Sau khi hoạt động, dự án truyền điện đầu tiên trên sa mạc Gobi sẽ cung cấp hơn 36 tỷ kWh điện từ Ninh Hạ tới Hồ Nam hàng năm.
Dự án UHV một chiều sẽ truyền điện qua 6 tỉnh Trung Quốc. Video: CGTN
Dự án truyền điện siêu cao áp (UHV) đầu tiên của Trung Quốc trên sa mạc bắt đầu đi vào thi công ở Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ hôm 11/6, giúp cung cấp điện từ vùng tây bắc nước này tới tỉnh Hồ Nam ở miền trung. Dự án truyền điện UHV Ninh Hạ - Hồ Nam sẽ dẫn điện sản xuất ở rìa phía nam sa mạc Gobi, bao gồm 9 gigawatt (GW) điện mặt trời, 4 GW điện gió và 4,64 nhiệt điện từ than đá, theo Xiang Li, phó giám đốc phòng phát triển ở công ty điện lực Ninh Hạ.
Chạy qua các tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây, Trùng Khánh và Hồ Bắc, dự án truyền điện UHV một chiều 800 kilovolt trải dài 1.634 km. Dự án sẽ đi vào hoạt động năm 2025 với tổng số vốn đầu tư khoảng 3,9 tỷ USD. Điện sản xuất bằng năng lượng tái tạo sẽ chiếm hơn một nửa tổng công suất truyền tải.
Trung Quốc có nhiều sa mạc lớn với tài nguyên điện mặt trời và điện gió dồi dào. Việc xây dựng dự án này là một bước tiến trong chương trình truyền điện từ tây sang đông, giúp cân bằng cung cầu về điện của đất nước ở các khu vực khác nhau.
Sau khi hoạt động, dự án truyền điện UHV Ninh Hạ - Hồ Nam sẽ cung cấp hơn 36 tỷ kWh điện từ Ninh Hạ tới Hồ Nam hàng năm và giảm hơn 16 triệu tấn khí thải carbon dioxide, theo Tan Junwu, phó chủ tịch công ty điện lực Hồ Nam. Dự án sẽ nâng cấp hiệu quả khả năng cung ứng điện của Hồ Nam.
Trung Quốc lên kế hoạch đạt 455 GW công suất phát điện gió và điện mặt trời ở Gobi và những vùng sa mạc khác năm 2030 trong nỗ lực tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo để đáp ứng mục tiêu đối phó biến đổi khí hậu. Nước này cũng hướng tới không thải carbon vào năm 2060.
Yu Bing, phó cục trưởng Cục năng lượng quốc gia, cho biết xây dựng cơ sở sản xuất điện gió và điện mặt trời ở Gobi và nhiều sa mạc khác là biện pháp quan trọng nhằm xúc tiến chuyển biến năng lượng xanh và xây dựng hệ thống năng lượng mới
Dự án UHV một chiều sẽ truyền điện qua 6 tỉnh Trung Quốc. Video: CGTN
Dự án truyền điện siêu cao áp (UHV) đầu tiên của Trung Quốc trên sa mạc bắt đầu đi vào thi công ở Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ hôm 11/6, giúp cung cấp điện từ vùng tây bắc nước này tới tỉnh Hồ Nam ở miền trung. Dự án truyền điện UHV Ninh Hạ - Hồ Nam sẽ dẫn điện sản xuất ở rìa phía nam sa mạc Gobi, bao gồm 9 gigawatt (GW) điện mặt trời, 4 GW điện gió và 4,64 nhiệt điện từ than đá, theo Xiang Li, phó giám đốc phòng phát triển ở công ty điện lực Ninh Hạ.
Chạy qua các tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây, Trùng Khánh và Hồ Bắc, dự án truyền điện UHV một chiều 800 kilovolt trải dài 1.634 km. Dự án sẽ đi vào hoạt động năm 2025 với tổng số vốn đầu tư khoảng 3,9 tỷ USD. Điện sản xuất bằng năng lượng tái tạo sẽ chiếm hơn một nửa tổng công suất truyền tải.
Trung Quốc có nhiều sa mạc lớn với tài nguyên điện mặt trời và điện gió dồi dào. Việc xây dựng dự án này là một bước tiến trong chương trình truyền điện từ tây sang đông, giúp cân bằng cung cầu về điện của đất nước ở các khu vực khác nhau.
Sau khi hoạt động, dự án truyền điện UHV Ninh Hạ - Hồ Nam sẽ cung cấp hơn 36 tỷ kWh điện từ Ninh Hạ tới Hồ Nam hàng năm và giảm hơn 16 triệu tấn khí thải carbon dioxide, theo Tan Junwu, phó chủ tịch công ty điện lực Hồ Nam. Dự án sẽ nâng cấp hiệu quả khả năng cung ứng điện của Hồ Nam.
Trung Quốc lên kế hoạch đạt 455 GW công suất phát điện gió và điện mặt trời ở Gobi và những vùng sa mạc khác năm 2030 trong nỗ lực tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo để đáp ứng mục tiêu đối phó biến đổi khí hậu. Nước này cũng hướng tới không thải carbon vào năm 2060.
Yu Bing, phó cục trưởng Cục năng lượng quốc gia, cho biết xây dựng cơ sở sản xuất điện gió và điện mặt trời ở Gobi và nhiều sa mạc khác là biện pháp quan trọng nhằm xúc tiến chuyển biến năng lượng xanh và xây dựng hệ thống năng lượng mới