linh_449
Linh Linhh
Nằm ở vị trí vô cùng đặc biệt, cung điện này chỉ được biết đến rộng rãi khi có hai người đàn ông tình cờ đi lạc vào trong lúc tìm đàn gia súc của mình.
Trong Công viên Quốc gia Mesa Verde rộng lớn của tiểu bang Colorado (Mỹ) có rất nhiều công trình kiến trúc bị bỏ hoang. Đáng chú ý, đây không phải là những ngôi nhà được xây dựng theo cách thông thường, mà là những ngôi nhà nằm cheo leo trên vách đá do người Pueblo cổ đại (tổ tiên của người bản địa ở vùng Tây Nam nước Mỹ) xây dựng.
Có rất nhiều công trình bỏ hoang được tìm thấy, nhưng trong số đó, Cliff Palace (Cung điện vách đá) được xem là thứ đặc biệt nhất.
Công tác xác định niên đại cho thấy rằng việc xây dựng và bảo trì Cliff Palace diễn ra liên tục từ năm 1190 đến năm 1360 sau Công nguyên. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra rằng phần lớn toà nhà được hoàn thành chỉ trong vòng 20 năm - một kỳ tích đáng kinh ngạc đối với sự sáng tạo, đa dạng kiến trúc và độc đáo về địa hình nơi đây.
Toàn cảnh khu vực cung điện nằm bên trong vách đá
Các nhà nghiên cứu cho rằng người Pueblo cổ đại đã xây dựng Cliff Palace và các ngôi nhà tại vị trí "bất khả xâm phạm" này do sự cạnh tranh gay gắt trong điều kiện khí hậu thay đổi. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại một câu hỏi lớn nhất về kỳ quan kiến trúc này: Tại sao nó lại bị bỏ hoang?
Theo Far Out Magazine, tòa lâu đài chắc chắn đã bị bỏ hoang hoàn toàn kể từ năm 1300, nhưng nhiều người vẫn còn tranh luận về lý do của cuộc di cư đột ngột. Không ít người cho rằng đợt một siêu hạn hán đã ảnh hưởng đến việc sản xuất lương thực trong khu vực, khiến người Pueblo phải từ bỏ và tìm kiếm một nơi ở khác.
Cung điện được xây dựng chủ yếu bằng đá sa thạch, dầm gỗ và vữa tự chế từ đất, nước và tro. Đồng thời còn có nhiều bức tường được trang trí bằng thạch cao đất đầy màu sắc. Tuy nhiên, những vật liệu này lại dễ bị xói mòn bởi điều kiện thời tiết thất thường và khắc nghiệt trong khu vực, cụ thể là sự chênh lệch giữa nhiệt độ quá cao và quá thấp.
Những vật liệu như gỗ, vữa khiến công trình bị tàn phá một cách nhanh chóng bởi môi trường
Ngoài ra, hệ động vật đa dạng cũng khiến cấu trúc huy hoàng một thời bị mài mòn không ít. Chỉ trong vòng 6 thế kỷ, cung điện đồ sộ đã biến đổi từ một tòa kiến trúc hùng vĩ gồm nhà ở, sân và đường hầm dưới lòng đất thành một bãi đổ nát.
Trong một thời gian dài, chỉ có người Mỹ bản địa mới biết đến sự tồn tại của Cliff Palace. Đến khi nước Mỹ bị thuộc địa hoá và người dân bắt đầu di chuyển về phía Tây, nó mới lần nữa được "tái khám phá" bởi Richard Wetherill và Charlie Mason vào năm 1888, khi cả hai đang tìm kiếm đàn gia súc đi lạc của mình.
Tuy nhiên, lần khám phá này lại mang đến cho cung điện những tác động tiêu cực, sự xuất hiện của các chuyến khảo cổ và cướp bóc khiến Cliff Palace ngày càng xuống cấp. Mãi cho đến khi Jesse Walter Fewkes, giám đốc dân tộc học tại Smithsonian, vào cuộc để ngăn chặn thiệt hại thêm cho cung điện thì Cliff Palace và những công trình kiến trúc xung quanh nó mới bắt đầu được chăm sóc chu đáo.
Sau những nỗ lực bảo tồn, khi vực này trở thành địa điểm tham quan thu hút nhiều du khách
Một trong những điều đáng chú ý khác của Cliff Palace là kích thước nhỏ bất thường của các ô cửa trong cung điện. Theo Far Out Magazine, các chuyên gia tuyên bố rằng vào thời điểm tòa cung điện được xây dựng, chiều cao trung bình của một người đàn ông là 168cm và một người phụ nữ là 152cm.
Chưa hết, một điều nữa khiến cho cung điện này trở nên bí ẩn là khu vực kiva (không gian nằm dưới lòng đất được người bản địa sử dụng cho các cuộc họp quan trọng về chính trị) nằm ở trung tâm của tòa kiến trúc. Cụ thể, khu vực kiva nằm ở nơi mà toàn bộ các căn phòng được phân chia bởi hàng loạt bức tường không có cửa ra hoặc lối vào. Mặt tường bên trong và bên ngoài của căn phòng cũng được tô hai màu khác nhau. Điều này đã khiến các học giả và du khách "vò đầu bứt tai" về mục đích thật sự của nó.
Có khoảng 150 căn phòng và 20 kiva bên trong cung điện
Theo một giả thuyết phổ biến, người ta tin rằng Cliff Palace là một trung tâm hành chính xã hội được xây dựng với mục đích tổ chức nghi lễ, đồng thời cũng là nơi ở các thị tộc khác ngoài người bản địa. Ý tưởng này bắt nguồn từ thực tế là có nhiều phòng tiêu chuẩn hơn so với căn phòng kiva truyền thống của người Pueblo, cụ thể có khoảng 150 căn phòng và 20 kiva, điều này chỉ ra rằng cung điện là nơi có sự kết hợp chặt chẽ giữa các dân tộc khác nhau.
Không nghi ngờ gì nữa, Cliff Palace thuộc Công viên Quốc gia Mesa Verde là một trong những địa điểm khảo cổ hấp dẫn nhất và rất đáng để ghé thăm. Cùng với việc cung cấp cái nhìn sâu sắc về cuộc sống của người Pueblo cổ đại và lịch sử khu vực, kỳ quan kiến trúc này còn cho chúng ta biết về cách mà những nền văn hoá cổ xưa giao thoa với nhau.
Trong Công viên Quốc gia Mesa Verde rộng lớn của tiểu bang Colorado (Mỹ) có rất nhiều công trình kiến trúc bị bỏ hoang. Đáng chú ý, đây không phải là những ngôi nhà được xây dựng theo cách thông thường, mà là những ngôi nhà nằm cheo leo trên vách đá do người Pueblo cổ đại (tổ tiên của người bản địa ở vùng Tây Nam nước Mỹ) xây dựng.
Có rất nhiều công trình bỏ hoang được tìm thấy, nhưng trong số đó, Cliff Palace (Cung điện vách đá) được xem là thứ đặc biệt nhất.
Công tác xác định niên đại cho thấy rằng việc xây dựng và bảo trì Cliff Palace diễn ra liên tục từ năm 1190 đến năm 1360 sau Công nguyên. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra rằng phần lớn toà nhà được hoàn thành chỉ trong vòng 20 năm - một kỳ tích đáng kinh ngạc đối với sự sáng tạo, đa dạng kiến trúc và độc đáo về địa hình nơi đây.
Toàn cảnh khu vực cung điện nằm bên trong vách đá
Các nhà nghiên cứu cho rằng người Pueblo cổ đại đã xây dựng Cliff Palace và các ngôi nhà tại vị trí "bất khả xâm phạm" này do sự cạnh tranh gay gắt trong điều kiện khí hậu thay đổi. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại một câu hỏi lớn nhất về kỳ quan kiến trúc này: Tại sao nó lại bị bỏ hoang?
Theo Far Out Magazine, tòa lâu đài chắc chắn đã bị bỏ hoang hoàn toàn kể từ năm 1300, nhưng nhiều người vẫn còn tranh luận về lý do của cuộc di cư đột ngột. Không ít người cho rằng đợt một siêu hạn hán đã ảnh hưởng đến việc sản xuất lương thực trong khu vực, khiến người Pueblo phải từ bỏ và tìm kiếm một nơi ở khác.
Cung điện được xây dựng chủ yếu bằng đá sa thạch, dầm gỗ và vữa tự chế từ đất, nước và tro. Đồng thời còn có nhiều bức tường được trang trí bằng thạch cao đất đầy màu sắc. Tuy nhiên, những vật liệu này lại dễ bị xói mòn bởi điều kiện thời tiết thất thường và khắc nghiệt trong khu vực, cụ thể là sự chênh lệch giữa nhiệt độ quá cao và quá thấp.
Những vật liệu như gỗ, vữa khiến công trình bị tàn phá một cách nhanh chóng bởi môi trường
Ngoài ra, hệ động vật đa dạng cũng khiến cấu trúc huy hoàng một thời bị mài mòn không ít. Chỉ trong vòng 6 thế kỷ, cung điện đồ sộ đã biến đổi từ một tòa kiến trúc hùng vĩ gồm nhà ở, sân và đường hầm dưới lòng đất thành một bãi đổ nát.
Trong một thời gian dài, chỉ có người Mỹ bản địa mới biết đến sự tồn tại của Cliff Palace. Đến khi nước Mỹ bị thuộc địa hoá và người dân bắt đầu di chuyển về phía Tây, nó mới lần nữa được "tái khám phá" bởi Richard Wetherill và Charlie Mason vào năm 1888, khi cả hai đang tìm kiếm đàn gia súc đi lạc của mình.
Tuy nhiên, lần khám phá này lại mang đến cho cung điện những tác động tiêu cực, sự xuất hiện của các chuyến khảo cổ và cướp bóc khiến Cliff Palace ngày càng xuống cấp. Mãi cho đến khi Jesse Walter Fewkes, giám đốc dân tộc học tại Smithsonian, vào cuộc để ngăn chặn thiệt hại thêm cho cung điện thì Cliff Palace và những công trình kiến trúc xung quanh nó mới bắt đầu được chăm sóc chu đáo.
Sau những nỗ lực bảo tồn, khi vực này trở thành địa điểm tham quan thu hút nhiều du khách
Một trong những điều đáng chú ý khác của Cliff Palace là kích thước nhỏ bất thường của các ô cửa trong cung điện. Theo Far Out Magazine, các chuyên gia tuyên bố rằng vào thời điểm tòa cung điện được xây dựng, chiều cao trung bình của một người đàn ông là 168cm và một người phụ nữ là 152cm.
Chưa hết, một điều nữa khiến cho cung điện này trở nên bí ẩn là khu vực kiva (không gian nằm dưới lòng đất được người bản địa sử dụng cho các cuộc họp quan trọng về chính trị) nằm ở trung tâm của tòa kiến trúc. Cụ thể, khu vực kiva nằm ở nơi mà toàn bộ các căn phòng được phân chia bởi hàng loạt bức tường không có cửa ra hoặc lối vào. Mặt tường bên trong và bên ngoài của căn phòng cũng được tô hai màu khác nhau. Điều này đã khiến các học giả và du khách "vò đầu bứt tai" về mục đích thật sự của nó.
Có khoảng 150 căn phòng và 20 kiva bên trong cung điện
Theo một giả thuyết phổ biến, người ta tin rằng Cliff Palace là một trung tâm hành chính xã hội được xây dựng với mục đích tổ chức nghi lễ, đồng thời cũng là nơi ở các thị tộc khác ngoài người bản địa. Ý tưởng này bắt nguồn từ thực tế là có nhiều phòng tiêu chuẩn hơn so với căn phòng kiva truyền thống của người Pueblo, cụ thể có khoảng 150 căn phòng và 20 kiva, điều này chỉ ra rằng cung điện là nơi có sự kết hợp chặt chẽ giữa các dân tộc khác nhau.
Không nghi ngờ gì nữa, Cliff Palace thuộc Công viên Quốc gia Mesa Verde là một trong những địa điểm khảo cổ hấp dẫn nhất và rất đáng để ghé thăm. Cùng với việc cung cấp cái nhìn sâu sắc về cuộc sống của người Pueblo cổ đại và lịch sử khu vực, kỳ quan kiến trúc này còn cho chúng ta biết về cách mà những nền văn hoá cổ xưa giao thoa với nhau.