Du học sinh Việt sốc trước làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon

Lê Trần Chiêu

Well-known member
Một tuần sau khi bất ngờ nhận email bị sa thải từ Meta hồi đầu tháng 11, Minh Phạm vẫn cảm thấy như trải qua "cơn ác mộng" mỗi sáng thức giấc.

Còn vài tuần nữa, Minh sẽ nộp đơn xin thẻ xanh, thẻ thường trú cấp cho người nước ngoài. Anh đang mong chờ chuyến trở về nhà sau 3 năm xa cách để ăn mừng cùng gia đình vì đã nhận bằng tiến sĩ và có việc làm. Nhưng mọi thứ giờ đảo lộn.

Minh tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính ở Bắc Carolina, đảm nhiệm vị trí kỹ sư nghiên cứu học máy tại Instagram. Là thành viên trong một đội có ảnh hưởng tại công ty, anh không chuẩn bị tinh thần cho việc bị sa thải, cũng không có cơ hội nói lời tạm biệt chính thức với đồng nghiệp.

Minh là một trong hàng chục nghìn người bị ảnh hưởng bởi làn sóng sa thải nhân sự công nghệ "Tech layoffs" tại Mỹ. Những người nước ngoài như Minh có 90 ngày nếu trong diện OPT (giấy phép cho du học sinh ở lại làm việc) và 60 ngày nếu trong diện visa H-1B (thị thực tạm trú ở Mỹ theo diện lao động) để tìm một công việc mới.

Theo một thống kê của Crunchbase News, tính đến giữa tháng 11/2022, hơn 73.000 nhân sự trong lĩnh vực công nghệ tại Mỹ đã mất việc. Ngày 21/11, trang cung cấp dữ liệu về tuyển dụng tại Mỹ - Intellizence cho hay, từ đầu năm đến nay, Meta sa thải 11.000 nhân viên; Amazon sa thải 10.000; Twitter sa thải 4.400. Google cũng thông báo sẽ sa thải 10.000 người do áp lực cắt giảm quy mô ngày càng tăng.

Hoàng Nam, có bằng cử nhân chuyên ngành Khoa học máy tính tại Đại học Washington, ứng tuyển vị trí Kỹ sư phần mềm dành cho sinh viên vừa tốt nghiệp (Software engineer - new grad) tại Google vào tháng 4/2022. Tháng 6/2022, Nam trải qua các vòng phỏng vấn qua điện thoại và nhận được thư phỏng vấn vòng cuối đầu tháng 8/2022. Nam sinh không quản ngày đêm luyện thuật toán và thành công trong vòng phỏng vấn này. Tuy nhiên, trước khi chọn nhóm làm việc, Nam bất ngờ nhận được cuộc gọi từ nhân viên bộ phận tuyển dụng, khuyên Nam nên rút hồ sơ để nộp cho đợt 2023, kèm hướng dẫn "điểm phỏng vấn vẫn được lưu một năm".

"Em thực sự buồn, rất buồn", Nam nói. Dù sống cùng bố mẹ ở Mỹ, không phải đi thuê nhà, song vì không đi làm, Nam không có tiền để chi tiêu, trong khi "cái gì cũng lên giá".


Chân Lê, kỹ sư trưởng tại Truera, công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo tại Mỹ, người sáng lập cộng đồng Viet Tech, đánh giá những người chịu ảnh hưởng lớn nhất của làn sóng "Tech layoffs" là các du học sinh mới tốt nghiệp trong lĩnh vực công nghệ phần mềm.

"Mảng việc làm công nghệ cho người mới ra trường gần như đóng băng không tuyển nữa, hoặc hủy, hoãn đề nghị", anh cho hay.

Ngoài ra, các vị trí cấp cao hoặc cấp nhân viên cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, nhất là với những người đang có visa H-1B hoặc là trụ cột gia đình. "Một người bạn của mình bị sa thải vào ngày đầu tiên sau khi nghỉ vì vợ sinh con. Điều này thật khủng khiếp", Chân Lê dẫn chứng.

Còn Lê Thế Hiển, người sáng lập cộng đồng Vietnam Tech Society, từng làm việc ở Amazon và Googe, ước tính khoảng 1.000 người Việt bị ảnh hưởng bởi làn sóng sa thải tại Mỹ đợt này.

"Những du học sinh tốt nghiệp cuối năm nay, cũng như năm 2023 - 2024 sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với hàng nghìn ứng viên có năng lực và kinh nghiệm để có cơ hội việc làm hạn chế", anh Hiển nói, dự báo có thể đến năm 2025, thị trường lao động ngành công nghệ mới tươi sáng trở lại.

Trong bối cảnh này, Chân Lê khuyên các du học sinh ngành công nghệ mới ra trường hoặc sắp ra trường tham gia phỏng vấn ở nhiều công ty, nhận nhiều đề nghị để dự phòng trường hợp một công ty hủy đề nghị. Ứng viên nên nhắm đến những công ty có nguồn lực tốt (nếu là startup phải có gây quỹ gần đây, có đủ tiền để sống vài năm). "Bạn phải nổi bật giữa đám đông, với một hồ sơ mạnh, nhiều kinh nghiệm thực tập, làm dự án, được đào tạo bài bản cho các cuộc phỏng vấn kỹ thuật chuyên nghiệp", Chân nói.

Minh Phạm đang gấp rút tìm kiếm lời mời phỏng vấn cho hiện tại. Anh hy vọng phỏng vấn vòng đầu trước kỳ nghỉ đông và những vòng cuối vào tháng 1/2023. Một công việc tạm thời (có bảo lãnh visa) lúc này sẽ giúp Minh tạm ổn để chờ đợi cơ hội khi tình hình kinh tế tươi sáng hơn.

Còn Nam vẫn tiếp tục cố gắng giải những bài code để đón các đợt tuyển dụng mới của Google và các doanh nghiệp khác. Trong khi đó, Hiếu Lê, một kỹ sư phần mềm có hai năm kinh nghiệm ở Twitter, nói đã chuẩn bị tinh thần khi ông chủ Elon Musk tuyên bố cắt giảm lượng lớn nhân sự. Dù "hơi tiếc thẻ xanh" bị huỷ và có khả năng tìm được công việc mới nhưng anh quyết định thu xếp hành lý về Việt Nam để startup công nghệ.

"Tôi đã có kinh nghiệm làm việc tại Mỹ, có lẽ sau này muốn quay lại tìm việc vẫn được", Hiếu nói.

Tablet Plaza cảm ơn bạn đã đọc bài sưu tầm.
Em bán: iPhone 12 pro max 128G : 14.990.000 đ
Mua ngay: https://tabletplaza.vn/dien-thoai/iphone-12-pro-max-128gb-vi/
Liên hệ: 0947.711.881 (Zalo và Whatsapp)
 
Bên trên