Võ Xuân Trường
Well-known member
Độc lạ món cháo ăn bằng đũa ít người biết ở Hà Nội
Đặc sản cháo se Hạ Mỗ níu chân không biết bao thực khách ghé vào thưởng thức trong Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2023 đầu tháng 12 vừa qua.
“Cháo se đây, mời cô bác vào ăn ạ”, tiếng rao giản dị vang lên trong gian hàng ẩm thực huyện Đan Phượng. Nhiều người tò mò hỏi lại: “Cháo sen hả cô?”.
Các cô bán hàng cười duyên: “Cháo se bác ạ”. Tiếng “se” kéo thật dài, thật to, khiến một vài thực khách vì nghe cái lạ phải tấp vào ngay để xem.
https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...child_directed_treatment=;tfua=;ltd=;dc_tdv=1
Món cháo có thể dùng đũa gắp khi ăn. Ảnh: TTS phòng VHTT Huyện Đan Phượng
Bà Đinh Thị Thanh (50 tuổi, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng) là người đứng bếp chính tại gian hàng cháo se. Trong lúc cô quấy cháo, mọi người vây quanh gian hàng hỏi chuyện về món cháo đặc biệt này.
Theo bà Thanh, cháo se được làm từ hai nguyên liệu: gạo tẻ và xương lợn. Nguyên liệu đơn giản, có phần giống với món cháo khác nhưng để ra thành phẩm một nồi cháo se thì quá trình chế biến rất kỳ công.
Để làm ra được “con se”, người nấu phải chọn những hạt gạo tẻ ngon (khi nấu thành cơm hơi khô), đem đi vo kỹ rồi ngâm nước lạnh khoảng 12 giờ. Sau thời gian ngâm, gạo mềm thì sẽ được đem đi xay thành bột nước.
“Sau đó, các cô sẽ đem bột nước xay được lọc qua khăn hoặc cho vào túi vải dày treo lên cao. Đến khi nước róc hết, chỉ còn lại lớp bột trắng, dẻo, mềm, là được khối bột để làm con se”, chị Hải – người phụ nấu cháo cho biết.
Nồi nước hầm sôi, bốc hơi thơm phức, bà Thanh lấy một nắm bột to, nhào vài lần trong tay rồi bắt đầu se. Đây cũng chính là lúc các thực khách hiểu vì sao món này lại có tên đặc biệt như vậy. Hai tay người làm se đi se lại cục bột để bột chảy thành dòng xuống nồi nước hầm sôi ùng ục.
Cái tên “cháo se” bắt nguồn từ chính một công đoạn se bột. Ảnh: NVCC
“Se bột trên tay lực vừa đủ, nhẹ quá thì bột khó chảy thành dòng, sẽ không đều con se”. Bà Thanh vừa nói vừa se bột, còn chị Hải ngồi cạnh dùng đôi đũa cả khuấy nhẹ nồi cháo để con se dài ngắt ra thành những đoạn vừa ăn. Cháo se phải đun trên bếp củi, lửa vừa phải để cháo không bén nồi.
Ngoài “con se”, phần nước dùng nấu cháo cũng là một yếu tố tạo nên hương vị thơm ngon của món này. Xương lợn để ninh có thể dùng bất kỳ phần xương nào, nhưng ngon nhất là xương đuôi. Xương được ninh kỹ trong khoảng hai đến ba giờ, cho ra vị ngọt thanh. Phần thịt cho vào nồi cháo se được lọc từ những phần xương để ninh, băm thật nhỏ rồi xào với hành khô và một chút gia vị.
Không để khách đợi lâu, bà Thanh nhanh tay dùng chút bột để làm "con se” cho vào bát, hòa với nước rồi đổ vào nồi cháo. Chỉ ít phút sau, nồi cháo se đã sánh lại. Món cháo se hợp khách ở chỗ, ăn nóng cũng ngon, mà khi để nguội, cháo dẻo và đặc hơn ăn cũng rất thú vị.
Không ít người xem lớp cháy cháo dưới đáy nồi mới là “cực phẩm”. Phần cháy màu vàng nhạt, rất dẻo và thơm. Thực khách ăn lớp cháy cháo phải tấm tắc khen ngon, càng trông mong nồi cháo nhanh hết để được nếm thêm.
Bà Thanh vui vẻ kể thêm, Hạ Mỗ là vùng đất có nhiều nét truyền thống lâu đời. Cháo se, thành cổ Ô Diên, trò đua thuyền bắt vịt nấu cơm thi, những nét văn hóa đặc sắc tại ngôi làng xanh rì lũy tre cạnh dòng sông Nhuệ đã khiến không biết bao nhiêu người thương nhớ.
“Cháo ăn bằng đũa” là tên gọi dân dã khác của cháo se. Ảnh: NVCC
Bà Đinh Thị Ngân – Phó Chủ tịch UBND xã Hạ Mỗ, cũng chia sẻ thêm về nguồn gốc của món cháo se. Theo đó, vào thế kỷ thứ sáu, sau những lần thắng trận, Lang Công – con trai của vua Lý Phật Tử đã cho người sáng tạo ra món cháo se từ nguyên liệu sẵn có là xương lợn và gạo tẻ để khao quân.
“Ở xã Hạ Mỗ bao đời nay, đám cưới, đám tiệc hay hội làng, cháo se là món không thể thiếu”, bà Ngân nói.
Ngoài cháo se Hạ Mỗ, Đan Phượng còn có nhiều món ngon từ gạo như bánh gio, bánh đúc... Ảnh: Lê Tuyến
Nhiều thực khách mua được cốc cháo se, họ vui như bắt được vàng, phần vì món ăn lạ, phần vì thời tiết lạnh. Cầm cốc cháo nóng hổi trên tay, bác Hoàng Quyên (quận Đống Đa, Hà Nội) vừa ăn vừa tấm tắc khen: “Món này có cái tên lạ mà ăn rất ngon. Vị đậm đà, thơm mùi xương, con se thì dẻo, mềm rất lạ miệng”.
Không ít người phải bất ngờ khi từ những cây lúa, hạt gạo quen thuộc gắn bó bao đời nay, người nông dân ở Hạ Mỗ - vùng đất mang dấu tích kinh đô nhà nước Vạn Xuân lại nấu được món cháo độc đáo, trọn vẹn tinh hoa đất trời như vậy.
Đặc sản cháo se Hạ Mỗ níu chân không biết bao thực khách ghé vào thưởng thức trong Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2023 đầu tháng 12 vừa qua.
“Cháo se đây, mời cô bác vào ăn ạ”, tiếng rao giản dị vang lên trong gian hàng ẩm thực huyện Đan Phượng. Nhiều người tò mò hỏi lại: “Cháo sen hả cô?”.
Các cô bán hàng cười duyên: “Cháo se bác ạ”. Tiếng “se” kéo thật dài, thật to, khiến một vài thực khách vì nghe cái lạ phải tấp vào ngay để xem.
https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...child_directed_treatment=;tfua=;ltd=;dc_tdv=1
Món cháo có thể dùng đũa gắp khi ăn. Ảnh: TTS phòng VHTT Huyện Đan Phượng
Bà Đinh Thị Thanh (50 tuổi, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng) là người đứng bếp chính tại gian hàng cháo se. Trong lúc cô quấy cháo, mọi người vây quanh gian hàng hỏi chuyện về món cháo đặc biệt này.
Theo bà Thanh, cháo se được làm từ hai nguyên liệu: gạo tẻ và xương lợn. Nguyên liệu đơn giản, có phần giống với món cháo khác nhưng để ra thành phẩm một nồi cháo se thì quá trình chế biến rất kỳ công.
Để làm ra được “con se”, người nấu phải chọn những hạt gạo tẻ ngon (khi nấu thành cơm hơi khô), đem đi vo kỹ rồi ngâm nước lạnh khoảng 12 giờ. Sau thời gian ngâm, gạo mềm thì sẽ được đem đi xay thành bột nước.
“Sau đó, các cô sẽ đem bột nước xay được lọc qua khăn hoặc cho vào túi vải dày treo lên cao. Đến khi nước róc hết, chỉ còn lại lớp bột trắng, dẻo, mềm, là được khối bột để làm con se”, chị Hải – người phụ nấu cháo cho biết.
Nồi nước hầm sôi, bốc hơi thơm phức, bà Thanh lấy một nắm bột to, nhào vài lần trong tay rồi bắt đầu se. Đây cũng chính là lúc các thực khách hiểu vì sao món này lại có tên đặc biệt như vậy. Hai tay người làm se đi se lại cục bột để bột chảy thành dòng xuống nồi nước hầm sôi ùng ục.
“Se bột trên tay lực vừa đủ, nhẹ quá thì bột khó chảy thành dòng, sẽ không đều con se”. Bà Thanh vừa nói vừa se bột, còn chị Hải ngồi cạnh dùng đôi đũa cả khuấy nhẹ nồi cháo để con se dài ngắt ra thành những đoạn vừa ăn. Cháo se phải đun trên bếp củi, lửa vừa phải để cháo không bén nồi.
Ngoài “con se”, phần nước dùng nấu cháo cũng là một yếu tố tạo nên hương vị thơm ngon của món này. Xương lợn để ninh có thể dùng bất kỳ phần xương nào, nhưng ngon nhất là xương đuôi. Xương được ninh kỹ trong khoảng hai đến ba giờ, cho ra vị ngọt thanh. Phần thịt cho vào nồi cháo se được lọc từ những phần xương để ninh, băm thật nhỏ rồi xào với hành khô và một chút gia vị.
Không để khách đợi lâu, bà Thanh nhanh tay dùng chút bột để làm "con se” cho vào bát, hòa với nước rồi đổ vào nồi cháo. Chỉ ít phút sau, nồi cháo se đã sánh lại. Món cháo se hợp khách ở chỗ, ăn nóng cũng ngon, mà khi để nguội, cháo dẻo và đặc hơn ăn cũng rất thú vị.
Không ít người xem lớp cháy cháo dưới đáy nồi mới là “cực phẩm”. Phần cháy màu vàng nhạt, rất dẻo và thơm. Thực khách ăn lớp cháy cháo phải tấm tắc khen ngon, càng trông mong nồi cháo nhanh hết để được nếm thêm.
Bà Thanh vui vẻ kể thêm, Hạ Mỗ là vùng đất có nhiều nét truyền thống lâu đời. Cháo se, thành cổ Ô Diên, trò đua thuyền bắt vịt nấu cơm thi, những nét văn hóa đặc sắc tại ngôi làng xanh rì lũy tre cạnh dòng sông Nhuệ đã khiến không biết bao nhiêu người thương nhớ.
Bà Đinh Thị Ngân – Phó Chủ tịch UBND xã Hạ Mỗ, cũng chia sẻ thêm về nguồn gốc của món cháo se. Theo đó, vào thế kỷ thứ sáu, sau những lần thắng trận, Lang Công – con trai của vua Lý Phật Tử đã cho người sáng tạo ra món cháo se từ nguyên liệu sẵn có là xương lợn và gạo tẻ để khao quân.
“Ở xã Hạ Mỗ bao đời nay, đám cưới, đám tiệc hay hội làng, cháo se là món không thể thiếu”, bà Ngân nói.
Nhiều thực khách mua được cốc cháo se, họ vui như bắt được vàng, phần vì món ăn lạ, phần vì thời tiết lạnh. Cầm cốc cháo nóng hổi trên tay, bác Hoàng Quyên (quận Đống Đa, Hà Nội) vừa ăn vừa tấm tắc khen: “Món này có cái tên lạ mà ăn rất ngon. Vị đậm đà, thơm mùi xương, con se thì dẻo, mềm rất lạ miệng”.
Không ít người phải bất ngờ khi từ những cây lúa, hạt gạo quen thuộc gắn bó bao đời nay, người nông dân ở Hạ Mỗ - vùng đất mang dấu tích kinh đô nhà nước Vạn Xuân lại nấu được món cháo độc đáo, trọn vẹn tinh hoa đất trời như vậy.