Từ Minh Quân
Well-known member
Nvidia đang là ngôi sao của ngành chip AI, nhưng điểm yếu của công ty là phải phụ thuộc quá nhiều vào đối tác TSMC ở Đài Loan.
Kết quả kinh doanh quý II/2023 của Nvidia vượt kỳ vọng của giới phân tích, đạt 11,2 tỷ USD. Nhà sản xuất chip Đài Loan kỳ vọng doanh thu quý tiếp theo tăng 170% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 16 tỷ USD. CNBC đánh giá dự báo tự tin của Nvidia cho thấy tầm quan trọng của các chip xử lý đồ họa (GPU) trong cơn sốt AI tạo sinh. Chip A100 và H100 của hãng được xem là yếu tố không thể thiếu để vận hành các siêu AI như ChatGPT.
Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại ngày vui của Nvidia không kéo dài. Cuộc đua AI có thể làm tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. Trong khi đó, Nvidia có một điểm yếu chí mạng: việc sản xuất chip của công ty phụ thuộc nhiều vào TSMC - xưởng đúc chip lớn nhất thế giới.
CEO Jensen Huang tại Triển lãm Computex Taipei 2023 ngày 30/5 ở Đài Loan. Ảnh: Bloomberg
Hạn chế này là điều không thể tránh khỏi vì TSMC cũng là đối tác gia công chip lớn trong nhiều lĩnh vực, từ ôtô đến smartphone, trong khi công suất có hạn. Do đó, không loại trừ khả năng Nvidia sẽ bị thiếu hụt chip khi muốn nâng sản lượng.
Tại các chợ đen ở Trung Quốc, A100 có giá 20.000 USD, cao gấp đôi so với giá gốc. Còn trên eBay, H100 cũng được bán chênh lệch cả chục nghìn USD. Điều này cho thấy tình trạng thiếu hụt chip nghiêm trọng của toàn thị trường. FT cho biết Nvidia dự kiến nâng sản lượng lên 1,5-2 triệu chip H100 trong năm tới, cao gấp 3-4 lần so với mục tiêu xuất xưởng 500.000 chiếc năm nay. Tuy nhiên, việc sản xuất nhiều hay ít còn phụ thuộc vào TSMC.
Không chỉ có quy trình 4 nm tiên tiến, TSMC còn sở hữu loạt bằng sáng chế liên quan đến công nghệ đóng gói. Chip chất lượng cao như H100 sau khi làm ra cần một khâu quan trọng là đóng gói. TSMC đang có lợi thế hàng đầu trong lĩnh vực này với công nghệ đóng gói mật độ cao, cho phép các chip xếp chồng lên nhau để có hiệu suất cao hơn.
Điểm yếu tiếp theo của Nvidia là hầu hết hệ sinh thái của công ty được thiết lập ở Đài Loan. Trong bối cảnh địa chính trị có nhiều biến động, khu vực này có thể là mắt xích dễ bị tổn thương. TSMC đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy mới ở Mỹ. Tuy nhiên, máy của họ ở Arizona đang bị chậm tiến độ do thiếu nhân lực địa phương.
Theo các nhà phân tích, Nvidia có thể đã gặp thời khi nhanh chóng định hướng sớm vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Nhưng việc phụ thuộc quá nhiều vào TSMC và khó mở rộng dây chuyền ra ngoài Đài Loan sẽ là rào cản khiến ngôi sao làng chip khó duy trì được vị thế trong tương lai, khi các đối thủ nhanh chóng nắm bắt được công nghệ và lấp đầy khoảng trống thiếu hụt của thị trường.
Kết quả kinh doanh quý II/2023 của Nvidia vượt kỳ vọng của giới phân tích, đạt 11,2 tỷ USD. Nhà sản xuất chip Đài Loan kỳ vọng doanh thu quý tiếp theo tăng 170% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 16 tỷ USD. CNBC đánh giá dự báo tự tin của Nvidia cho thấy tầm quan trọng của các chip xử lý đồ họa (GPU) trong cơn sốt AI tạo sinh. Chip A100 và H100 của hãng được xem là yếu tố không thể thiếu để vận hành các siêu AI như ChatGPT.
Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại ngày vui của Nvidia không kéo dài. Cuộc đua AI có thể làm tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. Trong khi đó, Nvidia có một điểm yếu chí mạng: việc sản xuất chip của công ty phụ thuộc nhiều vào TSMC - xưởng đúc chip lớn nhất thế giới.
CEO Jensen Huang tại Triển lãm Computex Taipei 2023 ngày 30/5 ở Đài Loan. Ảnh: Bloomberg
Hạn chế này là điều không thể tránh khỏi vì TSMC cũng là đối tác gia công chip lớn trong nhiều lĩnh vực, từ ôtô đến smartphone, trong khi công suất có hạn. Do đó, không loại trừ khả năng Nvidia sẽ bị thiếu hụt chip khi muốn nâng sản lượng.
Tại các chợ đen ở Trung Quốc, A100 có giá 20.000 USD, cao gấp đôi so với giá gốc. Còn trên eBay, H100 cũng được bán chênh lệch cả chục nghìn USD. Điều này cho thấy tình trạng thiếu hụt chip nghiêm trọng của toàn thị trường. FT cho biết Nvidia dự kiến nâng sản lượng lên 1,5-2 triệu chip H100 trong năm tới, cao gấp 3-4 lần so với mục tiêu xuất xưởng 500.000 chiếc năm nay. Tuy nhiên, việc sản xuất nhiều hay ít còn phụ thuộc vào TSMC.
Không chỉ có quy trình 4 nm tiên tiến, TSMC còn sở hữu loạt bằng sáng chế liên quan đến công nghệ đóng gói. Chip chất lượng cao như H100 sau khi làm ra cần một khâu quan trọng là đóng gói. TSMC đang có lợi thế hàng đầu trong lĩnh vực này với công nghệ đóng gói mật độ cao, cho phép các chip xếp chồng lên nhau để có hiệu suất cao hơn.
Điểm yếu tiếp theo của Nvidia là hầu hết hệ sinh thái của công ty được thiết lập ở Đài Loan. Trong bối cảnh địa chính trị có nhiều biến động, khu vực này có thể là mắt xích dễ bị tổn thương. TSMC đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy mới ở Mỹ. Tuy nhiên, máy của họ ở Arizona đang bị chậm tiến độ do thiếu nhân lực địa phương.
Theo các nhà phân tích, Nvidia có thể đã gặp thời khi nhanh chóng định hướng sớm vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Nhưng việc phụ thuộc quá nhiều vào TSMC và khó mở rộng dây chuyền ra ngoài Đài Loan sẽ là rào cản khiến ngôi sao làng chip khó duy trì được vị thế trong tương lai, khi các đối thủ nhanh chóng nắm bắt được công nghệ và lấp đầy khoảng trống thiếu hụt của thị trường.