TRUONGTRINH
Well-known member
Việt Nam có 10 tỉnh thành giáp Lào, 10 cặp cửa khẩu quốc tế, nhưng du lịch giữa các tỉnh biên giới vẫn chưa phát triển tương xứng tiềm năng.
Từ Điện Biên đến Kon Tum, Việt Nam và Lào có 10 cặp cửa khẩu quốc tế gồm Tây Trang - Sop Hun, Lóng Sập - Pa Háng, Na Mèo - Nam Soi, Nậm Cắn - Namkan, Cầu Treo - Nam Phao, Cha Lo - Na Phao, La Lay - Lalay, Lao Bảo - Dansavanh, Nam Giang - Đắc Tà Oọc và Bờ Y - Phoukeau. Trải dọc biên giới hai nước còn có lượng lớn khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia, hang động, thác, phong cảnh rừng núi hoang sơ, hùng vĩ...
Theo đánh giá của hơn 50 doanh nghiệp lữ hành hai miền Nam - Bắc quan tâm tới du lịch biên giới, đây là tiềm năng rất lớn để có thể phát triển các sản phẩm du lịch caravan, overland tours (du lịch đường bộ)... Các sản phẩm này không chỉ thu hút khách ở hai nước, mà cả những khách quốc tế từ Thái Lan, Singaopre, Myanamar, Australia, Mỹ và châu Âu.
Cao nguyên đá ở Tủa Chùa, Điện Biên. Ảnh: Duy Doanh
Nhưng thực tế tiềm năng này vẫn chưa được khai thác triệt để hay đẩy mạnh thành tour mũi nhọn vì nhiều lý do.
"Nếu đóng vai trò một khách du lịch tìm kiếm các sản phẩm đặc trưng, mang tính kết nối giữa hai nước, đặc biệt là du lịch biên giới, tôi khó tìm được tour ưng ý. Hiện chỉ có vài doanh nghiệp tổ chức loại hình tour giá rẻ từ Hà Nội, Đà Nẵng đi Pakse, Vientiane, Luang Prabang... Còn các doanh nghiệp khác chủ yếu xây dựng sản phẩm theo yêu cầu của khách", ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty TNHH Ant Travel, cho hay.
Tại các địa bàn này, cũng chưa có nhiều công ty quan tâm đến tiềm năng du lịch hai nước. Các doanh nghiệp từ các thành phố lớn cũng không mặn mà, và "chỉ đếm trên đầu ngón tay". Lý do là các công ty lữ hành, du khách vẫn còn lo các thủ tục hành chính vào khu vực biên giới sẽ khó khăn, chưa nhất quán. Các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ đi kèm chưa đáp ứng được yêu cầu của khách. Cơ sở hạ tầng, giao thông còn kém, không có sự kết nối giữa các địa phương khu vực biên giới.
Các cặp cửa khẩu quốc tế kể trên hầu hết chỉ có những tuyến đường từ cửa khẩu về trung tâm tỉnh hoặc nối quốc lộ. Những đường dọc biên giới với những tiềm năng phát triển du lịch rất lớn hầu như không thể đưa vào khai thác du lịch. Ví dụ từ của khẩu Na Mèo về khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (Thanh Hóa), khách có thể đi theo "Hành trình Tây Tiến" để lên Mộc Châu. Nhưng hiện tuyến đường này vẫn còn 5-7 km đường đất trong rừng và một cây cầu treo chưa thể đi lại bằng ôtô. Điều đó cản trở việc du khách đi tham quan.
Đỉnh đèo Pha Đin, Điện Biên cũng là một trong những điểm đến đẹp, được du khách yêu thích ghé thăm check-in, sống ảo. Ảnh: Ngọc Hà
Để khắc phục các vấn đề trên, Việt Nam cần đơn giản hóa thủ tục, cơ chế xuất nhập cảnh để du khách không cảm thấy ngại trong hành trình của mình. Theo bà Tạ Thị Tú Uyên, Phó giám đốc Phát triển sản phẩm của Vietravel, các cửa khẩu cần rút ngắn thời gian làm thủ tục, có luồng ưu tiên cho khách du lịch, đặc biệt là khách đoàn, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách.
Việt Nam có thể dễ dàng xây dựng các tuyến kết nối không chỉ hai nước Việt - Lào, mà còn vươn ra các quốc gia Đông Nam Á. Một trong các tour hút khách trong và ngoài nước là Huế - Bangkok (Thái Lan); Vinh - Yangon (Myanmar); Điện Biên - Nayoidaw/Mandalay (Myanmar); Hà Nội - Yangon... Khoảng cách giữa những địa điểm này chỉ tương tự Hà Nội - Đà Nẵng, hoặc Hà Nội - TP HCM.
Cùng với việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, Việt Nam cũng cần tận dụng thế mạnh của công nghệ 4.0 trong phát triển du lịch. Ông Lương Duy Doanh, Giám đốc Công ty Du lịch Fivestar, cho biết: "Cần xây dựng hệ thống du lịch thông minh cung cấp thông tin chính xác trên các website du lịch của địa phương, ra mắt bản đồ số, hệ thống quản lý lưu trú, wifi công cộng miễn phí cho khách ở các điểm tham quan... Việc này sẽ khiến du lịch miền biên giới thuận tiện hơn. Nhờ thế, khách du lịch sẽ tới ngày một đông hơn".
Việt Nam hiện tại vẫn là điểm đến truyền thống với khách du lịch Lào. Lào cũng là điểm đến được nhiều người Việt yêu thích. Năm 2019, khách đi lại giữa hai nước đạt trên 1,2 triệu lượt. Trong đó khách Lào sang Việt Nam đạt hơn 98.000 lượt, khách Việt Nam sang Lào đạt hơn 924.000 lượt. Việt Nam đứng thứ ba về gửi khách đến Lào. Năm 2022, tính từ thời điểm hai nước mở cửa biên giới, Việt Nam đón gần 47.000 lượt khách Lào. Ở chiều ngược lại, con số là 50.000 lượt, chiếm 28% tổng lượng khách quốc tế và thứ hai thị trường gửi khách đến Lào.
Từ Điện Biên đến Kon Tum, Việt Nam và Lào có 10 cặp cửa khẩu quốc tế gồm Tây Trang - Sop Hun, Lóng Sập - Pa Háng, Na Mèo - Nam Soi, Nậm Cắn - Namkan, Cầu Treo - Nam Phao, Cha Lo - Na Phao, La Lay - Lalay, Lao Bảo - Dansavanh, Nam Giang - Đắc Tà Oọc và Bờ Y - Phoukeau. Trải dọc biên giới hai nước còn có lượng lớn khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia, hang động, thác, phong cảnh rừng núi hoang sơ, hùng vĩ...
Theo đánh giá của hơn 50 doanh nghiệp lữ hành hai miền Nam - Bắc quan tâm tới du lịch biên giới, đây là tiềm năng rất lớn để có thể phát triển các sản phẩm du lịch caravan, overland tours (du lịch đường bộ)... Các sản phẩm này không chỉ thu hút khách ở hai nước, mà cả những khách quốc tế từ Thái Lan, Singaopre, Myanamar, Australia, Mỹ và châu Âu.
Cao nguyên đá ở Tủa Chùa, Điện Biên. Ảnh: Duy Doanh
Nhưng thực tế tiềm năng này vẫn chưa được khai thác triệt để hay đẩy mạnh thành tour mũi nhọn vì nhiều lý do.
"Nếu đóng vai trò một khách du lịch tìm kiếm các sản phẩm đặc trưng, mang tính kết nối giữa hai nước, đặc biệt là du lịch biên giới, tôi khó tìm được tour ưng ý. Hiện chỉ có vài doanh nghiệp tổ chức loại hình tour giá rẻ từ Hà Nội, Đà Nẵng đi Pakse, Vientiane, Luang Prabang... Còn các doanh nghiệp khác chủ yếu xây dựng sản phẩm theo yêu cầu của khách", ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty TNHH Ant Travel, cho hay.
Tại các địa bàn này, cũng chưa có nhiều công ty quan tâm đến tiềm năng du lịch hai nước. Các doanh nghiệp từ các thành phố lớn cũng không mặn mà, và "chỉ đếm trên đầu ngón tay". Lý do là các công ty lữ hành, du khách vẫn còn lo các thủ tục hành chính vào khu vực biên giới sẽ khó khăn, chưa nhất quán. Các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ đi kèm chưa đáp ứng được yêu cầu của khách. Cơ sở hạ tầng, giao thông còn kém, không có sự kết nối giữa các địa phương khu vực biên giới.
Các cặp cửa khẩu quốc tế kể trên hầu hết chỉ có những tuyến đường từ cửa khẩu về trung tâm tỉnh hoặc nối quốc lộ. Những đường dọc biên giới với những tiềm năng phát triển du lịch rất lớn hầu như không thể đưa vào khai thác du lịch. Ví dụ từ của khẩu Na Mèo về khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (Thanh Hóa), khách có thể đi theo "Hành trình Tây Tiến" để lên Mộc Châu. Nhưng hiện tuyến đường này vẫn còn 5-7 km đường đất trong rừng và một cây cầu treo chưa thể đi lại bằng ôtô. Điều đó cản trở việc du khách đi tham quan.
Đỉnh đèo Pha Đin, Điện Biên cũng là một trong những điểm đến đẹp, được du khách yêu thích ghé thăm check-in, sống ảo. Ảnh: Ngọc Hà
Để khắc phục các vấn đề trên, Việt Nam cần đơn giản hóa thủ tục, cơ chế xuất nhập cảnh để du khách không cảm thấy ngại trong hành trình của mình. Theo bà Tạ Thị Tú Uyên, Phó giám đốc Phát triển sản phẩm của Vietravel, các cửa khẩu cần rút ngắn thời gian làm thủ tục, có luồng ưu tiên cho khách du lịch, đặc biệt là khách đoàn, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách.
Việt Nam có thể dễ dàng xây dựng các tuyến kết nối không chỉ hai nước Việt - Lào, mà còn vươn ra các quốc gia Đông Nam Á. Một trong các tour hút khách trong và ngoài nước là Huế - Bangkok (Thái Lan); Vinh - Yangon (Myanmar); Điện Biên - Nayoidaw/Mandalay (Myanmar); Hà Nội - Yangon... Khoảng cách giữa những địa điểm này chỉ tương tự Hà Nội - Đà Nẵng, hoặc Hà Nội - TP HCM.
Cùng với việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, Việt Nam cũng cần tận dụng thế mạnh của công nghệ 4.0 trong phát triển du lịch. Ông Lương Duy Doanh, Giám đốc Công ty Du lịch Fivestar, cho biết: "Cần xây dựng hệ thống du lịch thông minh cung cấp thông tin chính xác trên các website du lịch của địa phương, ra mắt bản đồ số, hệ thống quản lý lưu trú, wifi công cộng miễn phí cho khách ở các điểm tham quan... Việc này sẽ khiến du lịch miền biên giới thuận tiện hơn. Nhờ thế, khách du lịch sẽ tới ngày một đông hơn".
Việt Nam hiện tại vẫn là điểm đến truyền thống với khách du lịch Lào. Lào cũng là điểm đến được nhiều người Việt yêu thích. Năm 2019, khách đi lại giữa hai nước đạt trên 1,2 triệu lượt. Trong đó khách Lào sang Việt Nam đạt hơn 98.000 lượt, khách Việt Nam sang Lào đạt hơn 924.000 lượt. Việt Nam đứng thứ ba về gửi khách đến Lào. Năm 2022, tính từ thời điểm hai nước mở cửa biên giới, Việt Nam đón gần 47.000 lượt khách Lào. Ở chiều ngược lại, con số là 50.000 lượt, chiếm 28% tổng lượng khách quốc tế và thứ hai thị trường gửi khách đến Lào.