Độc đáo nghề se lanh nơi rẻo cao Xím Vàng

Hồ Thị Thanh Trà

Well-known member
Trên hành trình du lịch Tây Bắc, không khó để du khách bắt gặp những phụ nữ Mông se lanh dệt vải - một nét đẹp văn hóa vùng cao.
Du lịch Tây Bắc: Độc đáo nghề se lanh nơi rẻo cao Xím Vàng
Du lịch Tây Bắc sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh phụ nữ Mông đang se lanh dệt vải. Ảnh: Hữu Đạt
Xím Vàng là một xã vùng cao cách trung tâm huyện Bắc Yên (Sơn La) khoảng 32km. Địa hình nơi đây có độ cao trung bình từ 800m - 1.500m so với mực nước biển, vì vậy khí hậu quanh năm mát mẻ, ôn hòa.
Trên bản đồ du lịch Tây Bắc, Xím Vàng là một địa danh với nhiều núi non hùng vĩ, khung cảnh hoang sơ, bình yên. Những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn, những nếp nhà của đồng bào dân tộc lưng chừng núi, ẩn hiện sau màn mây.
Bản làng lưng chừng núi. Ảnh: Hữu Đạt
Bản làng lưng chừng núi. Ảnh: Hữu Đạt
Ngoài cảnh sắc đẹp say lòng người, nhiều nét văn hóa đặc sắc vẫn đang được bà con nơi đây gìn giữ và bảo tồn. Từ bao đời nay, nghề dệt lanh đã gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Mông. Vải dệt từ lanh rất bền, đẹp và mặc ấm vào mùa đông, mát về mùa hè.
Du khách sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ Mông đang miệt mài se lanh dệt vải khi ghé thăm các bản làng.
Người Mông luôn tự hào về các trang phục làm bằng tay của mình với những chiếc váy lanh xếp nhiều ly, họa tiết đặc biệt. Vào những dịp Tết, lễ hội, chợ phiên, phụ nữ Mông nhất định sẽ mặc các bộ quần áo đẹp nhất. Đây cũng là cơ hội thể hiện sự khéo léo, chăm chỉ của mình.
Phụ nữ Mông miệt mài se lanh. Ảnh: Hữu Đạt
Phụ nữ Mông miệt mài se lanh. Ảnh: Hữu Đạt
Để có thể hoàn thành một sản phẩm từ lanh cần trải qua 40 công đoạn, từ gieo trồng lanh, thu hoạch, bóc tách sợi, giã sợi, quay sợi, nấu sợi, dựng khung dệt…
Cây lanh được trồng từ 4 - 5 tháng là có thể thu hoạch. Sau đó lanh phơi nắng khoảng một tuần rồi đem tước sợi. Sợi lanh đưa vào cối giã mềm và nối lại với nhau. Mắc các sợi lanh vào khung quay cho chúng xoắn lại thành từng cuộn tròn và mang đi giặt.
Tiếp đến sẽ cho lanh vào luộc bằng nước tro, bỏ thêm sáp nến đun trong một ngày, đến khi lanh mềm, trắng thì mang ra phơi, rồi guồng chia sợi. Lúc này, những sợi lanh đã xoắn kết lại thành một sợi dài và dai có thể mắc vào khung cửi để dệt vải.
Những cuộn lanh được mang đi giặt. Ảnh: Hữa Đạt
Những cuộn lanh được luộc bằng nước tro. Ảnh: Hữa Đạt
Khi dệt cần nhất là sự khéo léo và kinh nghiệm để có thể xử lý các sợi bị đứt. Đồng thời, phải có sự nhịp nhàng của đôi chân và nhanh mắt để dệt nên những tấm vải hoàn chỉnh.
Từ những mảnh vải mộc, phụ nữ Mông sẽ bắt đầu nhuộm và vẽ sáp ong để tạo nên các hoa văn. Màu chủ đạo của những trang phục này thường là đỏ, xanh hoặc vàng lấy từ màu của cây cỏ tự nhiên giúp vải bền đẹp, có mùi hương dễ chịu.
 
Bên trên