Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Lễ cúng Trăng trong dịp lễ hội Óc Bom Bóc được tổ chức tại chùa Kh'leang, phường 6, TP Sóc Trăng do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp Ban trị sự chùa tổ chức, thu hút hàng nghìn người trong và ngoài tỉnh tham dự.
Theo quan niệm của người Khmer, lễ cúng nhằm tạ ơn thần Mặt Trăng trong năm đã bảo vệ cho con người, đem lại mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng bội thu và cầu mong cho người dân trúng mùa trong năm tới.
Vật cúng Trăng gồm hai cây trụ làm cổng, dựng trước bàn cúng, tượng trưng cho "vành đai vũ trụ"; chiếc bàn tượng trưng cho "Trái Đất"; hai cây mía tượng trưng cho "sự sinh sôi, nảy nở"; ba cây nến cắm trên cổng tượng trưng cho ba mùa trong năm "nắng, mát, mưa"; 7 trái cau hình con ong bầu tượng trưng cho "7 ngày trong tuần" và trái cây, bánh kẹo.
Cúng Trăng có thể tổ chức tại chùa, tại nhà hoặc ở nơi có thể nhìn thấy Mặt Trăng rõ ràng. Trong nghi thức cúng, cốm dẹp là lễ vật bắt buộc. Ngoài ra, mâm cúng còn có chuối, các loại khoai, củ, trái cây và bánh kẹo.
Lễ cúng Trăng là một trong ba lễ lớn trong năm của đồng bào Khmer, thường diễn ra vào ngày 15 tháng 10 âm lịch.
Các sư đọc kinh cầu an, vẩy những giọt nước tinh khiết có ướp hương hoa lên phật tử, mong đem lại phước lành.
Achar Thạch Kên chủ trì buổi lễ cúng trăng tại chùa Kh'leang lần này. Trong lễ cúng Trăng, chủ trì lễ là người trụ cột trong gia đình hoặc là người có uy tín với cộng đồng, có vai trò dẫn dắt, điều hành.
Lễ cúng Trăng có ý nghĩa trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung, thể hiện khát vọng và tình cảm của con người với nhau và với thiên nhiên.
Nghi lễ cúng có thể tổ chức theo từng hộ hoặc vài hộ sống liền kề nhau trong phum, sóc. Người tham dự lễ không phân biệt độ tuổi hay nam nữ.
Sau lời khấn vái tạ ơn và đọc kinh cầu phúc là nghi thức đút cốm dẹp, kèm theo những ước mong tốt đẹp cho cuộc sống.
Cốm dẹp làm từ gạo nếp, được rang, giã, sàng, do 5 nghệ nhân nữ và 2 nghệ nhân nam thực hiện. Hoạt động này thu hút đông đảo người dân đến xem.
Thạch Thị Ngọc Như, học sinh trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương, cho biết lần đầu tham gia lễ cúng Trăng lớn như vậy. "Em cảm thấy hiểu biết thêm về văn hóa dân tộc mình", Như nói.
Kết thúc nghi lễ, các sư, achar, người có uy tín trong cộng đồng hoặc người cao tuổi nhất trong gia đình bốc từng nắm cốm dẹp lần lượt đút vào miệng người nhỏ tuổi rồi vỗ nhẹ sau lưng và nói những điều ước nguyện cho con cháu.
Trong ảnh, achar đút cốm dẹp cho các em học sinh.
Video Player is loading.
Dừng
Hiện tại 0:02
/
Thời lượng 0:53
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng
Toàn màn hình
Hàng nghìn người tham gia lễ cúng trăng của người Khmer. Video clip: An Minh
Du khách đổ về nơi tổ chức lễ cúng Trăng.
Ông Sơn Pô, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, cho biết lễ cúng Trăng hàng năm không chỉ để bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, mà còn là một sản phẩm du lịch hấp dẫn, trở thành một điểm nhấn về những sắc màu văn hóa du lịch của tỉnh.
Phong tục truyền thống này còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc Khmer.
Theo quan niệm của người Khmer, lễ cúng nhằm tạ ơn thần Mặt Trăng trong năm đã bảo vệ cho con người, đem lại mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng bội thu và cầu mong cho người dân trúng mùa trong năm tới.
Vật cúng Trăng gồm hai cây trụ làm cổng, dựng trước bàn cúng, tượng trưng cho "vành đai vũ trụ"; chiếc bàn tượng trưng cho "Trái Đất"; hai cây mía tượng trưng cho "sự sinh sôi, nảy nở"; ba cây nến cắm trên cổng tượng trưng cho ba mùa trong năm "nắng, mát, mưa"; 7 trái cau hình con ong bầu tượng trưng cho "7 ngày trong tuần" và trái cây, bánh kẹo.
Cúng Trăng có thể tổ chức tại chùa, tại nhà hoặc ở nơi có thể nhìn thấy Mặt Trăng rõ ràng. Trong nghi thức cúng, cốm dẹp là lễ vật bắt buộc. Ngoài ra, mâm cúng còn có chuối, các loại khoai, củ, trái cây và bánh kẹo.
Lễ cúng Trăng là một trong ba lễ lớn trong năm của đồng bào Khmer, thường diễn ra vào ngày 15 tháng 10 âm lịch.
Các sư đọc kinh cầu an, vẩy những giọt nước tinh khiết có ướp hương hoa lên phật tử, mong đem lại phước lành.
Achar Thạch Kên chủ trì buổi lễ cúng trăng tại chùa Kh'leang lần này. Trong lễ cúng Trăng, chủ trì lễ là người trụ cột trong gia đình hoặc là người có uy tín với cộng đồng, có vai trò dẫn dắt, điều hành.
Lễ cúng Trăng có ý nghĩa trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung, thể hiện khát vọng và tình cảm của con người với nhau và với thiên nhiên.
Nghi lễ cúng có thể tổ chức theo từng hộ hoặc vài hộ sống liền kề nhau trong phum, sóc. Người tham dự lễ không phân biệt độ tuổi hay nam nữ.
Sau lời khấn vái tạ ơn và đọc kinh cầu phúc là nghi thức đút cốm dẹp, kèm theo những ước mong tốt đẹp cho cuộc sống.
Cốm dẹp làm từ gạo nếp, được rang, giã, sàng, do 5 nghệ nhân nữ và 2 nghệ nhân nam thực hiện. Hoạt động này thu hút đông đảo người dân đến xem.
Thạch Thị Ngọc Như, học sinh trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương, cho biết lần đầu tham gia lễ cúng Trăng lớn như vậy. "Em cảm thấy hiểu biết thêm về văn hóa dân tộc mình", Như nói.
Kết thúc nghi lễ, các sư, achar, người có uy tín trong cộng đồng hoặc người cao tuổi nhất trong gia đình bốc từng nắm cốm dẹp lần lượt đút vào miệng người nhỏ tuổi rồi vỗ nhẹ sau lưng và nói những điều ước nguyện cho con cháu.
Trong ảnh, achar đút cốm dẹp cho các em học sinh.
Video Player is loading.
Dừng
Hiện tại 0:02
/
Thời lượng 0:53
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng
Toàn màn hình
Hàng nghìn người tham gia lễ cúng trăng của người Khmer. Video clip: An Minh
Du khách đổ về nơi tổ chức lễ cúng Trăng.
Ông Sơn Pô, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, cho biết lễ cúng Trăng hàng năm không chỉ để bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, mà còn là một sản phẩm du lịch hấp dẫn, trở thành một điểm nhấn về những sắc màu văn hóa du lịch của tỉnh.
Phong tục truyền thống này còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc Khmer.