đinhlinh11
Bé Tleoo
Rừng tràm Trà Sư được chọn là bối cảnh phục dựng khu chợ nổi miền Tây trong phim 'Đất rừng phương Nam'. Nơi đây đang thu hút nhiều du khách tới tham quan, check-in.
Đất rừng phương Nam phiên bản điện ảnh do Nguyễn Quang Dũng đạo diễn, được làm dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi với kinh phí đầu tư lên tới 40 tỷ đồng. "Đất rừng phương Nam" gây sốt ngay khi ra rạp.
Theo đoàn làm phim, phim trải qua hơn 48 ngày quay chính thức tại 45 bối cảnh trải dài khắp các tỉnh miền Tây, như: An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long Xuyên, Đồng Nai.
Rừng tràm Trà Sư được chọn là bối cảnh phục dựng khu chợ nổi miền Tây trong phim 'Đất rừng phương Nam'. Trong phim, khung cảnh chợ nổi được tái hiện với hàng chục ghe thuyền giao thương tấp nập, xung quanh là những hiệu buôn, tiệm ăn với biển hiệu vẽ tay hoài cổ. Đại cảnh quy tụ hơn 300 diễn viên quần chúng.
Cây cầu nối hai bờ sông trong phim chính là đường dẫn vào bến thuyền tham quan rừng Trà Sư, An Giang ngoài đời thực.
Ban quản lý rừng tràm Trà Sư căng băng rôn hai bên bờ in dòng chữ "Phim trường Đất rừng phương Nam" để lưu giữ kỷ niệm. "Khu vực này đang thu hút sự chú ý của nhiều du khách. Nếu du khách Việt thích thú bởi đây là bối cảnh bộ phim đang gây sốt thì với khách quốc tế, bối cảnh này lạ mắt, độc đáo", anh Thiện Phong, một hướng dẫn viên cho hay.
Trên bờ, một số nhà lá, gian hàng, biển hiệu đạo cụ của bộ phim được giữ nguyên trạng để du khách tham quan, check-in. Một góc bối cảnh của phim với quầy bán thịt, hiệu buôn vải, tiệm vàng - cầm đồ của ông Ba Sang (NSƯT Trung Dân đóng) được giữ lại.
Trước đây, đạo diễn Hàm Trần cũng chọn rừng tràm Trà Sư để thực hiện bộ phim Thất Sơn Tâm Linh đầy ma mị.
Từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm rừng tràm Trà Sư hút khách du lịch nhất. Bức ảnh được chụp vào tháng 10/2023. Mặt nước ken đặc bèo tây, dày như tấm thảm xanh nằm xuyên giữa rừng tràm hoang sơ.
Rừng tràm Trà Sư thuộc thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách trung tâm thành phố Châu Đốc 30km, tương đương 40 phút di chuyển bằng ô tô. Nơi đây có diện tích lên tới 850ha, là mô hình hệ sinh thái điển hình của vùng Tây sông Hậu. Một phần nhỏ bên ngoài của rừng được sử dụng để khai thác du lịch từ năm 2017. Phía sâu bên trong là khu vực bảo tồn thực vật, chim và cá, du khách không thể vào thăm.
Theo Vivu Journeys (Tập đoàn du lịch Thiên Minh), rừng tràm Trà Sư là địa điểm thu hút rất đông du khách tới từ châu Âu, châu Mỹ hay Australia vì thiên nhiên hoang sơ, độc đáo. Với bầu không khí trong lành tràn ngập tiếng chim kêu, Trà Sư thích hợp với du khách muốn trốn khỏi thành phố ồn ào, bụi bặm để tìm về với thiên nhiên.
Theo ông Lê Trung Hiếu - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang, cách biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 10km, rừng tràm Trà Sư nằm trong tuyến du lịch liên hoàn: Núi Sam, núi Cấm, đồi Tức Dụp và khu thương mại Cửa khẩu Quốc tế huyện Tịnh Biên, được du khách yêu nước ngoài yêu thích. Những năm gần đây, ngành du lịch An Giang đã đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng như: đường vào rừng tràm, bãi đậu xe cho khách tham quan, in ấn các tờ rơi giới thiệu về du lịch rừng tràm, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư khai thác dịch vụ du lịch...
Đất rừng phương Nam phiên bản điện ảnh do Nguyễn Quang Dũng đạo diễn, được làm dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi với kinh phí đầu tư lên tới 40 tỷ đồng. "Đất rừng phương Nam" gây sốt ngay khi ra rạp.
Theo đoàn làm phim, phim trải qua hơn 48 ngày quay chính thức tại 45 bối cảnh trải dài khắp các tỉnh miền Tây, như: An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long Xuyên, Đồng Nai.
Rừng tràm Trà Sư được chọn là bối cảnh phục dựng khu chợ nổi miền Tây trong phim 'Đất rừng phương Nam'. Trong phim, khung cảnh chợ nổi được tái hiện với hàng chục ghe thuyền giao thương tấp nập, xung quanh là những hiệu buôn, tiệm ăn với biển hiệu vẽ tay hoài cổ. Đại cảnh quy tụ hơn 300 diễn viên quần chúng.
Cây cầu nối hai bờ sông trong phim chính là đường dẫn vào bến thuyền tham quan rừng Trà Sư, An Giang ngoài đời thực.
Ban quản lý rừng tràm Trà Sư căng băng rôn hai bên bờ in dòng chữ "Phim trường Đất rừng phương Nam" để lưu giữ kỷ niệm. "Khu vực này đang thu hút sự chú ý của nhiều du khách. Nếu du khách Việt thích thú bởi đây là bối cảnh bộ phim đang gây sốt thì với khách quốc tế, bối cảnh này lạ mắt, độc đáo", anh Thiện Phong, một hướng dẫn viên cho hay.
Trên bờ, một số nhà lá, gian hàng, biển hiệu đạo cụ của bộ phim được giữ nguyên trạng để du khách tham quan, check-in. Một góc bối cảnh của phim với quầy bán thịt, hiệu buôn vải, tiệm vàng - cầm đồ của ông Ba Sang (NSƯT Trung Dân đóng) được giữ lại.
Trước đây, đạo diễn Hàm Trần cũng chọn rừng tràm Trà Sư để thực hiện bộ phim Thất Sơn Tâm Linh đầy ma mị.
Từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm rừng tràm Trà Sư hút khách du lịch nhất. Bức ảnh được chụp vào tháng 10/2023. Mặt nước ken đặc bèo tây, dày như tấm thảm xanh nằm xuyên giữa rừng tràm hoang sơ.
Rừng tràm Trà Sư thuộc thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách trung tâm thành phố Châu Đốc 30km, tương đương 40 phút di chuyển bằng ô tô. Nơi đây có diện tích lên tới 850ha, là mô hình hệ sinh thái điển hình của vùng Tây sông Hậu. Một phần nhỏ bên ngoài của rừng được sử dụng để khai thác du lịch từ năm 2017. Phía sâu bên trong là khu vực bảo tồn thực vật, chim và cá, du khách không thể vào thăm.
|
|
Theo ông Lê Trung Hiếu - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang, cách biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 10km, rừng tràm Trà Sư nằm trong tuyến du lịch liên hoàn: Núi Sam, núi Cấm, đồi Tức Dụp và khu thương mại Cửa khẩu Quốc tế huyện Tịnh Biên, được du khách yêu nước ngoài yêu thích. Những năm gần đây, ngành du lịch An Giang đã đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng như: đường vào rừng tràm, bãi đậu xe cho khách tham quan, in ấn các tờ rơi giới thiệu về du lịch rừng tràm, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư khai thác dịch vụ du lịch...