Du khách Trung Quốc tăng chi tiêu 16% khi đi du lịch nước ngoài và sẵn sàng ở dài ngày hơn từ khi nước này mở cửa.
Các nhà quan sát trong ngành cho biết thị trường du lịch outbound (khách đi nước ngoài) của Trung Quốc duy trì mức tăng trưởng mạnh trong năm nay do nhu cầu bị dồn nén, tạo ra sự bùng nổ du lịch. Theo dữ liệu từ công ty thẻ tín dụng Mastercard, khách Trung Quốc sẵn sàng chi nhiều tiền, ở lại lâu hơn khi ra nước ngoài. Điều này thể hiện rõ xu hướng sẵn sàng đi du lịch quốc tế của người dân Trung Quốc sau khi chính phủ gỡ bỏ hầu hết các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Khách Trung Quốc được người dân địa phương chào đón tại sân bay Kilimanjaro International Airport, Tanzania hồi tháng 4. Ảnh: Xinhua
So khoảng thời gian từ tháng 1/2019 đến 3/2020 với hiện nay, số ngày đi du lịch trung bình tăng từ 9 lên 11. Ngân sách trung bình cho việc đi nước ngoài từ 34.300 tệ (gần 5.000 USD) lên 39.800 tệ (gần 5.700 USD), tăng 16%.
"Những người không du lịch quốc tế trong 3 năm rất nóng lòng muốn đi lại. Khi họ ra nước ngoài một lần nữa, chi tiêu cũng thay đổi đáng kể. Họ cũng để ý đến những cách thức, xu hướng du lịch mới trên toàn cầu", Dennis Chang, chủ tịch MasterCard Trung Quốc nói trên Chinadaily hôm 11/5.
Thị trường du lịch nội địa cũng chứng kiến sự bùng nổ trong kỳ nghỉ lễ 1/5 năm nay, khi nhu cầu của khách hàng tăng cao nhất trong ba năm qua. Theo công ty du lịch trực tuyến Trung Quốc Tuniu Corp, nhu cầu đi nước ngoài bị dồn nén sẽ được người dân giải tỏa trong nửa cuối năm. Dịp hè có thể chứng kiến lượng người đi du lịch nhiều hơn, chủ yếu là các hộ gia đình đã lâu không đi.
Theo Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, nước này đã nối lại tour du lịch theo nhóm đến hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuniu Corp chỉ ra Đông Nam Á vẫn là điểm đến phổ biến nhất với người Trung Quốc. Các quốc gia như Ai Cập, UAE cũng là những nơi ngày càng được người dân nước này để ý tới.
Theo Tuniu, nhiều người đã hỏi và đặt các chuyến du lịch bằng tàu biển đến châu Âu cũng như các vùng cực trong nửa cuối năm. Hầu hết chuyến đi kéo dài hơn 15 ngày, giá cao.
Sở thích người dân cũng thay đổi. Họ thích tour nhóm nhỏ, riêng tư hơn, đặc biệt là du khách trẻ đang tìm kiếm những trải nghiệm chất lượng. Họ thích ăn uống, sử dụng các phương tiện đi lại và chỗ ở cao cấp, theo Li Peng, giám đốc mảng du lịch nước ngoài đường dài tại Tuniu. Du lịch đường dài chỉ hành trình xuyên lục địa, hoặc đến các nơi xa xôi và có giờ bay dài.
Khảo sát của Mastercard cũng cho thấy du khách có thu nhập cao thường xuyên đi quốc tế trước Covid-19 sẵn sàng đi du lịch lại nhiều hơn. Khách ở độ tuổi 21-45 có mong muốn đi nước ngoài cao nhất.
CEO công ty du lịch trực tuyến lớn nhất nước Trip.com Group Jane Sun cho biết trong khi lượng khách Trung Quốc đại lục đi du lịch nước ngoài tăng đột biến từ tháng 1, công suất chuyến bay chưa phục hồi hoàn toàn. Công ty và các đối tác đang làm việc để đảm bảo đáp ứng nhu cầu. Jane nói "lạc quan về triển vọng tăng trưởng năm nay".
"Thách thức lớn nhất mà ngành du lịch phải đối mặt là tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới sau ba năm đại dịch" Jane nói.
Các nhà quan sát trong ngành cho biết thị trường du lịch outbound (khách đi nước ngoài) của Trung Quốc duy trì mức tăng trưởng mạnh trong năm nay do nhu cầu bị dồn nén, tạo ra sự bùng nổ du lịch. Theo dữ liệu từ công ty thẻ tín dụng Mastercard, khách Trung Quốc sẵn sàng chi nhiều tiền, ở lại lâu hơn khi ra nước ngoài. Điều này thể hiện rõ xu hướng sẵn sàng đi du lịch quốc tế của người dân Trung Quốc sau khi chính phủ gỡ bỏ hầu hết các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Khách Trung Quốc được người dân địa phương chào đón tại sân bay Kilimanjaro International Airport, Tanzania hồi tháng 4. Ảnh: Xinhua
So khoảng thời gian từ tháng 1/2019 đến 3/2020 với hiện nay, số ngày đi du lịch trung bình tăng từ 9 lên 11. Ngân sách trung bình cho việc đi nước ngoài từ 34.300 tệ (gần 5.000 USD) lên 39.800 tệ (gần 5.700 USD), tăng 16%.
"Những người không du lịch quốc tế trong 3 năm rất nóng lòng muốn đi lại. Khi họ ra nước ngoài một lần nữa, chi tiêu cũng thay đổi đáng kể. Họ cũng để ý đến những cách thức, xu hướng du lịch mới trên toàn cầu", Dennis Chang, chủ tịch MasterCard Trung Quốc nói trên Chinadaily hôm 11/5.
Thị trường du lịch nội địa cũng chứng kiến sự bùng nổ trong kỳ nghỉ lễ 1/5 năm nay, khi nhu cầu của khách hàng tăng cao nhất trong ba năm qua. Theo công ty du lịch trực tuyến Trung Quốc Tuniu Corp, nhu cầu đi nước ngoài bị dồn nén sẽ được người dân giải tỏa trong nửa cuối năm. Dịp hè có thể chứng kiến lượng người đi du lịch nhiều hơn, chủ yếu là các hộ gia đình đã lâu không đi.
Theo Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, nước này đã nối lại tour du lịch theo nhóm đến hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuniu Corp chỉ ra Đông Nam Á vẫn là điểm đến phổ biến nhất với người Trung Quốc. Các quốc gia như Ai Cập, UAE cũng là những nơi ngày càng được người dân nước này để ý tới.
Theo Tuniu, nhiều người đã hỏi và đặt các chuyến du lịch bằng tàu biển đến châu Âu cũng như các vùng cực trong nửa cuối năm. Hầu hết chuyến đi kéo dài hơn 15 ngày, giá cao.
Sở thích người dân cũng thay đổi. Họ thích tour nhóm nhỏ, riêng tư hơn, đặc biệt là du khách trẻ đang tìm kiếm những trải nghiệm chất lượng. Họ thích ăn uống, sử dụng các phương tiện đi lại và chỗ ở cao cấp, theo Li Peng, giám đốc mảng du lịch nước ngoài đường dài tại Tuniu. Du lịch đường dài chỉ hành trình xuyên lục địa, hoặc đến các nơi xa xôi và có giờ bay dài.
Khảo sát của Mastercard cũng cho thấy du khách có thu nhập cao thường xuyên đi quốc tế trước Covid-19 sẵn sàng đi du lịch lại nhiều hơn. Khách ở độ tuổi 21-45 có mong muốn đi nước ngoài cao nhất.
CEO công ty du lịch trực tuyến lớn nhất nước Trip.com Group Jane Sun cho biết trong khi lượng khách Trung Quốc đại lục đi du lịch nước ngoài tăng đột biến từ tháng 1, công suất chuyến bay chưa phục hồi hoàn toàn. Công ty và các đối tác đang làm việc để đảm bảo đáp ứng nhu cầu. Jane nói "lạc quan về triển vọng tăng trưởng năm nay".
"Thách thức lớn nhất mà ngành du lịch phải đối mặt là tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới sau ba năm đại dịch" Jane nói.