Thanh Thúy
Well-known member
Khoảng 20 năm trở lại đây, sự xuất hiện của những du thuyền chở khách được thiết kế kích thước khổng lồ đang nhiều thêm khiến tàu Titanic chỉ như một tàu đánh cá cỡ nhỏ.
Tàu du lịch ngày càng khổng lồ
Chỉ trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây, các tàu du lịch đã tăng gấp đôi kích thước so với trước. Các chuyên gia lo ngại, điều này có thể gây ra tiền lệ khiến tàu chở khách càng lớn hơn nữa trong tương lai, gây ra nhiều vấn đề tiềm ẩn.
Một nghiên cứu do nhóm vận động hành lang năng lượng sạch châu Âu T&E thực hiện cho thấy, các tàu chở khách lớn nhất hiện nay đã to gấp đôi so với những năm 2000. Điều này gây ra cảnh báo về tác động môi trường đối với ngành công nghiệp du lịch toàn cầu đang phát triển nhanh chóng.
Tàu Titanic (RMS Titanic) khi sau khi rời cảng Queenstown, Ireland, vào ngày 11/4 (Ảnh: News).
Các báo cáo chỉ ra rằng, tàu du lịch lớn nhất ra khơi vào năm 2050 có thể to hơn tàu Titanic gấp 8 lần nếu tốc độ vẫn tiếp tục tăng trưởng như hiện tại. Con tàu huyền thoại Titanic ra khơi vào năm 1912 có chiều dài 269m, chiều cao từ mặt nước tới boong tàu là 18m và nặng 46.329 tấn. Vào thời điểm đó, đây là tàu chở khách lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, du thuyền khổng lồ lớn nhất hiện nay là Icons of the Seas thuộc tập đoàn Royal Caribbean. Tàu nặng 248.663 tấn, lớn gấp 5,4 lần so với tàu Titanic. Sức chở khách của tàu này cũng tăng lên gấp 2 đến 3 lần.
Khi ra mắt, du thuyền này đã gây choáng váng bởi kích thước khổng lồ. Tổng chiều dài của nó là 364,7m, dài hơn các tàu du lịch Oasis Class trước đây. Tuy nhiên, con tàu dài nhất từng được chế tạo thuộc về tàu chở dầu Seawise Giant dài khoảng 458m trước khi ngừng hoạt động vào năm 2009.
Tàu du lịch lớn nhất thế giới hiện nay lớn hơn Titanic nhiều lần (Ảnh: News).
"Những du thuyền khổng lồ ngày nay đang biến Titanic trông giống như một chiếc tàu đánh cá cỡ nhỏ", ông Inesa Ulichina, giám đốc vận tải bền vững tại T&E, mô tả.
Vậy những "gã khổng lồ" này còn tăng thêm kích thước bao nhiêu nữa trong bối cảnh ngành du lịch đang phát triển và lượng khí thải của ngành này có dấu hiệu vượt khỏi tầm kiểm soát?
Nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Ước tính khoảng 35 triệu du khách sẽ sử dụng tàu du lịch trong năm 2024, tăng khoảng 6% so với mức trước đại dịch. Trong bối cảnh hiện tại, nhu cầu du lịch bằng đường biển vẫn rất phát triển.
Chính vì thế, các chuyên gia tàu biển vẫn đang tìm cách giải quyết vấn đề đáng báo động khi vận hành tàu du lịch. Đó là khống chế lượng khí thải xả ra môi trường thế nào.
Đây vốn là lĩnh vực thải ra lượng CO2 lớn. Ước tính các tàu du lịch đã xả ra lượng carbon dioxide vào môi trường trong năm 2022 nhiều hơn 17% so với năm 2019. Trong cùng khoảng thời gian này, lượng khí thải methane cũng tăng tới 500%.
Trong báo cáo mới nhất của T&E, với tốc độ bùng nổ của ngành du lịch trong những năm gần đây, khí hậu toàn cầu đang phải trả giá.
Báo cáo lưu ý rằng, lượng khí thải CO2 từ các tàu du lịch ở châu Âu cao hơn gần 20% vào năm 2022 so với năm 2019.
Theo Tổ chức Hàng hải Quốc tế, tàu du lịch và các tàu biển khác được cho là cần chịu trách nhiệm cho gần 3% lượng khí thải nhà kính toàn cầu mỗi năm.
Trong khi các tàu du lịch được miễn thuế nhiên liệu cùng với hầu hết các loại thuế doanh nghiệp và thuế tiêu dùng, báo cáo cũng chỉ ra rằng, mức thuế 54USD có thể áp dụng vào vé của du khách, qua đó mang lại 1,75 tỷ USD trên toàn cầu.
Khách du lịch chen chân nhau trên đảo Santorini (Ảnh: BI).
Một số điểm đến trên thế giới cũng chứng kiến lượng khách du lịch tới ồ ạt bằng đường thủy nên buộc phải đưa ra phương án hạn chế dòng khách này.
Đơn cử như hòn đảo Santorini ở Hy Lạp đang tìm cách cắt giảm khách du lịch tới bằng tàu du lịch. Giới chức thành phố kênh đào Venice ở Italia cũng cấm tàu du lịch lớn đi vào đầm phá để giảm thiểu những tác động tới nhiều công trình lớn.
Tàu du lịch ngày càng khổng lồ
Chỉ trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây, các tàu du lịch đã tăng gấp đôi kích thước so với trước. Các chuyên gia lo ngại, điều này có thể gây ra tiền lệ khiến tàu chở khách càng lớn hơn nữa trong tương lai, gây ra nhiều vấn đề tiềm ẩn.
Một nghiên cứu do nhóm vận động hành lang năng lượng sạch châu Âu T&E thực hiện cho thấy, các tàu chở khách lớn nhất hiện nay đã to gấp đôi so với những năm 2000. Điều này gây ra cảnh báo về tác động môi trường đối với ngành công nghiệp du lịch toàn cầu đang phát triển nhanh chóng.
Tàu Titanic (RMS Titanic) khi sau khi rời cảng Queenstown, Ireland, vào ngày 11/4 (Ảnh: News).
Các báo cáo chỉ ra rằng, tàu du lịch lớn nhất ra khơi vào năm 2050 có thể to hơn tàu Titanic gấp 8 lần nếu tốc độ vẫn tiếp tục tăng trưởng như hiện tại. Con tàu huyền thoại Titanic ra khơi vào năm 1912 có chiều dài 269m, chiều cao từ mặt nước tới boong tàu là 18m và nặng 46.329 tấn. Vào thời điểm đó, đây là tàu chở khách lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, du thuyền khổng lồ lớn nhất hiện nay là Icons of the Seas thuộc tập đoàn Royal Caribbean. Tàu nặng 248.663 tấn, lớn gấp 5,4 lần so với tàu Titanic. Sức chở khách của tàu này cũng tăng lên gấp 2 đến 3 lần.
Khi ra mắt, du thuyền này đã gây choáng váng bởi kích thước khổng lồ. Tổng chiều dài của nó là 364,7m, dài hơn các tàu du lịch Oasis Class trước đây. Tuy nhiên, con tàu dài nhất từng được chế tạo thuộc về tàu chở dầu Seawise Giant dài khoảng 458m trước khi ngừng hoạt động vào năm 2009.
"Những du thuyền khổng lồ ngày nay đang biến Titanic trông giống như một chiếc tàu đánh cá cỡ nhỏ", ông Inesa Ulichina, giám đốc vận tải bền vững tại T&E, mô tả.
Vậy những "gã khổng lồ" này còn tăng thêm kích thước bao nhiêu nữa trong bối cảnh ngành du lịch đang phát triển và lượng khí thải của ngành này có dấu hiệu vượt khỏi tầm kiểm soát?
Nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Ước tính khoảng 35 triệu du khách sẽ sử dụng tàu du lịch trong năm 2024, tăng khoảng 6% so với mức trước đại dịch. Trong bối cảnh hiện tại, nhu cầu du lịch bằng đường biển vẫn rất phát triển.
Chính vì thế, các chuyên gia tàu biển vẫn đang tìm cách giải quyết vấn đề đáng báo động khi vận hành tàu du lịch. Đó là khống chế lượng khí thải xả ra môi trường thế nào.
Đây vốn là lĩnh vực thải ra lượng CO2 lớn. Ước tính các tàu du lịch đã xả ra lượng carbon dioxide vào môi trường trong năm 2022 nhiều hơn 17% so với năm 2019. Trong cùng khoảng thời gian này, lượng khí thải methane cũng tăng tới 500%.
Trong báo cáo mới nhất của T&E, với tốc độ bùng nổ của ngành du lịch trong những năm gần đây, khí hậu toàn cầu đang phải trả giá.
Báo cáo lưu ý rằng, lượng khí thải CO2 từ các tàu du lịch ở châu Âu cao hơn gần 20% vào năm 2022 so với năm 2019.
Theo Tổ chức Hàng hải Quốc tế, tàu du lịch và các tàu biển khác được cho là cần chịu trách nhiệm cho gần 3% lượng khí thải nhà kính toàn cầu mỗi năm.
Trong khi các tàu du lịch được miễn thuế nhiên liệu cùng với hầu hết các loại thuế doanh nghiệp và thuế tiêu dùng, báo cáo cũng chỉ ra rằng, mức thuế 54USD có thể áp dụng vào vé của du khách, qua đó mang lại 1,75 tỷ USD trên toàn cầu.
Một số điểm đến trên thế giới cũng chứng kiến lượng khách du lịch tới ồ ạt bằng đường thủy nên buộc phải đưa ra phương án hạn chế dòng khách này.
Đơn cử như hòn đảo Santorini ở Hy Lạp đang tìm cách cắt giảm khách du lịch tới bằng tàu du lịch. Giới chức thành phố kênh đào Venice ở Italia cũng cấm tàu du lịch lớn đi vào đầm phá để giảm thiểu những tác động tới nhiều công trình lớn.