Lê Trần Chiêu
Well-known member
Các trường công lập từ mầm non tới đại học phải công khai cơ cấu nguồn thu và các khoản chi, theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28/9 công bố dự thảo thông tư về công khai trong hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập.
Theo đó, các trường phải công khai khoản và mức thu đối với người học, bao gồm học phí, lệ phí và các khoản khác trong năm học, kèm dự kiến cho từng năm tiếp theo. Ngoài ra, các trường công khai tổng thu và cơ cấu các khoản thu thành hai hạng mục: theo nguồn thu (Ngân sách nhà nước; học phí, lệ phí từ người học; hợp tác, tài trợ từ bên ngoài; nguồn thu khác); theo hoạt động (giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hỗ trợ vốn đầu tư, kinh doanh và dịch vụ, hoạt động khác).
Đây là điểm mới so với thông tư 36 ban hành năm 2017 của Bộ cũng về việc này. Thông tư 36 chỉ yêu cầu các trường công khai học phí và các khoản thu khác từ người học theo từng năm học và dự kiến cho hai năm tiếp theo.
Về chi, các trường cần công khai khoản chi cho nhân lực (thu nhập, phúc lợi, bảo hiểm); chi cho người học (học bổng, các khoản hỗ trợ người học), chi cho học động chuyên môn; chi đầu tư cho cơ sở vật chất như xây dựng, mua sắm tài sản và chi khác.
Ngoài các quy định chung, trong dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra quy định riêng với từng cấp học.
Chẳng hạn, trường mầm non cần công khai số trẻ, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, số trẻ được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng và kiểm tra định kỳ; kế hoạch giáo dục theo năm, tuần, ngày, thực đơn hàng ngày...
Các trường có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giảng dạy chương trình của nước ngoài, chương trình tích hợp, cần công khai tên chương trình, quốc gia cung cấp, ngôn ngữ giảng dạy.
Với giáo dục phổ thông và đại học, các trường phải công khai thông tin liên quan đến tuyển sinh, chương trình đào tạo. Chẳng hạn, trường phải công bố các kết quả đánh giá chất lượng, hoạt động liên kết cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (nếu có), đề tài nghiên cứu, quy mô người học, số sinh viên tốt nghiệp và tỷ lệ có việc làm chia theo trình độ, ngành, hình thức đào tạo...
Thời gian công khai là trước ngày 30/6 hàng năm, trên cổng thông tin điện tử của trường, trong tối thiểu 5 năm. Các cơ sở giáo dục mầm non chưa có cổng thông tin điện tử có thể niêm yết trên bảng tin của trường ít nhất 90 ngày nhưng vẫn phải lưu giữ nội dung trong 5 năm. Quy định cũ không yêu cầu điều này.
Các quy định về công khai đối với cơ sở giáo dục hiện theo thông tư 36 năm 2017. Tuy nhiên thực tế, các trường chưa làm đúng tất cả quy định này. Nhiều phụ huynh, học sinh khó khăn tiếp cận thông tin, đặc biệt là vấn đề tài chính của trường học.
Bộ cho biết mục đích xây dựng thông tư mới nhằm minh bạch các cam kết về chất lượng, điều kiện bảo đảm chất lượng; thu, chi tài chính tại các cơ sở giáo dục và các thông tin khác có liên quan để giảng viên, giáo viên, người học, gia đình và xã hội biết và tham gia giám sát.
Tablet Plaza cảm ơn bạn đã đọc bài sưu tầm.
Em bán: iPhone 12 pro max 128G : 14.990.000 đ
Mua ngay: https://tabletplaza.vn/dien-thoai/iphone-12-pro-max-128gb-vi/
Liên hệ: 0947.711.881 (Zalo và Whatsapp)
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28/9 công bố dự thảo thông tư về công khai trong hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập.
Theo đó, các trường phải công khai khoản và mức thu đối với người học, bao gồm học phí, lệ phí và các khoản khác trong năm học, kèm dự kiến cho từng năm tiếp theo. Ngoài ra, các trường công khai tổng thu và cơ cấu các khoản thu thành hai hạng mục: theo nguồn thu (Ngân sách nhà nước; học phí, lệ phí từ người học; hợp tác, tài trợ từ bên ngoài; nguồn thu khác); theo hoạt động (giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hỗ trợ vốn đầu tư, kinh doanh và dịch vụ, hoạt động khác).
Đây là điểm mới so với thông tư 36 ban hành năm 2017 của Bộ cũng về việc này. Thông tư 36 chỉ yêu cầu các trường công khai học phí và các khoản thu khác từ người học theo từng năm học và dự kiến cho hai năm tiếp theo.
Về chi, các trường cần công khai khoản chi cho nhân lực (thu nhập, phúc lợi, bảo hiểm); chi cho người học (học bổng, các khoản hỗ trợ người học), chi cho học động chuyên môn; chi đầu tư cho cơ sở vật chất như xây dựng, mua sắm tài sản và chi khác.
Ngoài các quy định chung, trong dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra quy định riêng với từng cấp học.
Chẳng hạn, trường mầm non cần công khai số trẻ, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, số trẻ được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng và kiểm tra định kỳ; kế hoạch giáo dục theo năm, tuần, ngày, thực đơn hàng ngày...
Các trường có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giảng dạy chương trình của nước ngoài, chương trình tích hợp, cần công khai tên chương trình, quốc gia cung cấp, ngôn ngữ giảng dạy.
Với giáo dục phổ thông và đại học, các trường phải công khai thông tin liên quan đến tuyển sinh, chương trình đào tạo. Chẳng hạn, trường phải công bố các kết quả đánh giá chất lượng, hoạt động liên kết cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (nếu có), đề tài nghiên cứu, quy mô người học, số sinh viên tốt nghiệp và tỷ lệ có việc làm chia theo trình độ, ngành, hình thức đào tạo...
Thời gian công khai là trước ngày 30/6 hàng năm, trên cổng thông tin điện tử của trường, trong tối thiểu 5 năm. Các cơ sở giáo dục mầm non chưa có cổng thông tin điện tử có thể niêm yết trên bảng tin của trường ít nhất 90 ngày nhưng vẫn phải lưu giữ nội dung trong 5 năm. Quy định cũ không yêu cầu điều này.
Các quy định về công khai đối với cơ sở giáo dục hiện theo thông tư 36 năm 2017. Tuy nhiên thực tế, các trường chưa làm đúng tất cả quy định này. Nhiều phụ huynh, học sinh khó khăn tiếp cận thông tin, đặc biệt là vấn đề tài chính của trường học.
Bộ cho biết mục đích xây dựng thông tư mới nhằm minh bạch các cam kết về chất lượng, điều kiện bảo đảm chất lượng; thu, chi tài chính tại các cơ sở giáo dục và các thông tin khác có liên quan để giảng viên, giáo viên, người học, gia đình và xã hội biết và tham gia giám sát.
Tablet Plaza cảm ơn bạn đã đọc bài sưu tầm.
Em bán: iPhone 12 pro max 128G : 14.990.000 đ
Mua ngay: https://tabletplaza.vn/dien-thoai/iphone-12-pro-max-128gb-vi/
Liên hệ: 0947.711.881 (Zalo và Whatsapp)