Nguyễn Mai
Well-known member
Tính cách của những đứa trẻ hay bị bắt nạt dường như thu hút những bạn học ưa bạo lực. Nếu sống trong một số gia đình đặc biệt, nó sẽ khiến trẻ có những tính cách này.
Thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau, các chuyên gia giáo dục đã tìm ra những điểm chung của các học sinh hay bị bắt nạt ở trường, đó là trẻ sống trong 3 kiểu gia đình dưới đây.
1. Gia đình có cha mẹ quá quyền lực
Một nghiên cứu tại Mỹ từng công bố số liệu cho thấy, có hơn 60% trẻ em bị bắt nạt ở trường trong thời gian dài nhưng không nhờ cha mẹ hay giáo viên giúp đỡ. Những đứa trẻ này thường xuyên bị bắt nạt, mức độ leo thang dần, để lại những tổn thương và hậu quả nghiêm trọng cả đời.
Tại sao trẻ lại không dám nói người lớn nghe sau khi bị bắt nạt? Lời giải thích của nhiều em học sinh đưa ra là “nói cho cha mẹ biết cũng chẳng có ích gì”.
Những đứa trẻ có tâm lý này lớn lên trong một gia đình có cha mẹ quá quyền lực. Họ kiểm soát tuyệt đối và hay ra lệnh bắt con cái phải nghe theo. Bầu không khí gia đình này đã tạo nên những đứa trẻ vâng lời tuyệt đối.
Dần dần trẻ nhận thấy ý kiến của mình không được coi trọng, không có cách nào giao tiếp bình thường với cha mẹ. Theo thời gian, trẻ không muốn bộc lộ lòng mình với cha mẹ, vì sợ họ sẽ thấy được suy nghĩ thực trong lòng mình. Ngay cả khi bản thân bị bắt nạt, trẻ sẽ chọn cách tự chịu đựng nỗi đau một mình.
Vì lớn lên trong gia đình như vậy, từ nhỏ sẽ được dạy dỗ phải biết vâng lời kẻ mạnh. Ở nhà trẻ nghe lời cha mẹ không dám phản kháng, ra ngoài bị bạn bè bắt nạt cũng không dám phản kháng, đi làm bị đồng nghiệp hay lãnh đạo áp bức cũng không dám chống lại.
2. Gia đình có mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái xa cách
Thông thường, những gia đình ly hôn, con cái bị bỏ rơi thường dễ xảy ra vấn đề về mối quan hệ cha mẹ - con cái.
Một số dữ liệu cho thấy rằng, những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình có mối quan hệ cha mẹ - con cái xa cách sẽ có nguy cơ bị bắt nạt học đường cao hơn và thậm chí chiếm tới 80% ở một số khu vực.
Khi trẻ còn nhỏ, chúng rất cần sự đồng hành của cha mẹ nhưng họ lại không có ở đó. Vì thế, trẻ buộc phải tự trưởng thành sớm, miễn cưỡng làm theo yêu cầu của cha mẹ với hy vọng được quan tâm nhiều hơn.
Một đứa trẻ không có cha mẹ bên cạnh thường có tính cách độc lập, luôn giấu mọi chuyện xảy ra và tự giải quyết vấn đề của mình. Họ thường không muốn bộc lộ sự yếu đuối trước mặt người khác.
Có không ít những đứa trẻ bị cha mẹ ghẻ lạnh hay bỏ rơi vì nhiều lý do. Khi bị bắt nạt, trẻ không biết nhờ vả ai cả.
3. Gia đình có cha mẹ nhút nhát hoặc hèn nhát
Tính cách của một đứa trẻ phần nào bị ảnh hưởng bởi cha mẹ ban đầu. Nếu cha mẹ rụt rè, nhát gan, con cái sẽ như một chú cừu non, bị ảnh hưởng theo tính cách này, khi bị bắt nạt không dám phản kháng lại.
Một đứa trẻ có tính cách yếu đuối dễ trở thành đối tượng của những người thích bắt nạt nhắm tới.
Cha mẹ nên làm gì khi biết con mình bị bắt nạt?
- Dạy trẻ biết phản kháng lại khi bị bắt nạt
Khi trẻ nhận thấy lời nói và việc làm của người khác xúc phạm mình và có xu hướng bắt nạt, chúng phải phản kháng lại, cao giọng nói với đối phương không được phép làm điều đó với mình, nếu không sẽ báo với giáo viên.
- Nói với trẻ việc bị bắt nạt không phải lỗi của chúng mà là của người khác
Nhiều trẻ cảm thấy xấu hổ sau khi bị bắt nạt. Lúc này, cha mẹ nên hướng dẫn con mình điều chỉnh lại tâm lý, dạy con rằng việc bị bắt nạt là lỗi của người khác chứ không phải của bản thân. Sau đó, cha mẹ dạy trẻ cách phản kháng, biết tự bảo vệ mình.
- Luôn để trẻ hiểu được cha mẹ là chỗ dựa vững chắc với con khi có chuyện xảy ra
Khi bị bắt nạt, trẻ sẽ rất buồn và bị tổn thương, có thể sẽ sợ tới trường. Lúc này, cha mẹ cần an ủi trẻ, hãy nói với trẻ rằng, nếu có chuyện xảy ra nghiêm trọng hơn, cha mẹ sẽ tới trường báo cáo với giáo viên và bảo vệ con bằng mọi giá. Làm như vậy trẻ sẽ được an ủi và tự tin tới trường trở lại.
Thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau, các chuyên gia giáo dục đã tìm ra những điểm chung của các học sinh hay bị bắt nạt ở trường, đó là trẻ sống trong 3 kiểu gia đình dưới đây.
1. Gia đình có cha mẹ quá quyền lực
Một nghiên cứu tại Mỹ từng công bố số liệu cho thấy, có hơn 60% trẻ em bị bắt nạt ở trường trong thời gian dài nhưng không nhờ cha mẹ hay giáo viên giúp đỡ. Những đứa trẻ này thường xuyên bị bắt nạt, mức độ leo thang dần, để lại những tổn thương và hậu quả nghiêm trọng cả đời.
Tại sao trẻ lại không dám nói người lớn nghe sau khi bị bắt nạt? Lời giải thích của nhiều em học sinh đưa ra là “nói cho cha mẹ biết cũng chẳng có ích gì”.
Những đứa trẻ có tâm lý này lớn lên trong một gia đình có cha mẹ quá quyền lực. Họ kiểm soát tuyệt đối và hay ra lệnh bắt con cái phải nghe theo. Bầu không khí gia đình này đã tạo nên những đứa trẻ vâng lời tuyệt đối.
Dần dần trẻ nhận thấy ý kiến của mình không được coi trọng, không có cách nào giao tiếp bình thường với cha mẹ. Theo thời gian, trẻ không muốn bộc lộ lòng mình với cha mẹ, vì sợ họ sẽ thấy được suy nghĩ thực trong lòng mình. Ngay cả khi bản thân bị bắt nạt, trẻ sẽ chọn cách tự chịu đựng nỗi đau một mình.
Vì lớn lên trong gia đình như vậy, từ nhỏ sẽ được dạy dỗ phải biết vâng lời kẻ mạnh. Ở nhà trẻ nghe lời cha mẹ không dám phản kháng, ra ngoài bị bạn bè bắt nạt cũng không dám phản kháng, đi làm bị đồng nghiệp hay lãnh đạo áp bức cũng không dám chống lại.
2. Gia đình có mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái xa cách
Thông thường, những gia đình ly hôn, con cái bị bỏ rơi thường dễ xảy ra vấn đề về mối quan hệ cha mẹ - con cái.
Một số dữ liệu cho thấy rằng, những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình có mối quan hệ cha mẹ - con cái xa cách sẽ có nguy cơ bị bắt nạt học đường cao hơn và thậm chí chiếm tới 80% ở một số khu vực.
Khi trẻ còn nhỏ, chúng rất cần sự đồng hành của cha mẹ nhưng họ lại không có ở đó. Vì thế, trẻ buộc phải tự trưởng thành sớm, miễn cưỡng làm theo yêu cầu của cha mẹ với hy vọng được quan tâm nhiều hơn.
Một đứa trẻ không có cha mẹ bên cạnh thường có tính cách độc lập, luôn giấu mọi chuyện xảy ra và tự giải quyết vấn đề của mình. Họ thường không muốn bộc lộ sự yếu đuối trước mặt người khác.
Có không ít những đứa trẻ bị cha mẹ ghẻ lạnh hay bỏ rơi vì nhiều lý do. Khi bị bắt nạt, trẻ không biết nhờ vả ai cả.
3. Gia đình có cha mẹ nhút nhát hoặc hèn nhát
Tính cách của một đứa trẻ phần nào bị ảnh hưởng bởi cha mẹ ban đầu. Nếu cha mẹ rụt rè, nhát gan, con cái sẽ như một chú cừu non, bị ảnh hưởng theo tính cách này, khi bị bắt nạt không dám phản kháng lại.
Một đứa trẻ có tính cách yếu đuối dễ trở thành đối tượng của những người thích bắt nạt nhắm tới.
Cha mẹ nên làm gì khi biết con mình bị bắt nạt?
- Dạy trẻ biết phản kháng lại khi bị bắt nạt
Khi trẻ nhận thấy lời nói và việc làm của người khác xúc phạm mình và có xu hướng bắt nạt, chúng phải phản kháng lại, cao giọng nói với đối phương không được phép làm điều đó với mình, nếu không sẽ báo với giáo viên.
- Nói với trẻ việc bị bắt nạt không phải lỗi của chúng mà là của người khác
Nhiều trẻ cảm thấy xấu hổ sau khi bị bắt nạt. Lúc này, cha mẹ nên hướng dẫn con mình điều chỉnh lại tâm lý, dạy con rằng việc bị bắt nạt là lỗi của người khác chứ không phải của bản thân. Sau đó, cha mẹ dạy trẻ cách phản kháng, biết tự bảo vệ mình.
- Luôn để trẻ hiểu được cha mẹ là chỗ dựa vững chắc với con khi có chuyện xảy ra
Khi bị bắt nạt, trẻ sẽ rất buồn và bị tổn thương, có thể sẽ sợ tới trường. Lúc này, cha mẹ cần an ủi trẻ, hãy nói với trẻ rằng, nếu có chuyện xảy ra nghiêm trọng hơn, cha mẹ sẽ tới trường báo cáo với giáo viên và bảo vệ con bằng mọi giá. Làm như vậy trẻ sẽ được an ủi và tự tin tới trường trở lại.