'Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó' - sang chấn tâm lý tuổi thơ

Nguyễn May

Well-known member
"Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó" nêu kiến thức về lĩnh vực tâm thần nhi với mong muốn ngăn ngừa, chữa lành nỗi đau.

Sách có tên tiếng Anh là The Boy Who Was Raised as a Dog của bác sĩ Mỹ Bruce D.Perry và nhà báo Maia Szalavitz, xuất bản lần đầu năm 2006, được chuyển ngữ và phát hành trong nước vào tháng 7.

Ba vấn đề chính được đề cập trong tác phẩm: Sang chấn ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách và hành vi của trẻ em như thế nào? Làm thế nào để giúp trẻ đối phó tốt hơn với sang chấn? Làm thế nào để bảo vệ trẻ em khỏi những sự kiện bi thảm?

Ở lời mở đầu, các tác giả cho biết sách tập hợp những câu chuyện có thật, những trường hợp điển hình trong quá trình làm việc. Mỗi trường hợp mổ xẻ một vấn đề về tác động của sang chấn lên trẻ em, như: Việc bị tấn công tình dục nghiêm trọng, bị bạo lực, lạm dụng, cho đến bị bỏ bê hoặc chứng kiến tội ác kinh hoàng - tất cả đều tạo ra những tác động phức tạp, khó lường và kéo dài đối với trẻ.

"Thực tế đáng buồn là những câu chuyện này chỉ là một phần nhỏ của những gì mà chúng tôi có thể kể lại. Hơn mười năm qua, nhóm lâm sàng của chúng tôi tại TheChildTrauma Acedemy (Viện sang chấn nhi) đã điều trị cho hơn 100 đứa trẻ từng phải chứng kiến cảnh cha hoặc mẹ mình bị sát hại. Chúng tôi đã làm việc với hàng trăm trẻ em phải sống trong cảnh bị bỏ bê ở các mái ấm hay bởi chính cha mẹ hoặc người giám hộ của mình", tác giả nêu bối cảnh. Đồng thời, những người thực hiện cuốn sách cũng cho rằng 'sức mạnh và tinh thần quật cường' của những em bé bị tổn thương có thể mang đến những bài học giá trị.

Bìa sách bản tiếng Việt "Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó". Ảnh: First News
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 710.438px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Bìa sách bản tiếng Việt Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó.

Bìa sách bản tiếng Việt "Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó". Ảnh: First News

Các câu chuyện được sắp xếp theo trình tự thời gian, cung cấp cái nhìn tổng quan về sự phát triển của ngành sang chấn học, lĩnh vực tâm thần nhi và quá trình phát triển Mô hình trị liệu thần kinh tuần tự - một phương pháp trị liệu chú trọng tìm hiểu lịch sử của bệnh nhân, xác định những thiếu hụt và tổn thương mà bộ não phải chịu trong quá trình phát triển, từ đó có sự bù đắp và chữa trị thích hợp.

Cuốn sách của bác sĩ Perry cung cấp kiến thức về khoa học thần kinh nhưng những câu chuyện được kể trong sách được nhận xét không khô khan, thay vào đó là lòng trắc ẩn và tình thương. "Dễ đọc, nhiều thông tin và cách vận hành của ngôn ngữ, trí nhớ, lòng tin, sự lựa chọn và quan trọng hơn tất thảy là sự lạc quan. Cuốn sách này đã lên tiếng mạnh mẽ và nó xứng đáng nhận được sự quan tâm từ phụ huynh, giáo viên, người làm chính sách, tòa án và nhà trị liệu", tạp chí Library Journal viết.

"Đây không phải là những câu chuyện giật gân, mang lại cảm giác kinh khủng. Đây là cuốn sách của hy vọng. Trong mỗi chương, độc giả có thể thấy được quá trình thay đổi của những đứa trẻ, tìm thấy được niềm hy vọng từ những câu chuyện của họ", tiến sĩ Nguyễn Đức Nhật - người dịch cuốn sách - nhận định.

Hôm 17/8, trong buổi tọa đàm giới thiệu sách Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó, diễn ra tại Đường sách TP HCM, tiến sĩ Nguyễn Đức Nhật cùng một số nhà tâm lý có buổi chia sẻ về vấn đề sang chấn tâm lý thời thơ ấu, đồng thời đưa ra những góc nhìn từ Việt Nam và cuộc sống hiện đại. Trong đó, ông Nguyễn Đức Nhật nêu nhận định: "Ngày nay, các bạn trẻ đang đối mặt với những nguy cơ mà các thế hệ trước chưa bao giờ phải đương đầu, đó là tình trạng bắt nạt trên mạng. Nó đem lại những hậu quả, tác động sâu rộng đến trẻ mà đôi khi người lớn không thể nào tưởng tượng được".

Các diễn giả tại buổi tọa đàm ra mắt sách hôm 17/8. Ảnh: Ngạn Bình
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Các diễn giả tại buổi tọa đàm ra mắt sách hôm 17/8. Ảnh: Ngạn Bình

Các diễn giả tại buổi tọa đàm ra mắt sách hôm 17/8. Ảnh: Ngạn Bình

"Quá trình chữa lành không phải lúc nào cũng diễn ra ở phòng khám. Gia đình, trường học sẽ là những hình mẫu bảo vệ cho trẻ nếu nó mang lại sự tôn trọng và yêu thương. Những mối quan hệ chất lượng mới chính là sự chữa lành, nếu không, những nỗ lực khác là vô nghĩa", ông Nguyễn Đức Nhật nói.

Trong giai đoạn đầu của lĩnh vực tâm thần học trẻ em, người ta vẫn cho rằng trẻ em có khả năng tự phục hồi sau các sự kiện gây sang chấn. Tuy nhiên, các nghiên cứu của bác sĩ Bruce D. Perry và đồng sự cho rằng sang chấn ảnh hưởng đến trẻ em mạnh mẽ hơn so với người lớn. Sang chấn xảy ra ở tuổi đời càng sớm thì càng có khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng, kéo dài.


Tiến sĩ Bruce D. Perry, 69 tuổi, là chuyên gia lâm sàng (clinician) và nhà nghiên cứu về khoa học thần kinh và sức khỏe tâm thần của trẻ em. Ông là tác giả của hơn 500 bài báo và là thành viên cấp cao của Child Trauma Academy, ở Houston, Texas, Mỹ, một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ trẻ em gặp sang chấn.

Nhà báo Maia Szalavitz 59 tuổi, là tác giả chuyên viết về chứng nghiện và khoa học thần kinh. Bà từng giành được các giải thưởng từ các tổ chức như Hiệp hội Tâm lý Mỹ, Liên minh Chính sách Ma túy và Trường Cao đẳng Dược lý Thần kinh Mỹ.
 
Bên trên