Nguyễn Tấn Sang
Bán xe 🚗
Theo Phó thống đốc Phạm Tiến Dũng, tình trạng sử dụng ảnh tĩnh công nghệ Deepfake cũng có thể thực hiện chuyển tiền xảy ra ở một số ngân hàng, "do họ tắt hệ thống xác thực này để đảm bảo giao dịch thông suốt trong những ngày đầu lưu lượng tăng đột biến".
Sáng 4/7, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội thảo Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Tại sự kiện, Phó thống đốc Phạm Tiến Dũng trả lời các câu hỏi liên quan đến xác thực sinh trắc học theo Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước.
Theo Quyết định 2345 có hiệu lực từ 1/7, người dân phải cập nhật các dữ liệu sinh trắc học nếu muốn chuyển tiền từ 10 triệu đồng mỗi lần hoặc trên 20 triệu mỗi ngày.
Theo Phó thống đốc, hiện nay, tình trạng dùng ảnh tĩnh để "vượt" hệ thống sinh trắc học đã được khắc phục. Trước đó, một số nhà băng đã "tắt hệ thống xác thực này để đảm bảo giao dịch thông suốt trong những ngày đầu lưu lượng tăng đột biến" nên mới xảy ra tình trạng sử dụng ảnh tĩnh công nghệ Deepfake cũng có thể thực hiện chuyển tiền.
Để tránh lỗ hổng này, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thực hiện việc eKYC - giải pháp xác thực định danh khách hàng trực tuyến, phải có chức năng chống giả mạo, Deepfake và ảnh tĩnh.
Phó thống đốc Phạm Tiến Dũng tại hội thảo. Ảnh: SBV
Bên cạnh đó, theo phản ánh của nhiều khách hàng, trong một số ngày đầu thực hiện sinh trắc học, hệ thống thống nhiều ngân hàng bị treo khiến khách hàng không thể thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, hiện tượng "đơ" không thể thực hiện giao dịch do lưu lượng truy cập tăng đột biến đã được khắc phục.
"Một ngân hàng bình thường dự phòng cho hệ thống công nghệ đặt ở ngưỡng 100% công suất, nhưng những ngày qua có nhà băng ghi nhận mức tăng tới 10 lần", Phó thống đốc nói, thêm rằng toàn bộ hệ thống tới 3/7 đã giao dịch thông suốt.
Hiện, bình quân mỗi ngày, hệ thống ngân hàng thực hiện khoảng 2 triệu giao dịch có giá trị trên 10 triệu đồng, tương đương 8% tổng lượng giao dịch. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước chỉ ra, tới cuối ngày 3/7, khoảng 16,6 triệu tài khoản ngân hàng đã xác thực sinh trắc học, trong đó 90% khách hàng tự thực hiện. Lượng tài khoản được làm sạch dữ liệu tương đương số mở mới trong một năm.
Sáng 4/7, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội thảo Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Tại sự kiện, Phó thống đốc Phạm Tiến Dũng trả lời các câu hỏi liên quan đến xác thực sinh trắc học theo Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước.
Theo Quyết định 2345 có hiệu lực từ 1/7, người dân phải cập nhật các dữ liệu sinh trắc học nếu muốn chuyển tiền từ 10 triệu đồng mỗi lần hoặc trên 20 triệu mỗi ngày.
Theo Phó thống đốc, hiện nay, tình trạng dùng ảnh tĩnh để "vượt" hệ thống sinh trắc học đã được khắc phục. Trước đó, một số nhà băng đã "tắt hệ thống xác thực này để đảm bảo giao dịch thông suốt trong những ngày đầu lưu lượng tăng đột biến" nên mới xảy ra tình trạng sử dụng ảnh tĩnh công nghệ Deepfake cũng có thể thực hiện chuyển tiền.
Để tránh lỗ hổng này, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thực hiện việc eKYC - giải pháp xác thực định danh khách hàng trực tuyến, phải có chức năng chống giả mạo, Deepfake và ảnh tĩnh.
Phó thống đốc Phạm Tiến Dũng tại hội thảo. Ảnh: SBV
Bên cạnh đó, theo phản ánh của nhiều khách hàng, trong một số ngày đầu thực hiện sinh trắc học, hệ thống thống nhiều ngân hàng bị treo khiến khách hàng không thể thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, hiện tượng "đơ" không thể thực hiện giao dịch do lưu lượng truy cập tăng đột biến đã được khắc phục.
"Một ngân hàng bình thường dự phòng cho hệ thống công nghệ đặt ở ngưỡng 100% công suất, nhưng những ngày qua có nhà băng ghi nhận mức tăng tới 10 lần", Phó thống đốc nói, thêm rằng toàn bộ hệ thống tới 3/7 đã giao dịch thông suốt.
Hiện, bình quân mỗi ngày, hệ thống ngân hàng thực hiện khoảng 2 triệu giao dịch có giá trị trên 10 triệu đồng, tương đương 8% tổng lượng giao dịch. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước chỉ ra, tới cuối ngày 3/7, khoảng 16,6 triệu tài khoản ngân hàng đã xác thực sinh trắc học, trong đó 90% khách hàng tự thực hiện. Lượng tài khoản được làm sạch dữ liệu tương đương số mở mới trong một năm.