Thanh Tuấn
Well-known member
Năm 2024, doanh thu du lịch của tỉnh hơn 4.200 tỉ đồng, trong khi tổng thu ngân sách của tỉnh này hơn 4.300 tỉ đồng.
Nhà hát Cao Văn Lầu hay được gọi là Nhà hát 3 nón lá được công nhận điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL. Ảnh: Nhật Hồ
Khách du lich đến Bạc Liêu gấp đôi tỉnh Cà Mau
Báo cáo chính thức của UBND tỉnh Bạc Liêu cho thấy du lịch tỉnh này đóng góp lớn cho kinh tế. Cụ thể, tổng thu du lịch 4.200 tỉ đồng, đạt 101,8% kế hoạch, tăng 12% so cùng kỳ; trong đó, tổng thu khối nhà hàng - khách sạn đạt 1.615 tỉ đồng. Khách du lịch đạt khoảng 5.100.000 lượt người, tăng 19,7% so cùng kỳ; trong đó, số lượt khách sử dụng dịch vụ lưu trú tăng 11,7%, khách quốc tế đạt 112.000 lượt, tăng 6,7% so cùng kỳ.
Nhà Công tử Bạc Liêu - điểm đến du lịch tiêu biểu ĐBSCL. Ảnh: Nhật Hồ
Trong khi đó, tại tỉnh Cà Mau năm 2024, tổng lượt khách đến Cà Mau là 2.150.000 lượt, tăng 3,5% so cùng kỳ; tổng thu ước đạt 3.080 tỉ đồng, tăng 6% so cùng kỳ. Điều này cho thấy tổng lượt khách du lịch đến Bạc Liêu gấp đôi lượt khách đến tỉnh Cà Mau du lịch.
Theo Sở Văn hoá Thể thao Du lịch tỉnh Bạc Liêu, toàn tỉnh có 420 cơ sở lưu trú với khoảng 4.500 phòng, trong đó có 160 cơ sở lưu trú du lịch gồm 03 khách sạn 3 sao, 08 khách sạn 2 sao, 21 khách sạn 1 sao và các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Vườn nhãn Bạc Liêu sẽ được đưa vào khai thác du lịch. Ảnh: Nhật Hồ
Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động về du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024; trong đó, tập trung khai thác 12 điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL công nhận là điểm du lịch tiêu biểu khu vực ĐBSCL; duy trì và phát huy khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch tham quan Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ; phát huy hiệu quả hoạt động của 10 làng nghề đã được công nhận để sản xuất các sản phẩm mang tính đặc trưng của Bạc Liêu; chỉnh trang hoàn thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng dịch vụ hệ thống các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, sẵn sàng phục vụ du khách.
Du lịch được tỉnh quan tâm đặc biệt
Cơ sở hạ tầng du lịch tiếp tục được quan tâm đầu tư và kêu gọi đầu tư; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch xanh, du lịch gắn với phát huy các giá trị văn hoá đặc trưng của tỉnh.
Các hoạt động hợp tác, quảng bá, xúc tiến du lịch được triển khai hiệu quả thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2024, các thị trường du lịch trọng điểm của cả nước; tham gia trưng bày, giới thiệu văn hóa, ẩm thực, con người, sản phẩm du lịch tại các sự kiện du lịch trong và ngoài nước.
Tháp cổ Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu đã được công nhận di tích Quốc gia đặc biệt. Ảnh: Nhật Hồ
Các điểm đến tiêu biểu như: Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi); Khu du lịch sinh thái Hồ Nam; Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu; Khu Quảng trường Hùng Vương; Khu nhà Công tử Bạc Liêu; Khu biển nhân tạo thuộc khu du lịch Nhà Mát; Nhà hàng - khách sạn Bạc Liêu; Khu Quán âm Phật đài; Điện gió Bạc Liêu; Di tích lịch sử văn hóa chùa Xiêm Cán; Di tích lịch sử Nọc Nạng; Nhà hát Cao Văn Lầu được phát huy hiệu quả.
Năm 2025, tỉnh Bạc Liêu sẽ tăng cường công tác xúc tiến, truyền thông, quảng bá du lịch Bạc Liêu trong và ngoài nước.Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng tại một số khu, điểm du lịch; kêu gọi đầu tư các dự án du lịch, đặc biệt là các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư. Đẩy mạnh tham gia hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL.
Khách du lich đến Bạc Liêu gấp đôi tỉnh Cà Mau
Báo cáo chính thức của UBND tỉnh Bạc Liêu cho thấy du lịch tỉnh này đóng góp lớn cho kinh tế. Cụ thể, tổng thu du lịch 4.200 tỉ đồng, đạt 101,8% kế hoạch, tăng 12% so cùng kỳ; trong đó, tổng thu khối nhà hàng - khách sạn đạt 1.615 tỉ đồng. Khách du lịch đạt khoảng 5.100.000 lượt người, tăng 19,7% so cùng kỳ; trong đó, số lượt khách sử dụng dịch vụ lưu trú tăng 11,7%, khách quốc tế đạt 112.000 lượt, tăng 6,7% so cùng kỳ.
Trong khi đó, tại tỉnh Cà Mau năm 2024, tổng lượt khách đến Cà Mau là 2.150.000 lượt, tăng 3,5% so cùng kỳ; tổng thu ước đạt 3.080 tỉ đồng, tăng 6% so cùng kỳ. Điều này cho thấy tổng lượt khách du lịch đến Bạc Liêu gấp đôi lượt khách đến tỉnh Cà Mau du lịch.
Theo Sở Văn hoá Thể thao Du lịch tỉnh Bạc Liêu, toàn tỉnh có 420 cơ sở lưu trú với khoảng 4.500 phòng, trong đó có 160 cơ sở lưu trú du lịch gồm 03 khách sạn 3 sao, 08 khách sạn 2 sao, 21 khách sạn 1 sao và các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động về du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024; trong đó, tập trung khai thác 12 điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL công nhận là điểm du lịch tiêu biểu khu vực ĐBSCL; duy trì và phát huy khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch tham quan Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ; phát huy hiệu quả hoạt động của 10 làng nghề đã được công nhận để sản xuất các sản phẩm mang tính đặc trưng của Bạc Liêu; chỉnh trang hoàn thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng dịch vụ hệ thống các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, sẵn sàng phục vụ du khách.
Du lịch được tỉnh quan tâm đặc biệt
Cơ sở hạ tầng du lịch tiếp tục được quan tâm đầu tư và kêu gọi đầu tư; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch xanh, du lịch gắn với phát huy các giá trị văn hoá đặc trưng của tỉnh.
Các hoạt động hợp tác, quảng bá, xúc tiến du lịch được triển khai hiệu quả thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2024, các thị trường du lịch trọng điểm của cả nước; tham gia trưng bày, giới thiệu văn hóa, ẩm thực, con người, sản phẩm du lịch tại các sự kiện du lịch trong và ngoài nước.
Các điểm đến tiêu biểu như: Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi); Khu du lịch sinh thái Hồ Nam; Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu; Khu Quảng trường Hùng Vương; Khu nhà Công tử Bạc Liêu; Khu biển nhân tạo thuộc khu du lịch Nhà Mát; Nhà hàng - khách sạn Bạc Liêu; Khu Quán âm Phật đài; Điện gió Bạc Liêu; Di tích lịch sử văn hóa chùa Xiêm Cán; Di tích lịch sử Nọc Nạng; Nhà hát Cao Văn Lầu được phát huy hiệu quả.
Năm 2025, tỉnh Bạc Liêu sẽ tăng cường công tác xúc tiến, truyền thông, quảng bá du lịch Bạc Liêu trong và ngoài nước.Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng tại một số khu, điểm du lịch; kêu gọi đầu tư các dự án du lịch, đặc biệt là các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư. Đẩy mạnh tham gia hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL.