Nguyễn Mai
Well-known member
Đừng đeo kính lọc ánh sáng xanh nữa
Ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính không gây suy giảm thị lực như nhiều người lầm tưởng.
Kính lọc ánh sáng xanh không giúp bảo vệ mắt như nhiều người lầm tưởng.
Nhiều người lo ngại rằng ánh sáng xanh từ các màn hình điện thoại, máy tính gây hại cho mắt hoặc gây suy giảm thị lực, do đó sử dụng kính lọc ánh sáng xanh hoặc các bộ lọc đổi màu màn hình. Ánh sáng xanh có hại mắt không là câu hỏi mà các bác sĩ nhãn khoa thường xuyên nhận được, theo TS. BS David J. Ramsey, Giám đốc Nghiên cứu nhãn khoa tại Trung tâm Y tế & Bệnh viện Lahey.
"Câu trả lời ngắn gọn là không. Lượng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, TV và máy tính xách tay, không gây hại cho võng mạc hoặc bất kỳ bộ phận nào khác của mắt", BS Ramsey giải thích trên Harvard Health Publishing.
Ánh sáng xanh là ánh sáng nhìn thấy được với bước sóng 400-450 nanomet (nm). Ánh sáng xanh có thể xuất hiện ngay cả khi chúng ta nhìn thấy màu trắng hoặc màu khác. Loại ánh sáng này gây lo ngại vì nó có nhiều năng lượng trên mỗi photon ánh sáng hơn các màu khác trong quang phổ khả kiến, cụ thể là ánh sáng xanh lục hoặc ánh sáng đỏ.
Thực tế, nguồn ánh sáng xanh mạnh nhất xung quanh chúng ta là ánh sáng Mặt Trời. “Thiết bị điện tử tiêu dùng không gây hại cho võng mạc do lượng ánh sáng phát ra không nhiều. Điện thoại có độ sáng tối đa khoảng 600 candela/m2. Các biển hiệu có thể sáng gấp đôi, nhưng ngay cả như vậy cũng chỉ bằng 1/10 so với ánh sáng Mặt Trời mà chúng ta thấy hàng ngày", theo BS Ramsey.
Kính lọc ánh sáng xanh thường có giá cao hơn các tròng kính thông thường, nhưng không có tác dụng bảo vệ như quảng cáo. Ảnh: Hoàng Nam.
Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý thị lực có thể bị tổn hại khi nhìn trực tiếp vào các dạng bóng đèn LED công suất cao, chẳng hạn như đèn pin cấp quân sự và các loại đèn cầm tay khác.
Nguyên nhân là bóng đèn LED và đèn sợi đốt có thể có cùng độ sáng, nhưng năng lượng ánh sáng từ đèn LED tập trung ở một nguồn phát nhỏ, chỉ bằng đầu kim. Trong khi đó, đèn sợi đốt có bề mặt phát sáng lớn hơn đáng kể. Nhìn thẳng vào điểm phát sáng của đèn LED cũng tương tự như nhìn thẳng vào mặt trời trên bầu trời.
"Nhìn chung, so với nguy cơ suy giảm thị lực do lão hóa, hút thuốc, bệnh tim mạch, huyết áp cao và thừa cân, nguy cơ do tiếp xúc với ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử tiêu dùng là không đáng kể", BS Ramsey đánh giá.
Các bằng chứng đến nay không ủng hộ việc sử dụng thấu kính chặn, lọc ánh sáng xanh để bảo vệ sức khỏe võng mạc, bác sĩ lưu ý. Các nhà quảng cáo thậm chí đã bị phạt vì tuyên bố sai lệch về các loại thấu kính này.
Tuy nhiên các thiết bị phát ánh sáng xanh có thể làm gián đoạn giấc ngủ hoặc ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của sức khỏe hoặc nhịp sinh học. Do đó, vẫn nên hạn chế sử dụng thiết bị vào ban đêm.
https://thesamhouse.com/javascript:;
Ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính không gây suy giảm thị lực như nhiều người lầm tưởng.
Kính lọc ánh sáng xanh không giúp bảo vệ mắt như nhiều người lầm tưởng.
|
Kính lọc ánh sáng xanh không giúp bảo vệ mắt như nhiều người lầm tưởng. |
"Câu trả lời ngắn gọn là không. Lượng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, TV và máy tính xách tay, không gây hại cho võng mạc hoặc bất kỳ bộ phận nào khác của mắt", BS Ramsey giải thích trên Harvard Health Publishing.
Ánh sáng xanh là ánh sáng nhìn thấy được với bước sóng 400-450 nanomet (nm). Ánh sáng xanh có thể xuất hiện ngay cả khi chúng ta nhìn thấy màu trắng hoặc màu khác. Loại ánh sáng này gây lo ngại vì nó có nhiều năng lượng trên mỗi photon ánh sáng hơn các màu khác trong quang phổ khả kiến, cụ thể là ánh sáng xanh lục hoặc ánh sáng đỏ.
Thực tế, nguồn ánh sáng xanh mạnh nhất xung quanh chúng ta là ánh sáng Mặt Trời. “Thiết bị điện tử tiêu dùng không gây hại cho võng mạc do lượng ánh sáng phát ra không nhiều. Điện thoại có độ sáng tối đa khoảng 600 candela/m2. Các biển hiệu có thể sáng gấp đôi, nhưng ngay cả như vậy cũng chỉ bằng 1/10 so với ánh sáng Mặt Trời mà chúng ta thấy hàng ngày", theo BS Ramsey.
Kính lọc ánh sáng xanh thường có giá cao hơn các tròng kính thông thường, nhưng không có tác dụng bảo vệ như quảng cáo. Ảnh: Hoàng Nam.
|
Kính lọc ánh sáng xanh thường có giá cao hơn các tròng kính thông thường, nhưng không có tác dụng bảo vệ như quảng cáo. |
Nguyên nhân là bóng đèn LED và đèn sợi đốt có thể có cùng độ sáng, nhưng năng lượng ánh sáng từ đèn LED tập trung ở một nguồn phát nhỏ, chỉ bằng đầu kim. Trong khi đó, đèn sợi đốt có bề mặt phát sáng lớn hơn đáng kể. Nhìn thẳng vào điểm phát sáng của đèn LED cũng tương tự như nhìn thẳng vào mặt trời trên bầu trời.
"Nhìn chung, so với nguy cơ suy giảm thị lực do lão hóa, hút thuốc, bệnh tim mạch, huyết áp cao và thừa cân, nguy cơ do tiếp xúc với ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử tiêu dùng là không đáng kể", BS Ramsey đánh giá.
Các bằng chứng đến nay không ủng hộ việc sử dụng thấu kính chặn, lọc ánh sáng xanh để bảo vệ sức khỏe võng mạc, bác sĩ lưu ý. Các nhà quảng cáo thậm chí đã bị phạt vì tuyên bố sai lệch về các loại thấu kính này.
Tuy nhiên các thiết bị phát ánh sáng xanh có thể làm gián đoạn giấc ngủ hoặc ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của sức khỏe hoặc nhịp sinh học. Do đó, vẫn nên hạn chế sử dụng thiết bị vào ban đêm.
https://thesamhouse.com/javascript:;