Từ Minh Quân
Well-known member
Từng coi nhau như anh em, Elon Musk nói ông và Larry Page "không còn là bạn thân" sau những quan điểm trái chiều về AI.
"Lý do OpenAI ra đời và tồn tại là do tôi và Larry Page từng là bạn thân", Elon Musk nhắc đến nhà đồng sáng lập Google trong phỏng vấn với Fox News ngày 17/4. "Tôi thường ở nhà cậu ấy tại Palo Alto và nói chuyện tới khuya về sự an toàn của AI. Nhưng tôi nhận ra Larry không coi trọng vấn đề đó".
Theo Musk, mọi chuyện bắt đầu từ trước 2015. Khi đó, Page muốn tạo một loại siêu trí tuệ, tiềm năng trở thành "một vị thần kỹ thuật số" càng sớm càng tốt. Trong khi đó, CEO Tesla quan tâm đến sự an toàn của các công cụ như vậy. Hai người xung đột về cách bảo vệ con người khỏi nguy cơ AI siêu trí tuệ thống trị. Sau tranh cãi, Page gọi tỷ phú Mỹ bằng một cụm từ mang tính mỉa mai. Cả hai sau đó không còn thân thiết.
Elon Musk (trái) và Larry Page (giữa) trong một sự kiện năm 2019. Ảnh: Flickr/Doug Dirac Delta
Tình bạn của hai người vốn được xem là "khác lạ" tại Thung lũng Silicon. Cả hai từng coi nhau là anh em. Musk thường đến nhà Page hoặc thỉnh thoảng gặp nhau tại một căn hộ bí mật của Google ở Palo Alto để bàn về ý tưởng mới, chơi điện tử... Năm 2014, nhà đồng sáng lập Google thậm chí nói muốn giao toàn bộ tài sản của mình cho Musk sau khi chết, thay vì làm từ thiện.
Dù vậy, mâu thuẫn dần hình thành khi Musk đánh giá việc phát triển công nghệ AI giống "triệu hồi một con quỷ", còn Page không nghĩ vậy. Page từng phát biểu hồi 2015 rằng mục tiêu của Google là "cố gắng phát triển AI để tạo điều kiện cho loài người tiếp cận các dạng kiến thức mới". Google cũng đầu tư mạnh vào AI với mục tiêu tự động hóa và thay thế sức người.
Trong buổi phỏng vấn, Musk nói xung đột với Page chính là lý do ông tham gia sáng lập OpenAI năm 2015. "Chữ 'open' trong OpenAI chính là mã nguồn mở và tính minh bạch để mọi người cùng biết chuyện gì đang xảy ra", Musk nói về tên gọi của startup đứng sau ChatGPT.
Việc OpenAI đi ngược tiêu chí nguồn mở ban đầu cũng là một trong những lý do khiến Musk rời công ty. Ông từng chỉ trích startup này không còn là tổ chức phi lợi nhuận như ban đầu, mà trở thành "công ty nguồn đóng, lợi nhuận tối đa được kiểm soát bởi Microsoft".
Thời gian qua, Musk liên tục bày tỏ lo ngại về sự phát triển quá nhanh của AI. Ngày 16/4, ông đồng tình với quan điểm rằng trí tuệ nhân tạo nguy hiểm như tiểu hành tinh va vào Trái đất và đã "cố gắng cảnh báo công chúng trong nhiều năm". Cuối tháng 3, tỷ phú gốc Nam Phi ký tên vào một bức thư kêu gọi công ty, tổ chức toàn cầu ngừng cuộc đua siêu AI trong sáu tháng để cùng nhau xây dựng một bộ quy tắc chung về AI.
Musk cho biết đang lên kế hoạch giới thiệu một AI có thể "tìm kiếm tận cùng sự thật" mang tên TruthGPT. Theo WSJ, ông đã thành lập công ty về trí tuệ nhân tạo mang tên X.AI tại bang Nevada hôm 9/3. Còn theo Business Insider, ông cũng mua 10.000 card đồ họa (GPU) của Nvidia để đào tạo AI và dự án này đang ở giai đoạn đầu.
"Lý do OpenAI ra đời và tồn tại là do tôi và Larry Page từng là bạn thân", Elon Musk nhắc đến nhà đồng sáng lập Google trong phỏng vấn với Fox News ngày 17/4. "Tôi thường ở nhà cậu ấy tại Palo Alto và nói chuyện tới khuya về sự an toàn của AI. Nhưng tôi nhận ra Larry không coi trọng vấn đề đó".
Theo Musk, mọi chuyện bắt đầu từ trước 2015. Khi đó, Page muốn tạo một loại siêu trí tuệ, tiềm năng trở thành "một vị thần kỹ thuật số" càng sớm càng tốt. Trong khi đó, CEO Tesla quan tâm đến sự an toàn của các công cụ như vậy. Hai người xung đột về cách bảo vệ con người khỏi nguy cơ AI siêu trí tuệ thống trị. Sau tranh cãi, Page gọi tỷ phú Mỹ bằng một cụm từ mang tính mỉa mai. Cả hai sau đó không còn thân thiết.
Elon Musk (trái) và Larry Page (giữa) trong một sự kiện năm 2019. Ảnh: Flickr/Doug Dirac Delta
Tình bạn của hai người vốn được xem là "khác lạ" tại Thung lũng Silicon. Cả hai từng coi nhau là anh em. Musk thường đến nhà Page hoặc thỉnh thoảng gặp nhau tại một căn hộ bí mật của Google ở Palo Alto để bàn về ý tưởng mới, chơi điện tử... Năm 2014, nhà đồng sáng lập Google thậm chí nói muốn giao toàn bộ tài sản của mình cho Musk sau khi chết, thay vì làm từ thiện.
Dù vậy, mâu thuẫn dần hình thành khi Musk đánh giá việc phát triển công nghệ AI giống "triệu hồi một con quỷ", còn Page không nghĩ vậy. Page từng phát biểu hồi 2015 rằng mục tiêu của Google là "cố gắng phát triển AI để tạo điều kiện cho loài người tiếp cận các dạng kiến thức mới". Google cũng đầu tư mạnh vào AI với mục tiêu tự động hóa và thay thế sức người.
Trong buổi phỏng vấn, Musk nói xung đột với Page chính là lý do ông tham gia sáng lập OpenAI năm 2015. "Chữ 'open' trong OpenAI chính là mã nguồn mở và tính minh bạch để mọi người cùng biết chuyện gì đang xảy ra", Musk nói về tên gọi của startup đứng sau ChatGPT.
Việc OpenAI đi ngược tiêu chí nguồn mở ban đầu cũng là một trong những lý do khiến Musk rời công ty. Ông từng chỉ trích startup này không còn là tổ chức phi lợi nhuận như ban đầu, mà trở thành "công ty nguồn đóng, lợi nhuận tối đa được kiểm soát bởi Microsoft".
Thời gian qua, Musk liên tục bày tỏ lo ngại về sự phát triển quá nhanh của AI. Ngày 16/4, ông đồng tình với quan điểm rằng trí tuệ nhân tạo nguy hiểm như tiểu hành tinh va vào Trái đất và đã "cố gắng cảnh báo công chúng trong nhiều năm". Cuối tháng 3, tỷ phú gốc Nam Phi ký tên vào một bức thư kêu gọi công ty, tổ chức toàn cầu ngừng cuộc đua siêu AI trong sáu tháng để cùng nhau xây dựng một bộ quy tắc chung về AI.
Musk cho biết đang lên kế hoạch giới thiệu một AI có thể "tìm kiếm tận cùng sự thật" mang tên TruthGPT. Theo WSJ, ông đã thành lập công ty về trí tuệ nhân tạo mang tên X.AI tại bang Nevada hôm 9/3. Còn theo Business Insider, ông cũng mua 10.000 card đồ họa (GPU) của Nvidia để đào tạo AI và dự án này đang ở giai đoạn đầu.