nên vị ngon hấp dẫn rất hòa quyện, đậm đà.
Ảnh: Internet
Bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội)
Hà Nội nổi tiếng với món bánh cuốn Thanh Trì. Bánh cuốn được gọi tên theo làng nghề truyền thống làm ra món bánh này là làng Thanh Trì (phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Đúng truyền thống thì bánh cuốn Thanh Trì thường là loại bánh tráng mỏng, không có nhân bên trong, được phết một lớp mỡ hành phi bóng bẩy, thơm phức.
Ảnh: Internet
Người Hà Nội hay ăn bánh cuốn Thanh Trì cùng chả quế hoặc thịt nướng vừa đậm vị vừa rất thơm ngon, đặc biệt là chả quế. Nước chấm ăn cùng với bánh cuốn Thanh Trì là nước mắm, được pha chế khá cầu kì với hỗn hợp nước mắm, dấm nếp, vài lát ớt và hành phi. Một số nơi còn thêm chút tinh dầu cà cuống để thêm chuẩn vị.
Ảnh: Internet
Bánh cuốn Phủ Lý (Hà Nam)
Bánh cuốn Phủ Lý thường được ăn cùng với thịt nướng than và ăn nguội. Thịt nướng thường là thịt ba chỉ được thái nhỏ vừa ăn, đem tẩm ướp đủ gia vị hành, tiêu, đường, nước mắm rồi nướng trên bếp than. Thịt nướng xong thơm phức, vàng ươm, ăn mềm, gia vị đầy đặn. Yếu tố quyết định độ ngon của đĩa bánh cuốn Phủ Lý là chén nước mắm nóng, thêm chút dưa chua và một số loại rau thơm, húng quế ăn kèm.
Ảnh: Internet
Bánh cuốn nóng nhân thịt
Đây có thể xem là phiên bản bánh cuốn được ưa chuộng và rất phổ biến ở Việt Nam. Hầu như đi tỉnh thành nào cũng sẽ tìm được một phần bánh cuốn nóng nhân thịt nóng hổi, thơm ngon.
Ảnh: Internet
Bánh cuốn "quốc dân" thường có nhân là thịt băm trộn cùng mộc nhĩ, ăn cùng với giò chả. Tùy mỗi địa phương sẽ có các biến tấu khác nhau, nhưng thường thấy nhất là ăn cùng nem chua, giò chả. Đĩa bánh cuốn nào cũng phải kèm đầy đủ các loại rau giá, chan cùng nước mắm pha lẫn vài lát ớt xắt miếng nhỏ.