Direct Marketing là gì? Làm sao để xây dựng được một chiến lược Direct Marketing hiệu quả trong giai đoạn hiện tại

Hải Vy

Well-known member
Dù cho thế giới có phát triển vượt bậc làm nên nhiều xu hướng Marketing cho thời đại mới thì chúng ta vẫn không thể nào phủ định được vai trò của Direct Marketing. Đây là một trong những hình thức truyền thông hiệu quả cho tới tận ngày nay.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tìm thấy một phương pháp Direct Marketing phù hợp cho doanh nghiệp của mình trong thời buổi môi trường luôn biến động và thay đổi. Chính vì vậy, hãy khám phá ngay Direct Marketing là gì và cách để hình thành một chiến lược hiệu quả nhất ngay bây giờ nhé!

Direct Marketing là gì?
Direct Marketing hay Marketing trực tiếp là một thuật ngữ chỉ quá trình hoặc hình thức mà doanh nghiệp tiếp thị tập trung vào những giao tiếp và tương tác trực tiếp với công chúng, nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức và khách hàng mục tiêu.

Một đặc điểm cơ bản của Direct Marketing đó là doanh nghiệp sẽ thực hiện những tác động trực tiếp tới nhóm khách hàng mục tiêu thông qua nhiều cách khác nhau. Quá trình này còn có tác động hai chiều khi khách hàng có thể kết nối và phản hồi lại với các hoạt động truyền thông, quảng cáo tiếp thị của doanh nghiệp.

Direct Marketing sẽ sử dụng nhiều công cụ để tương tác trực tiếp tới khách hàng


Các công cụ Direct Marketing phổ biến hiện nay
Nhiều người vẫn lầm tưởng, Direct Marketing chỉ bao gồm những phương pháp truyền thống xưa cũ tuy nhiên thực tế, cùng với sự phát triển mang tính vượt bậc của công nghệ hiện đại thì Direct Marketing cũng có những bước “chuyển mình” riêng. Cụ thể, các chuyên gia về lĩnh vực này đã chia Direct Marketing thành 2 loại với các công cụ chính như:

  • Direct Marketing sử dụng công cụ truyền thống: Bưu thiếp - thư trực tiếp (Direct mail), Tiếp thị qua điện thoại (Telemarketing), Brochure/catalog (Đặt hàng qua thư), Bản tin (Newsletter), Phiếu giảm giá (Coupon), Door to door Marketing (Tiếp thị tận nhà), Quảng cáo phản hồi trực tiếp.
  • Direct Marketing sử dụng công cụ hiện đại: Mạng xã hội (Social Media), Gửi thư điện tử (Email Marketing), Gửi tin nhắn (SMS Marketing).
Một số công cụ Direct Marketing phổ biến


Nguyên nhân doanh nghiệp lựa chọn Direct Marketing
Lợi ích của Direct Marketing là gì? Doanh nghiệp trước khi bắt đầu lựa chọn một chiến lược hay công cụ truyền thông, tiếp thị nào cũng đều phải đặt lên bàn cân so sánh. Phương thức Marketing này thực tế không chỉ đem đến những giá trị cho doanh nghiệp mà còn cho cả bản thân khách hàng nữa đấy!

Lợi ích đối với khách hàng
  • Có thể hiểu hơn về loại sản phẩm mà mình đang quan tâm từ đó đưa ra quyết định mua phù hợp.
  • Dễ dàng mua hàng hơn qua khá nhiều kênh khác nhau như tin nhắn, website, email…
  • Tiết kiệm thời gian lựa chọn và đặt hàng tận nhà.
  • Được trải nghiệm những dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng mang tính cá nhân hoá từ doanh nghiệp.
Lợi ích đối với doanh nghiệp
  • Dễ dàng trong việc xác định và tiếp cận được chính xác khách hàng tiềm năng của mình.
  • Tăng độ nhận thức về thương hiệu và từ đó tạo ra một mối quan hệ gần gũi hơn, thân thiết hơn đối với khách hàng.
  • Giúp quản lý được thời điểm tiếp cận khách hàng để qua đó có thể đo lường và đánh giá kết quả hoạt động Marketing.
  • Góp phần lớn trong việc gia tăng doanh số bán hàng.
Direct Marketing giúp gia tăng doanh số bán hàng


Những ưu - nhược điểm của Direct Marketing là gì?
Bất cứ một hình thái nào trong cuộc sống cũng đều có hai mặt của nó và Direct Marketing cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm
  • Direct Marketing có thể rất hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu và thúc đẩy doanh số bán hàng. Điều này là do thông điệp tiếp thị trực tiếp được gửi đến khách hàng, giúp đảm bảo rằng họ nhận được thông tin.
  • Hình thức Marketing này có thể đo lường được, qua đó giúp các doanh nghiệp hiểu được hiệu quả của các chiến dịch của họ. Điều này thực hiện bằng cách theo dõi số lượng khách hàng nhận được thông điệp, số lượng khách hàng mở ra và thực hiện hành động sau khi nhận được thông điệp.
  • Dễ dàng phân chia ngân sách Marketing cho từng nhóm đối tượng khách hàng.
  • Direct Marketing giúp tiết kiệm thời gian và chi phí chỉ bằng 1/10 với hình thức Marketing thông thường trước đây nhưng lại mang lại hiệu quả gấp đôi.
Direct Marketing mang nhiều ưu điểm tích cực


Nhược điểm
  • Nếu doanh nghiệp sử dụng các công cụ như gọi điện trực tiếp qua điện thoại hoặc gửi thư thì có thể tốn kém hơn cho việc in ấn, phí gửi thư hoặc trả tiền cho nhiều nhân viên tiếp thị điện thoại mới có thể tiếp cận được nhiều khách hàng nhất.
  • Hiện nay khi việc tiếp thị qua email, thư quảng cáo, tư vấn điện thoại ngày càng phổ biến thì người dùng lại có xu hướng coi đây là những tin nhắn và cuộc gọi rác.
  • Data khách hàng không chính xác và được xác thực thường xuyên sẽ khiến Direct Marketing trở nên khó khăn và kém hiệu quả.
  • Khách hàng có thể chủ động chặn cuộc gọi và tin nhắn tư vấn hoặc quảng cáo.
Khách hàng có thể khó chịu bởi nhiều tin nhắn Direct Marketing


Các hình thức phổ biến của Direct Marketing
Hiện nay, các hình thức phổ biến nhất của Direct Marketing là gì? Như chúng ta đã biết Direct Marketing nói riêng và Marketing nói chung luôn đề cao sự cá nhân hóa cho khách hàng. Chính vì vậy, bản thân những người làm Marketing cần xác định được đặc điểm của đối tượng khách hàng của mình để từ đó có thể lựa chọn được một hình thức tiếp thị phù hợp nhất:

Direct Mail - Thư trực tiếp
Hình thức này là dạng thư quảng cáo về sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp có thể sử dụng một số loại Direct Mail khác nhau như: Catalog, bưu thiếp, phong thư.

Điểm hạn chế của thư trực tiếp đó chính là thường bị giới hạn bởi khu vực địa lý và thời gian khách hàng nhận được thông điệp sẽ khá lâu. Vì vậy, chiến dịch sử dụng thư gửi trực tiếp thường áp dụng cho nhóm khách hàng trong danh sách tiếp thị cụ thể trong một khu vực nhất định.

Hình thức Direct mail


Telemarketing - Tiếp thị điện thoại
Đây là cách mà các doanh nghiệp áp dụng để trực tiếp tạo mối quan hệ qua điện thoại, tư vấn và bán sản phẩm, dịch vụ của họ. Hình thức này có thể sử dụng để theo dõi các chiến dịch tiếp thị, tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Tuy nhiên, việc triển khai áp dụng công cụ này không đơn giản, muốn đạt được hiệu quả thì cần đòi hỏi một kế hoạch tốt và có được nguồn dữ liệu về khách hàng chính xác.

Email Marketing - Thư điện tử
Email có thể bao gồm email quảng cáo hay bản tin điện tử được gửi để tìm kiếm khách hàng tiềm năng đồng thời củng cố thêm mối quan hệ với nhóm khách hàng cũ. Email Marketing là một hình thức Direct Marketing được sử dụng phổ biến bởi nó khá đơn giản, dễ đo lường và đặc biệt là tiết kiệm được chi phí thực hiện.

Email Marketing


SMS Marketing - Tin nhắn
Tiếp thị qua tin nhắn được hiểu đơn giản là doanh nghiệp gửi tin nhắn (SMS) hàng loạt tới lượng lớn khách hàng cá nhân. Nội dung của các tin nhắn này không quá dài mà thường là những thông báo bán hàng, lời nhắc hẹn, thông báo giao hàng hoặc liên kết đến các trang web.

Door to door leaflet Marketing
Hình thức ngày còn được gọi là tiếp thị tại nhà qua việc phân phát những tờ rơi tới trực tiếp khách hàng. Chính bởi đặc trưng đặc biệt của nó mà Direct Marketing Door to door leaflet chủ yếu được sử dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương cụ thể.

Social Media Marketing
Với sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội hiện nay thì công cụ tiếp thị này đã và đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều công ty áp dụng. Doanh nghiệp giờ đây vừa có thể chia sẻ thông tin một cách thường xuyên mà cũng vừa có cơ hội tương tác trực tiếp với khách hàng trên phạm vi không giới hạn.

Đồng thời, Social Media Marketing còn giúp phát triển hồ sơ truyền thông xã hội để việc quảng bá vận hành trở nên có hệ thống và đồng nhất trong phong cách thể hiện.

Direct selling - Bán hàng trực tiếp
Direct selling là chỉ một nhân viên bán hàng độc lập thực hiện cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp tới khách hàng. Tuy nhiên, hình thức này không chỉ đơn giản là bán đi mà còn thực hiện song song với việc tạo dựng hình ảnh và mối quan hệ mang tính mạng lưới trong cộng đồng người dùng tiềm năng.

Bán hàng trực tiếp cũng là một hình thức thuộc Direct Marketing


Cách xây dựng một chiến lược Direct Marketing hiệu quả
Bước 1: Xác định mục tiêu cho chiến lược
Những mục tiêu cần hoạch định của Direct Marketing là gì? Với một chiến dịch hiệu quả, mục tiêu không chỉ đứng trên góc nhìn về kinh tế mà còn cần đặt ra trên nhiều khía cạnh khác nữa như thị trường hoặc khách hàng.

Mục tiêu thị trường
Thị trường hay môi trường kinh doanh luôn luôn biến động và thay đổi. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp cần làm là nắm được đặc điểm xu hướng thị trường, định vị khách hàng để hiểu hơn về các yếu tố có thể ảnh hưởng, động cơ hình thành nên nhu cầu mua sắm của thị trường hiện nay.

Xác định mục tiêu thị trường là bước đầu của chiến lược


Mục tiêu về mối quan hệ với khách hàng
Marketing hiện đại khác với Marketing ở những thời kỳ trước chủ yếu nằm ở vị trí của khách hàng. Một chiến dịch hiệu quả cần đặt khách hàng ở vị trí trung tâm để có thể duy trì được mối quan hệ tốt đẹp, tăng sự thiện cảm, hài lòng và trung thành của họ lên mức tối đa.

Việc đề cao mục tiêu tạo dựng mối quan hệ với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có một “bước đệm” vững chắc cho mọi hoạt động Direct Marketing sau này.

Mục tiêu bán hàng
Trong bước đầu tiên của việc xây dựng một chiến lược Direct Marketing, bạn hãy đặt ra những con số cụ thể về doanh số mà mình muốn đạt được thông qua những nội dung, mô tả, lời chào bán sản phẩm, dịch vụ.

Cần lên mục tiêu bán hàng chi tiết


Bước 2: Tìm kiếm và xây dựng data khách hàng
Direct Marketing chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chất lượng data khách hàng mà bạn có, nó quyết định chiến dịch đó thành công hay thất bại. Hiện nay, có vô vàn đơn vị cung cấp, rao bán data người dùng nhưng không phải bất cứ gói data nào cũng chính xác.

Nguồn data chất lượng mà các bạn cần xây dựng phải là tập hợp tất cả những đối tượng có sự tương quan trong đặc điểm, sở thích, nhu cầu với loại hình sản phẩm của doanh nghiệp để có được tỷ lệ thành công cao nhất. Ngược lại, nếu ở bước này thực hiện một cách hời hợt thì chắc chắn sẽ phản tác dụng, gây tốn thời gian và công sức vô nghĩa.

Tốt nhất, bạn hãy xây dựng và thiết lập một kho dữ liệu riêng cho bản thân thông qua lịch sử mua bán, khảo sát online, các chương trình khuyến mãi… Bên cạnh đó nên nhớ, cần truyền tải thông tin một cách thông minh, đúng đối tượng và mục đích của mình.

Xây dựng một mạng lưới data chất lượng


Bước 3: Lựa chọn công cụ phù hợp
Như đã đề cập ở bên trên, có lẽ các bạn đã nắm được những công cụ của Direct Marketing là gì với những đặc điểm của chúng rồi đúng không nào?

Điều cần làm lúc này của chúng ta là cần xem xét khả năng về nhân lực, tài chính của bản thân, xem xét điều kiện môi trường, đặc điểm khách hàng và cả những ưu và nhược điểm của mỗi công cụ Direct Marketing để có thể đưa ra được quyết định hợp lý nhất.

Lưu ý, không nên lựa chọn và áp dụng Direct Marketing một cách tuỳ tiện và tràn lan trên nhiều công cụ cùng lúc mà cần biết đặt lên bàn cân so sánh, lựa chọn thiệt hơn bởi hình thức này có thể thành công với doanh nghiệp khác nhưng không có nghĩa nó cũng thành công với doanh nghiệp mình.

Chọn lựa một công cụ Direct Marketing phù hợp


Bước 4: Xác định nội dung và thông điệp muốn truyền tải
Nội dung của Direct Marketing là gì và thể hiện thế nào sẽ phụ thuộc phần lớn vào đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Nội dung cần cung cấp thông tin hữu ích hoặc giải quyết một vấn đề mà đối tượng mục tiêu đang gặp phải.

Thông điệp là yếu tố quan trọng khác tác động đến quyết định của khách hàng. Doanh nghiệp cần tạo ra thông điệp hấp dẫn, phù hợp với khách hàng và phù hợp với mục tiêu của chiến dịch.

Xác định nội dung và thông điệp


Bước 5: Đo lường hiệu quả và nhanh chóng điều chỉnh
Dù vận hành như thế nào thì mỗi hoạt động Direct Marketing cũng sẽ đem lại những kết quả cụ thể, chúng ta cần thực hiện đo lường để so sánh với những mục tiêu đã được hoạch định ban đầu. Các chỉ số đo lường hiệu quả thường được sử dụng trong chiến dịch Direct Marketing bao gồm: Tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi...

Việc đo lường này cần phải thống nhất một đơn vị cụ thể và tính trên tỷ lệ chi phí mà mình đã bỏ ra. Cuối cùng, kết quả của hoạt động đo lường và đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp có những điều chỉnh, sửa chữa kịp thời để phù hợp với mục tiêu và điều kiện môi trường.

Bước cuối cùng là đo lường hiệu quả hoạt động


Yếu tố tiên quyết tạo nên thành công cho chiến dịch
  • Chất lượng của dữ liệu: Data mà doanh nghiệp sử dụng buộc phải được lọc qua và hệ thống một cách hợp lý để tiếp cận được chính xác khách hàng của mình - đây là nhóm người có tiềm năng cao nhất trong việc mua sắm, sử dụng sản phẩm.
  • Lời chào mời hấp dẫn: Nội dung mà bạn mang đến phải làm sao cho người đọc thấy được khả năng có thể đáp ứng những nhu cầu của họ. Những khâu như làm nội dung, thiết kế trình bày hình ảnh, kết hợp ưu đãi… đều cần được quan tâm để mang đến niềm tin và sự thu hút nhất.
  • Chọn phương tiện phù hợp và triển khai tốt: Điều này không chỉ nâng cao cơ hội thành công mà còn giúp vận hành chiến dịch Direct Marketing được trôi chảy, đúng tiến độ và hạn chế xung đột xảy ra.
  • Dịch vụ khách hàng: Người dùng ngày nay không chỉ đánh giá chất lượng sản phẩm mà trải nghiệm tư vấn, chăm sóc khách hàng cũng cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, Direct Marketing lại chủ yếu hoạt động dựa trên tương tác trực tiếp với khách hàng nên điều này lại cần phải được chú trọng.
  • Chi phí và thời gian thực hiện: Doanh nghiệp cần cân nhắc chi phí và thời gian phù hợp với ngân sách và mục tiêu của chiến dịch.
Cần lưu ý nhiều yếu tố để đem đến thành công cho Direct Marketing

Em bán Samsung Z Flip5 512G: 16.490.000 đ
👉 Em có bán trả góp 0%
👉 Có giao hàng hỏa tốc
👉 Có Ship code
👉 Tặng care + 12 tháng
👉 Tặng ốp
Chi nhánh Gò Vấp
859 Quang Trung, Phường 12, Q Gò Vấp
Hotline: 0947.711.881

Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
Thời gian làm việc: 08h00 - 22h00
 
Bên trên