linh_449
Linh Linhh
TRUYỀN TẢI LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ
Sách “Sử ký giáo khoa thư” nằm trong bộ sách Việt Nam tiểu học tùng thư, vừa được NXB Trẻ tái bản và ấn hành vào quý I năm 2023. Đây là một trong những cuốn sách giáo khoa bằng chữ quốc ngữ được soạn vào nửa đầu thế kỉ XX, hướng đến đối tượng học sinh các lớp sơ cấp và tiểu học.
Sách ra đời trong bối cảnh khi nền giáo dục và khoa cử kiểu cũ vốn gắn liền với chữ Hán tới hồi kết, sau được tiếp nối bởi sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ và vai trò nổi bật của nó. Nhóm biên soạn sách gồm các học giả, nhà văn, nhà giáo dục có tên tuổi. Họ là Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận, những người có chuyên môn về “ngôn ngữ” theo lối Tây học đương thời.
Nội dung sách khái quát các sự kiện, diễn biến lịch sử trọng yếu trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, từ thuở sơ khai lập nước cho đến những năm 20 của thế kỉ XX. “Từ đầu đến cuối, bài nọ liên lạc với bài kia và các sự biến cố lớn đều quan hệ với nhau”. Ở cuối mỗi thời kì đều có phần toát yếu (tóm tắt) tóm lược các nội dung quan trọng. Và sau đó là các câu hỏi góp phần ôn tập, bước đầu gợi mở tư duy cho các học sinh nhỏ tuổi. Sách cũng có hệ thống hình ảnh minh hoạ sinh động, dễ hiểu nhằm giúp các em liên tưởng dễ dàng với các sự kiện, nhân vật lịch sử.
Có thể thấy, nhóm tác giả đã dành nhiều tâm huyết và thời gian để biên soạn một cách hoàn chỉnh về cả nội dung, hình thức cũng như bố cục sách. Ở phần cuối sách, có niên biểu khái quát các năm cùng các sự kiện tiêu biểu. Mà mục đích của niên biểu ấy, trong lời tựa có viết: “ông thầy phải biết rằng cái niên biểu ấy cốt để cho ta biết rõ các thời-kỳ chứ không phải để dạy cho học trò học thuộc lòng. Tuy vậy, những năm, tháng quan hệ đến những sự biến-cố lớn trong nước, thì cần phải bắt học-trò nhớ cho thật đúng”.
Có thể nói, cuốn sách sẽ là một nguồn tham khảo quý cho các bậc giáo viên, phụ huynh trong việc giáo dục, truyền tải lịch sử đến con trẻ. Cũng như là nguồn tư liệu quan trọng trong kho tàng các tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ trên đất nước ta.
Sách “Sử ký giáo khoa thư” nằm trong bộ sách Việt Nam tiểu học tùng thư, vừa được NXB Trẻ tái bản và ấn hành vào quý I năm 2023. Đây là một trong những cuốn sách giáo khoa bằng chữ quốc ngữ được soạn vào nửa đầu thế kỉ XX, hướng đến đối tượng học sinh các lớp sơ cấp và tiểu học.
Sách ra đời trong bối cảnh khi nền giáo dục và khoa cử kiểu cũ vốn gắn liền với chữ Hán tới hồi kết, sau được tiếp nối bởi sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ và vai trò nổi bật của nó. Nhóm biên soạn sách gồm các học giả, nhà văn, nhà giáo dục có tên tuổi. Họ là Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận, những người có chuyên môn về “ngôn ngữ” theo lối Tây học đương thời.
Nội dung sách khái quát các sự kiện, diễn biến lịch sử trọng yếu trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, từ thuở sơ khai lập nước cho đến những năm 20 của thế kỉ XX. “Từ đầu đến cuối, bài nọ liên lạc với bài kia và các sự biến cố lớn đều quan hệ với nhau”. Ở cuối mỗi thời kì đều có phần toát yếu (tóm tắt) tóm lược các nội dung quan trọng. Và sau đó là các câu hỏi góp phần ôn tập, bước đầu gợi mở tư duy cho các học sinh nhỏ tuổi. Sách cũng có hệ thống hình ảnh minh hoạ sinh động, dễ hiểu nhằm giúp các em liên tưởng dễ dàng với các sự kiện, nhân vật lịch sử.
Có thể thấy, nhóm tác giả đã dành nhiều tâm huyết và thời gian để biên soạn một cách hoàn chỉnh về cả nội dung, hình thức cũng như bố cục sách. Ở phần cuối sách, có niên biểu khái quát các năm cùng các sự kiện tiêu biểu. Mà mục đích của niên biểu ấy, trong lời tựa có viết: “ông thầy phải biết rằng cái niên biểu ấy cốt để cho ta biết rõ các thời-kỳ chứ không phải để dạy cho học trò học thuộc lòng. Tuy vậy, những năm, tháng quan hệ đến những sự biến-cố lớn trong nước, thì cần phải bắt học-trò nhớ cho thật đúng”.
Có thể nói, cuốn sách sẽ là một nguồn tham khảo quý cho các bậc giáo viên, phụ huynh trong việc giáo dục, truyền tải lịch sử đến con trẻ. Cũng như là nguồn tư liệu quan trọng trong kho tàng các tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ trên đất nước ta.
Đính kèm
-
713.4 KB Xem: 62