Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Ngay trong những ngày đầu năm mới 2024, ngành du lịch nhiều địa phương như TP.HCM, Phú Quốc (Kiên Giang), Hội An (Quảng Nam)... thắng lớn.
Du khách đến tham quan và mua sắm tại chợ Bình Tây, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG
Các địa phương đón một lượng khách tăng mạnh, trong đó lượng khách quốc tế đến Phú Quốc tiếp tục duy trì ở mức cao trong những tuần cuối năm 2023 đến nay.
Tại TP.HCM, ngành du lịch bội thu khi các hoạt động vui chơi, giải trí đón hàng trăm ngàn lượt khách, chi tiêu tăng cao. Tuy vậy, để đạt mục tiêu tăng thêm 1 triệu khách so với con số 5 triệu của năm ngoái, du lịch TP.HCM vẫn cần nhiều cải thiện hơn nữa trong năm 2024.
Đa dạng dòng tour cho khách lẻ
Đại diện Công ty CP truyền thông Du Lịch Việt cho biết trong kỳ nghỉ lễ Tết dương lịch dài ba ngày vừa qua, công ty kín chỗ tất cả các tuyến tour du lịch trong nước, hoàn thành kế hoạch.
Các tuyến ngắn như Phú Quốc, Nha Trang (Khánh Hòa) được nhiều du khách lựa chọn. Bên cạnh đó, thị trường du lịch nước ngoài chiếm đến 60% lượng khách của cả kỳ nghỉ cũng nhộn nhịp.
"Các điểm đến nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan thu hút sự chú ý của phần lớn du khách Việt, trong khi tour nội địa gắn với các điểm đến ĐBSCL, Phú Quốc...
So với cùng kỳ năm trước, năm nay số liệu khả quan hơn, đó là một điểm tích cực đáng mong chờ trong năm 2024 dù vẫn còn những thách thức", ông Phạm Anh Vũ, phụ trách truyền thông của Du Lịch Việt, chia sẻ.
Tương tự, nhiều doanh nghiệp lữ hành lớn như Vietravel, Lữ hành Saigontourist... đều có những đoàn khách lên đường ngay trong năm mới 2024.
Bà Trần Thị Bảo Thu, giám đốc tiếp thị - truyền thông Vietluxtour, cho biết sau khi đạt được mức hồi phục ở dòng sản phẩm MICE (du lịch kết hợp hội nghị) và inbound (khách quốc tế đến VN) trong năm ngoái, trong năm 2024 doanh nghiệp chọn chiến lược lấy chất lượng làm lợi thế cạnh tranh bền vững, khai thác các thị trường ngách trung và cao cấp.
Ngay từ đầu năm, phản hồi của du khách với các tour tuyến trong nước và quốc tế đều rất lạc quan. "Vẫn còn nhiều thử thách ở thị trường du lịch trong nước khi giá dịch vụ còn cao nên mức độ kích cầu thấp, chưa đạt được kỳ vọng mục tiêu của nhiều doanh nghiệp.
Tuy vậy, nhờ phát triển đa dạng dòng tour cho khách lẻ bên cạnh sản phẩm tour truyền thống nên doanh thu vẫn tăng khá", bà Thu cho biết.
Theo ông Trần Quang Duy - giám đốc Công ty CP dịch vụ lữ hành Chim Cánh Cụt, TP vừa có thêm một số sản phẩm du lịch, dịch vụ giải trí đêm rất hấp dẫn như xe buýt hai tầng ngắm cảnh TP hoặc tham gia city tour với cụm địa điểm quen thuộc như Hội trường Thống Nhất, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP...
Tuy nhiên, khảo sát cho thấy nhu cầu đi du lịch tại TP.HCM chưa thật sự tương xứng với tiềm năng có được.
Ông Lê Trương Hiền Hòa, phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết chỉ trong kỳ nghỉ ba ngày, doanh thu du lịch của TP đã đạt khoảng 6.400 tỉ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Kết quả khả quan này là tiền đề để du lịch TP đặt mục tiêu đón thêm 1 triệu du khách quốc tế so với 5 triệu khách của năm ngoái, doanh thu tăng lên 190.000 tỉ đồng.
Nhiều tour mới chào năm 2024
Lý giải về lượng khách đến TP đông vui những ngày đầu năm mới, ông Hiền Hòa cho biết do nghỉ Tết dương lịch năm nay không nhiều và cũng cận thời điểm Tết Nguyên đán.
Ngoài ra, giá vé máy bay tăng cao nên đa số khách lựa chọn du lịch nội đô cùng với gia đình, về quê hoặc tự đi các khu du lịch sinh thái của TP để thư giãn cùng gia đình và bạn bè.
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng hơn là du lịch TP đã xây dựng được nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với du khách, trong đó nổi bật là sản phẩm du lịch văn hóa.
Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới, du lịch văn hóa đóng góp 37% du lịch toàn cầu và dự báo có thể tăng 15% mỗi năm. Riêng ở TP.HCM, có 56% khách quốc tế đến TP chủ yếu vì muốn tìm hiểu văn hóa, tỉ lệ này ở khách nội địa là 28%.
Ngành du lịch TP cũng vừa công bố "TP.HCM - 100 điều thú vị" sau gần 10 tháng triển khai, góp phần lan tỏa những điều tâm đắc nhất, những điều thú vị nhất của TP đến với du khách trong và ngoài nước.
Cuộc bình chọn từ ý kiến du khách, người dân còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ du khách, gia tăng lợi thế cạnh tranh du lịch TP so với các địa phương, quốc gia lân cận.
Một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành đang khẩn trương hoàn tất các chương trình du lịch nội đô TP vào dịp Tết đáp ứng nhu cầu của du khách.
Trong đó chương trình tour trải nghiệm một ngày tại TP.HCM đang được ưu tiên với nhiều sự lựa chọn như: Quận 1 - Sắc màu đêm; Nhà Bè - Ngàn lẻ một đêm; Theo dấu chân biệt động Sài Gòn; Huyền thoại một dòng kênh; Đến quận 10 - Nghe kể chuyện Đông y; Về với ấp đảo Thiềng Liềng...
Các điểm tham quan trên địa bàn cũng đang gấp rút triển khai nhiều chương trình, hoạt động sôi nổi với chính sách giảm giá vé vào dịp Tết Nguyên đán để phục vụ người dân và du khách.
Tuy nhiên, theo ông Trần Quang Duy, với gần 400 điểm tham quan trên địa bàn, bài toán trong thời gian tới là làm sao đưa các điểm này đến gần hơn, phổ biến hơn và hấp dẫn được du khách.
Phần lớn du khách đến TP chỉ để dừng chân, nghỉ ngơi trước khi đến các khu vực khác như ĐBSCL hoặc Tây Nguyên. "Du lịch nội đô TP cần sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhiều hơn để hình thành tour tuyến tham quan, lồng ghép câu chuyện.
Đồng thời, cần có nghiên cứu thị trường khách tiềm năng, nhất là đối với thị trường có nguồn khách mới triển vọng như khách du lịch từ Trung Đông, Ấn Độ", ông Duy đề xuất.
Du khách đến tham quan và mua sắm tại chợ Bình Tây, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG
Các địa phương đón một lượng khách tăng mạnh, trong đó lượng khách quốc tế đến Phú Quốc tiếp tục duy trì ở mức cao trong những tuần cuối năm 2023 đến nay.
Tại TP.HCM, ngành du lịch bội thu khi các hoạt động vui chơi, giải trí đón hàng trăm ngàn lượt khách, chi tiêu tăng cao. Tuy vậy, để đạt mục tiêu tăng thêm 1 triệu khách so với con số 5 triệu của năm ngoái, du lịch TP.HCM vẫn cần nhiều cải thiện hơn nữa trong năm 2024.
Đa dạng dòng tour cho khách lẻ
Đại diện Công ty CP truyền thông Du Lịch Việt cho biết trong kỳ nghỉ lễ Tết dương lịch dài ba ngày vừa qua, công ty kín chỗ tất cả các tuyến tour du lịch trong nước, hoàn thành kế hoạch.
Các tuyến ngắn như Phú Quốc, Nha Trang (Khánh Hòa) được nhiều du khách lựa chọn. Bên cạnh đó, thị trường du lịch nước ngoài chiếm đến 60% lượng khách của cả kỳ nghỉ cũng nhộn nhịp.
"Các điểm đến nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan thu hút sự chú ý của phần lớn du khách Việt, trong khi tour nội địa gắn với các điểm đến ĐBSCL, Phú Quốc...
So với cùng kỳ năm trước, năm nay số liệu khả quan hơn, đó là một điểm tích cực đáng mong chờ trong năm 2024 dù vẫn còn những thách thức", ông Phạm Anh Vũ, phụ trách truyền thông của Du Lịch Việt, chia sẻ.
Tương tự, nhiều doanh nghiệp lữ hành lớn như Vietravel, Lữ hành Saigontourist... đều có những đoàn khách lên đường ngay trong năm mới 2024.
Bà Trần Thị Bảo Thu, giám đốc tiếp thị - truyền thông Vietluxtour, cho biết sau khi đạt được mức hồi phục ở dòng sản phẩm MICE (du lịch kết hợp hội nghị) và inbound (khách quốc tế đến VN) trong năm ngoái, trong năm 2024 doanh nghiệp chọn chiến lược lấy chất lượng làm lợi thế cạnh tranh bền vững, khai thác các thị trường ngách trung và cao cấp.
Ngay từ đầu năm, phản hồi của du khách với các tour tuyến trong nước và quốc tế đều rất lạc quan. "Vẫn còn nhiều thử thách ở thị trường du lịch trong nước khi giá dịch vụ còn cao nên mức độ kích cầu thấp, chưa đạt được kỳ vọng mục tiêu của nhiều doanh nghiệp.
Tuy vậy, nhờ phát triển đa dạng dòng tour cho khách lẻ bên cạnh sản phẩm tour truyền thống nên doanh thu vẫn tăng khá", bà Thu cho biết.
Theo ông Trần Quang Duy - giám đốc Công ty CP dịch vụ lữ hành Chim Cánh Cụt, TP vừa có thêm một số sản phẩm du lịch, dịch vụ giải trí đêm rất hấp dẫn như xe buýt hai tầng ngắm cảnh TP hoặc tham gia city tour với cụm địa điểm quen thuộc như Hội trường Thống Nhất, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP...
Tuy nhiên, khảo sát cho thấy nhu cầu đi du lịch tại TP.HCM chưa thật sự tương xứng với tiềm năng có được.
Ông Lê Trương Hiền Hòa, phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết chỉ trong kỳ nghỉ ba ngày, doanh thu du lịch của TP đã đạt khoảng 6.400 tỉ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Kết quả khả quan này là tiền đề để du lịch TP đặt mục tiêu đón thêm 1 triệu du khách quốc tế so với 5 triệu khách của năm ngoái, doanh thu tăng lên 190.000 tỉ đồng.
Nhiều tour mới chào năm 2024
Lý giải về lượng khách đến TP đông vui những ngày đầu năm mới, ông Hiền Hòa cho biết do nghỉ Tết dương lịch năm nay không nhiều và cũng cận thời điểm Tết Nguyên đán.
Ngoài ra, giá vé máy bay tăng cao nên đa số khách lựa chọn du lịch nội đô cùng với gia đình, về quê hoặc tự đi các khu du lịch sinh thái của TP để thư giãn cùng gia đình và bạn bè.
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng hơn là du lịch TP đã xây dựng được nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với du khách, trong đó nổi bật là sản phẩm du lịch văn hóa.
Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới, du lịch văn hóa đóng góp 37% du lịch toàn cầu và dự báo có thể tăng 15% mỗi năm. Riêng ở TP.HCM, có 56% khách quốc tế đến TP chủ yếu vì muốn tìm hiểu văn hóa, tỉ lệ này ở khách nội địa là 28%.
Ngành du lịch TP cũng vừa công bố "TP.HCM - 100 điều thú vị" sau gần 10 tháng triển khai, góp phần lan tỏa những điều tâm đắc nhất, những điều thú vị nhất của TP đến với du khách trong và ngoài nước.
Cuộc bình chọn từ ý kiến du khách, người dân còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ du khách, gia tăng lợi thế cạnh tranh du lịch TP so với các địa phương, quốc gia lân cận.
Một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành đang khẩn trương hoàn tất các chương trình du lịch nội đô TP vào dịp Tết đáp ứng nhu cầu của du khách.
Trong đó chương trình tour trải nghiệm một ngày tại TP.HCM đang được ưu tiên với nhiều sự lựa chọn như: Quận 1 - Sắc màu đêm; Nhà Bè - Ngàn lẻ một đêm; Theo dấu chân biệt động Sài Gòn; Huyền thoại một dòng kênh; Đến quận 10 - Nghe kể chuyện Đông y; Về với ấp đảo Thiềng Liềng...
Các điểm tham quan trên địa bàn cũng đang gấp rút triển khai nhiều chương trình, hoạt động sôi nổi với chính sách giảm giá vé vào dịp Tết Nguyên đán để phục vụ người dân và du khách.
Tuy nhiên, theo ông Trần Quang Duy, với gần 400 điểm tham quan trên địa bàn, bài toán trong thời gian tới là làm sao đưa các điểm này đến gần hơn, phổ biến hơn và hấp dẫn được du khách.
Phần lớn du khách đến TP chỉ để dừng chân, nghỉ ngơi trước khi đến các khu vực khác như ĐBSCL hoặc Tây Nguyên. "Du lịch nội đô TP cần sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhiều hơn để hình thành tour tuyến tham quan, lồng ghép câu chuyện.
Đồng thời, cần có nghiên cứu thị trường khách tiềm năng, nhất là đối với thị trường có nguồn khách mới triển vọng như khách du lịch từ Trung Đông, Ấn Độ", ông Duy đề xuất.