Đưa môn ngữ văn vào xét tuyển ngành y!
Nhiều trường ĐH xét tuyển ngành y bằng môn ngữ văn. Cách làm này đang gây ra nhiều tranh luận trái chiều.
Bốn trường ĐH ngoài công lập vừa thông báo xét tuyển ngành y khoa bằng môn ngữ văn. Cụ thể, Trường ĐH Văn Lang xét tuyển ngành y bằng 3 tổ hợp truyền thống A00, B00 và D08 và 1 tổ hợp mới D12 (ngữ văn, hóa học, tiếng Anh). Trong khi đó, Trường ĐH Võ Trường Toản (Hậu Giang) và Trường ĐH Tân Tạo (Long An) sử dụng tổ hợp B03 (toán học, ngữ văn, sinh học) trong phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT để tuyển ngành này. Trường ĐH Duy Tân cũng xét tuyển ngành y khoa bằng 4 tổ hợp: A16 (toán, khoa học tự nhiên, ngữ văn), B00, D90 và D08.
Thầy Đinh Đức Hiền, giáo viên hệ thống HOCMAI, cho rằng ngành y không chỉ cần người có tấm lòng mà cần người phù hợp. Để theo đuổi được ngành y thì năng lực học tập là không thể đủ, ngành y cũng không phải ngành để đào tạo đại trà. "Việc đưa môn ngữ văn vào xét tuyển ngành y không có ý nghĩa thực sự, việc này chỉ đơn thuần là các trường ngoài công lập, trường khó khăn tuyển sinh, đang muốn gia tăng cạnh tranh, thu hút thí sinh" - thầy Hiền nói.
Thí sinh dự thi môn ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh: TẤN THẠNH
Một giảng viên của Trường ĐH Y Hà Nội cho rằng y khoa là ngành khoa học đòi hỏi tính chính xác cao nên điều kiện đầu tiên là phải có kiến thức khoa học tự nhiên tốt. Trên thực tế, tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sẵn sàng chia sẻ là kết quả của quá trình giáo dục lâu dài từ nhà trường, đó là kỹ năng mềm mà ngành nghề nào cũng phải trau dồi, không riêng ngành y, cũng không phải người giỏi văn thì thương người hơn. Nhiều chuyên gia cũng bày tỏ sự lo ngại cách chọn môn ngữ văn chỉ để phục vụ việc tuyển sinh của các trường bởi nếu chỉ tuyển sinh ngành y bằng các khối truyền thống, trường ngoài công lập khó cạnh tranh được với các trường đã có truyền thống đào tạo.
Trong khi đó, lý giải việc đưa môn ngữ văn vào xét tuyển ngành y, đại diện Trường ĐH Duy Tân cho rằng các bệnh viện mong tuyển được bác sĩ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn biết cảm thông, chia sẻ với người bệnh. Theo đại diện này, trường xác định 2 môn quan trọng với ngành y là toán học và sinh học nhưng thay vì chỉ lấy điểm môn sinh học, trường dùng bài thi khoa học tự nhiên gồm 3 môn sinh, hóa học và vật lý, sau đó thêm môn ngữ văn vào tổ hợp. Người học giỏi văn thường dễ đồng cảm, sẻ chia và giàu lòng trắc ẩn.
Theo quy định của Luật Giáo dục ĐH, các trường tự quyết định, chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh. Quy chế tuyển sinh ĐH của của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nêu rõ các trường có thể tự chọn môn trong tổ hợp xét tuyển, miễn là mỗi tổ hợp có tối đa 3 bài thi, trong đó có toán học hoặc ngữ văn.
Nhiều trường ĐH xét tuyển ngành y bằng môn ngữ văn. Cách làm này đang gây ra nhiều tranh luận trái chiều.
Bốn trường ĐH ngoài công lập vừa thông báo xét tuyển ngành y khoa bằng môn ngữ văn. Cụ thể, Trường ĐH Văn Lang xét tuyển ngành y bằng 3 tổ hợp truyền thống A00, B00 và D08 và 1 tổ hợp mới D12 (ngữ văn, hóa học, tiếng Anh). Trong khi đó, Trường ĐH Võ Trường Toản (Hậu Giang) và Trường ĐH Tân Tạo (Long An) sử dụng tổ hợp B03 (toán học, ngữ văn, sinh học) trong phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT để tuyển ngành này. Trường ĐH Duy Tân cũng xét tuyển ngành y khoa bằng 4 tổ hợp: A16 (toán, khoa học tự nhiên, ngữ văn), B00, D90 và D08.
Thầy Đinh Đức Hiền, giáo viên hệ thống HOCMAI, cho rằng ngành y không chỉ cần người có tấm lòng mà cần người phù hợp. Để theo đuổi được ngành y thì năng lực học tập là không thể đủ, ngành y cũng không phải ngành để đào tạo đại trà. "Việc đưa môn ngữ văn vào xét tuyển ngành y không có ý nghĩa thực sự, việc này chỉ đơn thuần là các trường ngoài công lập, trường khó khăn tuyển sinh, đang muốn gia tăng cạnh tranh, thu hút thí sinh" - thầy Hiền nói.
Thí sinh dự thi môn ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh: TẤN THẠNH
Một giảng viên của Trường ĐH Y Hà Nội cho rằng y khoa là ngành khoa học đòi hỏi tính chính xác cao nên điều kiện đầu tiên là phải có kiến thức khoa học tự nhiên tốt. Trên thực tế, tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sẵn sàng chia sẻ là kết quả của quá trình giáo dục lâu dài từ nhà trường, đó là kỹ năng mềm mà ngành nghề nào cũng phải trau dồi, không riêng ngành y, cũng không phải người giỏi văn thì thương người hơn. Nhiều chuyên gia cũng bày tỏ sự lo ngại cách chọn môn ngữ văn chỉ để phục vụ việc tuyển sinh của các trường bởi nếu chỉ tuyển sinh ngành y bằng các khối truyền thống, trường ngoài công lập khó cạnh tranh được với các trường đã có truyền thống đào tạo.
Trong khi đó, lý giải việc đưa môn ngữ văn vào xét tuyển ngành y, đại diện Trường ĐH Duy Tân cho rằng các bệnh viện mong tuyển được bác sĩ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn biết cảm thông, chia sẻ với người bệnh. Theo đại diện này, trường xác định 2 môn quan trọng với ngành y là toán học và sinh học nhưng thay vì chỉ lấy điểm môn sinh học, trường dùng bài thi khoa học tự nhiên gồm 3 môn sinh, hóa học và vật lý, sau đó thêm môn ngữ văn vào tổ hợp. Người học giỏi văn thường dễ đồng cảm, sẻ chia và giàu lòng trắc ẩn.
Theo quy định của Luật Giáo dục ĐH, các trường tự quyết định, chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh. Quy chế tuyển sinh ĐH của của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nêu rõ các trường có thể tự chọn môn trong tổ hợp xét tuyển, miễn là mỗi tổ hợp có tối đa 3 bài thi, trong đó có toán học hoặc ngữ văn.