nhatlinh2000
Well-known member
Sá sùng còn được gọi là trùng biển hay sâu cát, là một loài hải sản quý có nhiều ở các bãi cát pha bùn từ Bắc vào Nam như biển Vân Đồn (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Tre, Bạc Liêu...
Ảnh: Báo Quảng Ninh
Sá sùng thường sống trong hang sâu, có màu nâu đỏ, trên thân mình sẽ có những sợi vân nhỏ li ti. Nhìn bề ngoài, sá sùng khá giống con trùng đất nhưng kích thước thường lớn hơn. Trong Đông y, sá sùng là dược liệu có tính mát, vị mặn, công năng thanh nhiệt, giải độc, vì thế món ăn này rất được ưa chuộng, bởi cả hương vị thơm ngon và sự bổ dưỡng.
Để chế biến sá sùng, đầu tiên phải lọc sạch phần đất, cát trong ruột trước. Người ta thường dùng dao nhỏ rạch dọc theo thân, rồi lộn ngược phần bên trong sá sùng ra để chà xát thật kỹ với muối, loại bỏ hết tất cả cát bên trong và cả mùi tanh. Sau đó rửa lại nhiều lần đến khi phần ruột có màu trắng ngà là sạch.
Ảnh: mia.vn
Ở mỗi vùng miền, lại có cách chế biến và thưởng thức sá sùng khác nhau. Ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Quảng Ninh, sá sùng thường được dùng khô, để ninh nước làm phở, bún. Còn ở một số tỉnh khác như các vùng biển Côn Đảo, Vũng Tàu, sá sùng tươi thường dùng để làm các món ăn khá độc đáo như xào chua ngọt, sá sùng chiên, sá sùng nướng… Ở Sài Gòn, sá sùng còn được đem nấu cháo và đã trở thành một món ngon độc đáo.
Ảnh: Hải sản Cô Tô
Ảnh: mia.vn
Sá sùng có vị ngọt tự nhiên, rất ngọt, trong quá trình chế biến không cần phải nêm thêm đường, bột ngọt. Chỉ cần chút muối dằn hương vị, thêm chút ớt cay cay là đã đủ làm nên những món sá sùng vô cùng thơm ngon đậm đà.
Ảnh: Báo Quảng Ninh
Sá sùng thường sống trong hang sâu, có màu nâu đỏ, trên thân mình sẽ có những sợi vân nhỏ li ti. Nhìn bề ngoài, sá sùng khá giống con trùng đất nhưng kích thước thường lớn hơn. Trong Đông y, sá sùng là dược liệu có tính mát, vị mặn, công năng thanh nhiệt, giải độc, vì thế món ăn này rất được ưa chuộng, bởi cả hương vị thơm ngon và sự bổ dưỡng.
Để chế biến sá sùng, đầu tiên phải lọc sạch phần đất, cát trong ruột trước. Người ta thường dùng dao nhỏ rạch dọc theo thân, rồi lộn ngược phần bên trong sá sùng ra để chà xát thật kỹ với muối, loại bỏ hết tất cả cát bên trong và cả mùi tanh. Sau đó rửa lại nhiều lần đến khi phần ruột có màu trắng ngà là sạch.
Ảnh: mia.vn
Ở mỗi vùng miền, lại có cách chế biến và thưởng thức sá sùng khác nhau. Ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Quảng Ninh, sá sùng thường được dùng khô, để ninh nước làm phở, bún. Còn ở một số tỉnh khác như các vùng biển Côn Đảo, Vũng Tàu, sá sùng tươi thường dùng để làm các món ăn khá độc đáo như xào chua ngọt, sá sùng chiên, sá sùng nướng… Ở Sài Gòn, sá sùng còn được đem nấu cháo và đã trở thành một món ngon độc đáo.
Ảnh: Hải sản Cô Tô
Ảnh: mia.vn
Sá sùng có vị ngọt tự nhiên, rất ngọt, trong quá trình chế biến không cần phải nêm thêm đường, bột ngọt. Chỉ cần chút muối dằn hương vị, thêm chút ớt cay cay là đã đủ làm nên những món sá sùng vô cùng thơm ngon đậm đà.