Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Ngành du lịch vũ trụ biến giấc mơ "chạm tới vì sao" của con người thành hiện thực nhưng lại đắt đỏ và được dự báo chỉ dành cho giới siêu giàu.
Hơn 10 năm trước, một số ít người được biết với tên gọi "khách du lịch vũ trụ" đã mua được vé đến Trạm Vũ trụ quốc tế ISS hoặc trạm Mir của Nga. Khi chương trình tàu con thoi kết thúc vào năm 2011, NASA đã dừng dịch vụ, hủy đi cơ hội để người thường cũng có thể bước ra ngoài vũ trụ giống phi hành gia. Tuy nhiên, bức tranh du lịch không gian dần thay đổi với sự xuất hiện của các công ty du lịch vũ trụ tư nhân, do các tỷ phú đứng đầu, như SpaceX của Elon Musk, Blue Origin của Jeff Bezos và Virgin Galactic của Richard Branson.
Ngày 31/3, tên lửa Falcon 9 đưa tàu Crew Dragon của SpaceX chở 4 hành khách bay lên từ trung tâm vũ trụ Kennedy, Mỹ tới một quỹ đạo chưa ai từng tới trong nhiệm vụ tư nhân Fram2. Đây là chương trình mới nhất liên quan đến hoạt động đưa hành khách vào không gian, mở ra tương lai cho du lịch vũ trụ.
Tỷ phú Jared Isaacman, CEO công ty tài chính Shift4 Payments, trong chuyến đi bộ ngoài không gian ngày 12/9/2024. Ảnh: SpaceX/Polaris Program
Bay vào vũ trụ là một trải nghiệm được nhiều người yêu thích, với ưu điểm là biến giấc mơ chạm tới các vì sao của con người thành hiện thực. Bên cạnh đó, các hành khách sẽ có những trải nghiệm đặc biệt mà không phải ai cũng có được. Trong nhiệm vụ của Fram2, 4 hành khách sẽ thực hiện trồng một số loại nấm trong không gian.
Các công ty đang phát triển thiết bị, kỹ thuật, công nghệ mới và nhiều thứ khác để giúp họ có thể bán vé đưa du khách vào không gian. Nhưng để biến giấc mơ này thành hiện thực phải có tài chính với ngân sách đầu tư vào ngành công nghiệp mới này lên đến hàng trăm triệu USD. "Tốn rất nhiều tiền" chính là nhược điểm đầu tiên của ngành công nghiệp du lịch vũ trụ.
Du lịch vũ trụ cũng vấp phải nhiều chỉ trích và cho rằng ngành chỉ hướng tới phục vụ cho những người "cực kỳ giàu có". Điều này dẫn đến cảm giác vỡ mộng của công chúng đối với vũ trụ. Thay vì mở cửa cho tất cả mọi người, giá một chuyến đi vào vũ trụ có thể khiến hầu hết mọi người lắc đầu. Chi phí vé được đánh giá quá cao, từ hàng trăm nghìn đến hàng chục triệu USD cho một trải nghiệm. Do ít người có thể trải nghiệm, nên không nhiều người có thể chỉ ra lợi ích mà ngành này mang lại.
Ngoài ra, các hành khách bay lên vũ trụ thực hiện các hoạt động giống như các phi hành gia từng làm trước đó. Do đó, du lịch vũ trụ được đánh giá thiên về giải trí nhiều hơn và không được đánh giá cao trong việc thúc đẩy các chuyến bay khám phá vũ trụ của con người một cách đáng kể.
Ngành du lịch vũ trụ là ngành kinh doanh ngách nên nhỏ, lẻ. Một số công ty đang phát triển các công nghệ dành riêng phục vụ ngành này. Nhưng các công nghệ đó chưa chắc có thể áp dụng cho các hoạt động liên quan nghiên cứu khoa học về không gian.
Nhược điểm cuối của ngành này là bay vào không gian rất khó, ngoài nhiều tiền, hành khách còn phải có sức khỏe và sức chịu đựng tốt. Trong nhiệm vụ Fram2 vừa được SpaceX thử nghiệm cuối tháng ba, các hành khách đều phải đối diện thử thách "có được một đêm ngon giấc", do sống trong môi trường không trọng lực. Ngoài ra, họ còn phải đối mặt thử thách tệ hơn, đó là trên quỹ đạo Trái Đất không thực sự có "đêm".
Tiến sĩ Mark Rosenberg, bác sĩ thần kinh tại Đại học Y khoa South Carolina, Mỹ, cho biết giấc ngủ của hành khách trên Fram2 sẽ bị gián đoạn vì cơ thể không thoải mái với môi trường mới. Tiếp đến, thị giác của các hành khách sẽ bị kích thích liên tục do sự thay đổi bên ngoài không gian. Một ngày trên quỹ đạo là 90 phút. Do đó, các hành khách sẽ bị rối loạn nhịp sinh học, dẫn đến khó ngủ. "Ngày" mà tiến sĩ Rosenberg đề cập đến là tần suất hành khách trải nghiệm số lần bình minh và hoàng hôn xuất hiện từ góc nhìn trong khoang tàu vũ trụ so với Trái Đất. Một ngày (Mặt Trời mọc và lặn) tại Trái Đất dài 24 giờ, nhưng bên ngoài vũ trụ, hoàng hôn và bình minh có thể xảy ra hơn chục lần trong khoảng thời gian 24 tiếng đó.
Theo thống kê của Space, website chuyên về lĩnh vực khoa học vũ trụ, đến nay có khoảng 60 người từng lên vũ trụ với tư cách du khách. Phần lớn trong số đó chỉ tham gia các chuyến đi "trải nghiệm vui vẻ" dưới quỹ đạo với thời gian ngắn. Dự kiến trong những năm tới, số chuyến du lịch vũ trụ không thay đổi nhiều.
Hầu hết mọi người sẽ không bao giờ có cơ hội thành khách du lịch vũ trụ và khả năng cao đây vẫn là ngành công nghiệp ngách, phục vụ giới siêu giàu. Trong tương lai, nó vẫn là một nội dung nằm trong mối quan tâm của con người đối với vũ trụ, và không có khả năng cao tạo ra bước ngoặt đáng kể trong ngành du lịch nói chung.
Hơn 10 năm trước, một số ít người được biết với tên gọi "khách du lịch vũ trụ" đã mua được vé đến Trạm Vũ trụ quốc tế ISS hoặc trạm Mir của Nga. Khi chương trình tàu con thoi kết thúc vào năm 2011, NASA đã dừng dịch vụ, hủy đi cơ hội để người thường cũng có thể bước ra ngoài vũ trụ giống phi hành gia. Tuy nhiên, bức tranh du lịch không gian dần thay đổi với sự xuất hiện của các công ty du lịch vũ trụ tư nhân, do các tỷ phú đứng đầu, như SpaceX của Elon Musk, Blue Origin của Jeff Bezos và Virgin Galactic của Richard Branson.
Ngày 31/3, tên lửa Falcon 9 đưa tàu Crew Dragon của SpaceX chở 4 hành khách bay lên từ trung tâm vũ trụ Kennedy, Mỹ tới một quỹ đạo chưa ai từng tới trong nhiệm vụ tư nhân Fram2. Đây là chương trình mới nhất liên quan đến hoạt động đưa hành khách vào không gian, mở ra tương lai cho du lịch vũ trụ.

Tỷ phú Jared Isaacman, CEO công ty tài chính Shift4 Payments, trong chuyến đi bộ ngoài không gian ngày 12/9/2024. Ảnh: SpaceX/Polaris Program
Bay vào vũ trụ là một trải nghiệm được nhiều người yêu thích, với ưu điểm là biến giấc mơ chạm tới các vì sao của con người thành hiện thực. Bên cạnh đó, các hành khách sẽ có những trải nghiệm đặc biệt mà không phải ai cũng có được. Trong nhiệm vụ của Fram2, 4 hành khách sẽ thực hiện trồng một số loại nấm trong không gian.
Các công ty đang phát triển thiết bị, kỹ thuật, công nghệ mới và nhiều thứ khác để giúp họ có thể bán vé đưa du khách vào không gian. Nhưng để biến giấc mơ này thành hiện thực phải có tài chính với ngân sách đầu tư vào ngành công nghiệp mới này lên đến hàng trăm triệu USD. "Tốn rất nhiều tiền" chính là nhược điểm đầu tiên của ngành công nghiệp du lịch vũ trụ.
Du lịch vũ trụ cũng vấp phải nhiều chỉ trích và cho rằng ngành chỉ hướng tới phục vụ cho những người "cực kỳ giàu có". Điều này dẫn đến cảm giác vỡ mộng của công chúng đối với vũ trụ. Thay vì mở cửa cho tất cả mọi người, giá một chuyến đi vào vũ trụ có thể khiến hầu hết mọi người lắc đầu. Chi phí vé được đánh giá quá cao, từ hàng trăm nghìn đến hàng chục triệu USD cho một trải nghiệm. Do ít người có thể trải nghiệm, nên không nhiều người có thể chỉ ra lợi ích mà ngành này mang lại.
Ngoài ra, các hành khách bay lên vũ trụ thực hiện các hoạt động giống như các phi hành gia từng làm trước đó. Do đó, du lịch vũ trụ được đánh giá thiên về giải trí nhiều hơn và không được đánh giá cao trong việc thúc đẩy các chuyến bay khám phá vũ trụ của con người một cách đáng kể.
Ngành du lịch vũ trụ là ngành kinh doanh ngách nên nhỏ, lẻ. Một số công ty đang phát triển các công nghệ dành riêng phục vụ ngành này. Nhưng các công nghệ đó chưa chắc có thể áp dụng cho các hoạt động liên quan nghiên cứu khoa học về không gian.
Nhược điểm cuối của ngành này là bay vào không gian rất khó, ngoài nhiều tiền, hành khách còn phải có sức khỏe và sức chịu đựng tốt. Trong nhiệm vụ Fram2 vừa được SpaceX thử nghiệm cuối tháng ba, các hành khách đều phải đối diện thử thách "có được một đêm ngon giấc", do sống trong môi trường không trọng lực. Ngoài ra, họ còn phải đối mặt thử thách tệ hơn, đó là trên quỹ đạo Trái Đất không thực sự có "đêm".
Tiến sĩ Mark Rosenberg, bác sĩ thần kinh tại Đại học Y khoa South Carolina, Mỹ, cho biết giấc ngủ của hành khách trên Fram2 sẽ bị gián đoạn vì cơ thể không thoải mái với môi trường mới. Tiếp đến, thị giác của các hành khách sẽ bị kích thích liên tục do sự thay đổi bên ngoài không gian. Một ngày trên quỹ đạo là 90 phút. Do đó, các hành khách sẽ bị rối loạn nhịp sinh học, dẫn đến khó ngủ. "Ngày" mà tiến sĩ Rosenberg đề cập đến là tần suất hành khách trải nghiệm số lần bình minh và hoàng hôn xuất hiện từ góc nhìn trong khoang tàu vũ trụ so với Trái Đất. Một ngày (Mặt Trời mọc và lặn) tại Trái Đất dài 24 giờ, nhưng bên ngoài vũ trụ, hoàng hôn và bình minh có thể xảy ra hơn chục lần trong khoảng thời gian 24 tiếng đó.
Theo thống kê của Space, website chuyên về lĩnh vực khoa học vũ trụ, đến nay có khoảng 60 người từng lên vũ trụ với tư cách du khách. Phần lớn trong số đó chỉ tham gia các chuyến đi "trải nghiệm vui vẻ" dưới quỹ đạo với thời gian ngắn. Dự kiến trong những năm tới, số chuyến du lịch vũ trụ không thay đổi nhiều.
Hầu hết mọi người sẽ không bao giờ có cơ hội thành khách du lịch vũ trụ và khả năng cao đây vẫn là ngành công nghiệp ngách, phục vụ giới siêu giàu. Trong tương lai, nó vẫn là một nội dung nằm trong mối quan tâm của con người đối với vũ trụ, và không có khả năng cao tạo ra bước ngoặt đáng kể trong ngành du lịch nói chung.