Điểm khác biệt giữa 2 đệ nhất cầu trụ cao vùng Tây Bắc

Võ Xuân Trường

Well-known member
Điểm khác biệt giữa 2 đệ nhất cầu trụ cao vùng Tây Bắc

Cầu Pá Uôn bắc qua sông Đà hung dữ, cầu cạn Móng Sến đi qua thung lũng dốc 3 tầng đều là những điển hình cho sự kỳ vĩ, khát vọng của đất và người Tây Bắc.
Điểm khác biệt giữa 2 đệ nhất cầu trụ cao vùng Tây Bắc



Cầu cạn Móng Sến đi qua thung lũng dốc 3 tầng. Ảnh: Tân Văn
Mảnh đất Tây Bắc được biết đến với đặc trưng địa hình núi cao, sông sâu, nhiều đèo dốc, từ đó nhiều cung đường, cây cầu hùng vĩ được xây dựng nên.
Trong số những công trình giao thông có thể nói đến cầu Pá Uôn. Cây cầu được khởi công giữa năm 2007 và dự kiến đưa vào sử dụng trước mùa lũ năm 2009, song đã không thể hoàn thành kịp tiến độ do gặp nhiều yếu tố bất lợi.
Cầu Pá Uôn bắc qua sông Đà.
Cầu Pá Uôn bắc qua sông Đà. Ảnh: Tân Văn
Cầu Pá Uôn thuộc tuyến Quốc lộ 279 bắc qua hồ sông Đà, thuộc địa phận xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La khoảng 70km. Đây là tuyến giao thông huyết mạch nối Sơn La với các tỉnh Tây Bắc khác như Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai.
Pá Uôn có tổng chiều dài 1.418m, trong đó phần cầu chính dài 918m; đường dẫn 2 đầu cầu dài 500m. Chiều rộng toàn cầu là 9m, phần xe chạy rộng 8m. Cầu gồm 2 mố và 11 trụ, trong đó trụ chính của cầu cao tới 98,6m. Chiều cao toàn cầu tính từ đáy sông lên đến mặt cầu là 103,8m.
Số vốn đầu tư cho dự án sau nhiều lần điều chỉnh là 740 tỉ đồng. Đây cũng một công trình “Made in Vietnam” hoàn toàn, toàn bộ các khâu thiết kế, thi công đều do người Việt Nam thực hiện.
Dòng Đà giang gần “nuốt trọn” những trụ cầu cao kỷ lục.
Dòng Đà giang gần như “nuốt trọn” những trụ cầu cao kỷ lục. Ảnh: Tân Văn
Cũng tại Tây Bắc, một kỳ quan khác mới được xây dựng và sẽ đi vào khai thác trong khoảng tháng 8.2023 - cầu cạn Móng Sến. Thuộc địa phận thị xã Sa Pa, Móng Sến nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Khu du lịch quốc gia Sa Pa, làm giảm áp lực giao thông cho tuyến huyết mạch Quốc lộ 4D.
Với tổng mức đầu tư gần 500 tỉ đồng, được khởi công từ đầu năm 2020, cầu cạn Móng Sến vượt địa hình có chiều dài 612m, nối từ khu vực chân dốc lên đỉnh dốc ba tầng - đoạn đường khó đi, quanh co, nguy hiểm nhất trên cung đường từ thành phố Lào Cai lên thị xã Sa Pa.
Cầu cạn Móng Sến với trụ cao nhất Việt Nam.
Cầu cạn Móng Sến đi qua dốc 3 tầng của Quốc lộ 4D. Ảnh: Tân Văn
Thời gian vừa qua một số người lầm tưởng rằng cầu cạn Móng Sến, cầu Pá Uôn đi qua địa hình giống nhau. Thực tế, cầu Pá Uôn được bắc qua sông Đà, còn cầu cạn Móng Sến được xây dựng bắc qua thung lũng dốc 3 tầng (không qua sông) của Quốc lộ 4D.
Với chiều cao trụ chính lên tới 98,6m, cầu Pá Uôn được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận là cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á vào năm 2015. Còn nhắc đến Móng Sến, cần hiểu rõ đây là cây cầu trên cạn có trụ cao nhất Việt Nam (83m).
Việc xây dựng những cây cầu như Pá Uôn, Móng Sến góp phần quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thông tin từ UBND huyện Quỳnh Nhai, hàng năm ngay bên cầu Pá Uôn, lễ hội đua thuyền truyền thống luôn được tổ chức nhằm tôn vinh những nét văn hóa của người dân sống hai bên dòng sông Đà, góp phần phát triển kinh tế.
Còn với lãnh đạo UBND thị xã Sa Pa, cầu cạn Móng Sến không chỉ giúp rút ngắn quãng đường từ TP Lào Cai đi Sa Pa mà còn đảm bảo an toàn cho người dân, đồng thời trở thành điểm nhấn du lịch mới cho du khách đến với Sa Pa.
 
Bên trên