ĐỪNG PHÀN NÀN KHI ĐỐI MẶT VỚI LỜI NÓI DỐI

linh_449

Linh Linhh
Nói dối là nói ra những điều không đúng với suy nghĩ thực sự của bản thân. Theo nghĩa này, nói dối thường là nói những điều trái ngược với sự thật hoặc che giấu sự thật. Nói dối thường mang hàm nghĩa tiêu cực, nhưng đồng thời trong những lời nói dối cũng sẽ tiết lộ sự thật.
Trong cuộc sống, mọi người thường rất nhạy cảm với từ “nói dối”, không muốn bản thân bị chỉ trích là kẻ nói dối. Nhưng những lời nói dối lại xuất hiện thường xuyên, trong mọi ngóc ngách của cuộc sống, dễ thấy nhất là những đoạn quảng cáo trên ti-vi.
(I) Đừng sợ đối mặt với những lời nói dối
Theo tâm lý học, con người càng sợ hãi thứ gì càng khó đi sâu thâm nhập và lý giải về thứ đó. Nói dối chỉ là hành động phủ định hiện thực, không thể duy trì lâu dài, sẽ đến lúc sụp đổ. Lời nói dối chẳng có gì đáng sợ, bạn chỉ cần điều chỉnh tâm trạng để đối mặt với nó.
Vận dụng quan điểm này vào cuộc sống, bạn mới có thể bình tĩnh ứng phó với những lời nói dối xuất hiện mỗi ngày.
(II) Nhận diện những lời nói dối và có cách ứng phó chính xác
Muốn học cách nhận biết những lời nói dối, bạn phải tích lũy thật nhiều kinh nghiệm thực tế. Người chịu khó để ý sẽ phát hiện, khi ai đó xuất hiện biểu cảm đau thương không giống nhau trên hai nửa gương mặt nghĩa là người đó không thực sự đau lòng. Người nói dối sẽ đỏ mặt, đây cũng là biểu hiện trực quan nhất. Trong phần lớn trường hợp, người nói dối sẽ có biểu cảm tức khắc, họ trả lời ngay câu hỏi của bạn mà không cần suy nghĩ, đồng thời giao lưu ánh mắt với bạn để quan sát xem bạn có tin tưởng họ không.
Hãy khách quan đối mặt với những lời nói dối, vạn vật đều có tính hai mặt, nói dối cũng không phải ngoại lệ. Nếu không chắc chắn đối phương có đang nói dối không, hãy tận dụng những lời nói dối của họ để tự tìm ra sự thật.
Nguồn: Tâm lý học tội phạm: Vén màn bí mật biểu cảm - Đặng Minh
 

Đính kèm

Bên trên