Mức giá của những sản phẩm này chỉ dao động từ vài chục nghìn cho tới hơn trăm nghìn đồng, và chúng là minh chứng rõ nhất cho câu “tiền nào của nấy”.
Chuột quang đeo ngón tay - Giá: 120.000đ
Nếu chỉ nhìn qua, chắc chắn bạn không thể nhận ra thiết bị này là một… con chuột máy tính. Nó được thiết kế giống như một chiếc nhẫn đeo tay với hệ thống 2 nút bấm trái phải ở cạnh trái, ở giữa là con lăn, không có 2 nút tiến và lùi. Phần đầu có mắt đọc quang của chuột và 2 chiếc đệm cao su giống như “chân” trên chuột thông thường.
Nghe có vẻ xịn sò nhưng thực tế, thiết kế của chuột khá lỏng lẻo, bụi dễ dàng lọt vào bên trong theo thời gian. Ngoài ra, chuột bị thiếu nút nhấn so với chuột thông thường.
Chuột kết nối với máy tính bằng một chiếc dongle Wireless 2.4GHz. Theo quảng cáo, bạn chỉ cần đeo chuột và “để hờ” ngón tay trên bàn, nhưng hóa ra bạn phải đặt hẳn chuột xuống bề mặt thì mắt quang mới có thể hoạt động. Nút trái hoạt động hơi chập chờn, đôi lúc phải “nắn chỉnh” lại mới dùng được.
Tất nhiên, chuột cũng có ưu điểm là con trỏ di chuyển khá “mượt” trên màn hình, dễ dàng lướt web, chỉnh ảnh, video. Các nút trái phải được kéo dài xuống dưới nên bạn cũng không cần phải với tay lên quá cao, còn riêng việc dùng phần cuộn thì sẽ tạo ra tư thế tay hơi thiếu tự nhiên.
Chấm điểm: 4/10
Găng tay bluetooth - Giá: Từ 126.000đ
Từng ước mơ có thể nghe điện thoại bằng ngón tay giống như trong các bộ phim viễn tưởng, vì vậy chúng tôi đã không chần chừ “chốt đơn” ngay chiếc găng bluetooth này.
Đúng như tên gọi, chiếc găng tay này có thể kết nối với smartphone qua bluetooth. Nó tích hợp loa mini ở ngón cái nhờ vậy bạn có thể giơ tay lên trả lời điện thoại một cách thật “ngầu” hệt như trong phim viễn tưởng. Hàng về tay rất đẹp nhưng có lẽ đây là ưu điểm duy nhất của sản phẩm này.
Đường may của sản phẩm tỉ mỉ đến mức… bít kín luôn cổng sạc micro USB. Muốn sạc thì bạn sẽ phải cẩn thận dùng kéo cắt bớt len. Size găng được quảng cáo là freesize, nhưng thực tế găng khá nhỏ, chỉ vừa với tay nữ giới. Khi đeo, ngón cái sẽ hơi cộm vì tích hợp thêm loa mini.
Phần chức năng của sản phẩm thì phải “trừ hao” so với quảng cáo. Thi thoảng găng sẽ bị “lag”, đèn vẫn sáng dù không kết nối với bất kì thiết bị nào. Chúng tôi phải nhấn và giữ nút giữa trong vài giây cho đến khi đèn nhấp nháy xanh-đỏ trở lại, sau đó mới có thể kết nối lại với điện thoại.
Trải nghiệm thực tế cho thấy hầu hết các chức năng của găng bluetooth đều ổn và đúng như thông tin trong tờ HDSD. Chỉ trừ chức năng “chuyển sang loa điện thoại khi đang trong cuộc gọi” lại không thực hiện được.
Về phần loa, chất lượng âm thanh phát ra tạm ổn, không quá trong nhưng hơi nhỏ. Muốn nghe rõ nhất, bạn cần đưa thẳng ngón tay vào trong… lỗ tai. Nghe trong nhà còn đỡ, đi ngoài đường mà nghe điện thoại thì âm thanh sẽ nhỏ hơn đáng kể.
Nhưng điểm bất tiện nhất ở sản phẩm này chính là bạn sẽ phải thao tác bằng cả 2 tay: Một tay đưa lên tai để nghe âm thanh từ loa, tay còn lại phải “mò mẫm” các nút bấm để điều khiển như dưới đây. Đó là chưa kể bạn không thể giặt găng vì nước sẽ làm hỏng các linh kiện bên trong.
Giá đỡ điện thoại đeo cổ - Giá: 65.000 - 69.000đ
Sản phẩm này được quảng cáo là có thể giúp bạn rảnh tay quay vlog ẩm thực, vlog du lịch hay các vlog hướng dẫn sử dụng. Trải nghiệm thực tế cho thấy đúng là sản phẩm này giúp bạn được rảnh tay thật, nhưng video thành phẩm sẽ bị rung lắc và quá trình quay gặp rất nhiều bất tiện.
(Ảnh: Internet)
Sản phẩm làm bằng nhựa nên nhìn rất “hàng Mã”, phần vòng đeo khá mảnh, nhìn đã thấy khó bền. Phần giá kẹp có thể nới rộng tới 9cm, phù hợp với hầu hết các dòng smartphone hiện nay. Có cả chốt để cố định điện thoại theo độ nghiêng tùy ý.
Dù phần kẹp điện thoại rất chắc chắn nhưng vòng đeo lại lỏng lẻo nên khi bạn di chuyển, khung hình sẽ bị dịch chuyển theo hoặc bị rung. Màn hình điện thoại đặt ở sát cằm nên rất khó thực hiện các thao tác như dừng/chạy/zoom… Bạn chỉ có thể quay một lèo rồi nhấc điện thoại ra khỏi giá đỡ để bấm dừng/ghi tiếp. Đặc biệt điện thoại chỉ có thể đặt nằm ngang chứ không thể xoay dọc, nghĩa là bạn sẽ không thể quay clip dạng dọc đăng lên TikTok.
Sản phẩm này có lẽ phù hợp để quay vlog du lịch, ghi lại hành trình vi vu hơn. Thậm chí bạn có thể vừa chạy vừa ghi hình, nhưng tất nhiên, khung hình sẽ rung lắc dữ dội. Đó là chưa kể nguy cơ bị cướp giật điện thoại ngoài đường khi bạn treo nó lủng lẳng trên cổ.
Chấm điểm: 3/10
Tất nhiên, trong trường hợp bạn muốn “đổi gió” với những trải nghiệm công nghệ mới hoặc tìm kiếm sản phẩm độc lạ để quay TikTok thì 3 phụ kiện công nghệ này sẽ là gợi ý khá “ổn áp”.
Chuột quang đeo ngón tay - Giá: 120.000đ
Nếu chỉ nhìn qua, chắc chắn bạn không thể nhận ra thiết bị này là một… con chuột máy tính. Nó được thiết kế giống như một chiếc nhẫn đeo tay với hệ thống 2 nút bấm trái phải ở cạnh trái, ở giữa là con lăn, không có 2 nút tiến và lùi. Phần đầu có mắt đọc quang của chuột và 2 chiếc đệm cao su giống như “chân” trên chuột thông thường.
Nghe có vẻ xịn sò nhưng thực tế, thiết kế của chuột khá lỏng lẻo, bụi dễ dàng lọt vào bên trong theo thời gian. Ngoài ra, chuột bị thiếu nút nhấn so với chuột thông thường.
Chuột kết nối với máy tính bằng một chiếc dongle Wireless 2.4GHz. Theo quảng cáo, bạn chỉ cần đeo chuột và “để hờ” ngón tay trên bàn, nhưng hóa ra bạn phải đặt hẳn chuột xuống bề mặt thì mắt quang mới có thể hoạt động. Nút trái hoạt động hơi chập chờn, đôi lúc phải “nắn chỉnh” lại mới dùng được.
Tất nhiên, chuột cũng có ưu điểm là con trỏ di chuyển khá “mượt” trên màn hình, dễ dàng lướt web, chỉnh ảnh, video. Các nút trái phải được kéo dài xuống dưới nên bạn cũng không cần phải với tay lên quá cao, còn riêng việc dùng phần cuộn thì sẽ tạo ra tư thế tay hơi thiếu tự nhiên.
Chấm điểm: 4/10
Găng tay bluetooth - Giá: Từ 126.000đ
Từng ước mơ có thể nghe điện thoại bằng ngón tay giống như trong các bộ phim viễn tưởng, vì vậy chúng tôi đã không chần chừ “chốt đơn” ngay chiếc găng bluetooth này.
Đúng như tên gọi, chiếc găng tay này có thể kết nối với smartphone qua bluetooth. Nó tích hợp loa mini ở ngón cái nhờ vậy bạn có thể giơ tay lên trả lời điện thoại một cách thật “ngầu” hệt như trong phim viễn tưởng. Hàng về tay rất đẹp nhưng có lẽ đây là ưu điểm duy nhất của sản phẩm này.
Đường may của sản phẩm tỉ mỉ đến mức… bít kín luôn cổng sạc micro USB. Muốn sạc thì bạn sẽ phải cẩn thận dùng kéo cắt bớt len. Size găng được quảng cáo là freesize, nhưng thực tế găng khá nhỏ, chỉ vừa với tay nữ giới. Khi đeo, ngón cái sẽ hơi cộm vì tích hợp thêm loa mini.
Phần chức năng của sản phẩm thì phải “trừ hao” so với quảng cáo. Thi thoảng găng sẽ bị “lag”, đèn vẫn sáng dù không kết nối với bất kì thiết bị nào. Chúng tôi phải nhấn và giữ nút giữa trong vài giây cho đến khi đèn nhấp nháy xanh-đỏ trở lại, sau đó mới có thể kết nối lại với điện thoại.
Trải nghiệm thực tế cho thấy hầu hết các chức năng của găng bluetooth đều ổn và đúng như thông tin trong tờ HDSD. Chỉ trừ chức năng “chuyển sang loa điện thoại khi đang trong cuộc gọi” lại không thực hiện được.
Về phần loa, chất lượng âm thanh phát ra tạm ổn, không quá trong nhưng hơi nhỏ. Muốn nghe rõ nhất, bạn cần đưa thẳng ngón tay vào trong… lỗ tai. Nghe trong nhà còn đỡ, đi ngoài đường mà nghe điện thoại thì âm thanh sẽ nhỏ hơn đáng kể.
Nhưng điểm bất tiện nhất ở sản phẩm này chính là bạn sẽ phải thao tác bằng cả 2 tay: Một tay đưa lên tai để nghe âm thanh từ loa, tay còn lại phải “mò mẫm” các nút bấm để điều khiển như dưới đây. Đó là chưa kể bạn không thể giặt găng vì nước sẽ làm hỏng các linh kiện bên trong.
Giá đỡ điện thoại đeo cổ - Giá: 65.000 - 69.000đ
Sản phẩm này được quảng cáo là có thể giúp bạn rảnh tay quay vlog ẩm thực, vlog du lịch hay các vlog hướng dẫn sử dụng. Trải nghiệm thực tế cho thấy đúng là sản phẩm này giúp bạn được rảnh tay thật, nhưng video thành phẩm sẽ bị rung lắc và quá trình quay gặp rất nhiều bất tiện.
(Ảnh: Internet)
Sản phẩm làm bằng nhựa nên nhìn rất “hàng Mã”, phần vòng đeo khá mảnh, nhìn đã thấy khó bền. Phần giá kẹp có thể nới rộng tới 9cm, phù hợp với hầu hết các dòng smartphone hiện nay. Có cả chốt để cố định điện thoại theo độ nghiêng tùy ý.
Dù phần kẹp điện thoại rất chắc chắn nhưng vòng đeo lại lỏng lẻo nên khi bạn di chuyển, khung hình sẽ bị dịch chuyển theo hoặc bị rung. Màn hình điện thoại đặt ở sát cằm nên rất khó thực hiện các thao tác như dừng/chạy/zoom… Bạn chỉ có thể quay một lèo rồi nhấc điện thoại ra khỏi giá đỡ để bấm dừng/ghi tiếp. Đặc biệt điện thoại chỉ có thể đặt nằm ngang chứ không thể xoay dọc, nghĩa là bạn sẽ không thể quay clip dạng dọc đăng lên TikTok.
Sản phẩm này có lẽ phù hợp để quay vlog du lịch, ghi lại hành trình vi vu hơn. Thậm chí bạn có thể vừa chạy vừa ghi hình, nhưng tất nhiên, khung hình sẽ rung lắc dữ dội. Đó là chưa kể nguy cơ bị cướp giật điện thoại ngoài đường khi bạn treo nó lủng lẳng trên cổ.
Chấm điểm: 3/10
Tất nhiên, trong trường hợp bạn muốn “đổi gió” với những trải nghiệm công nghệ mới hoặc tìm kiếm sản phẩm độc lạ để quay TikTok thì 3 phụ kiện công nghệ này sẽ là gợi ý khá “ổn áp”.