TUVM
Well-known member
Bộ Năng lượng Mỹ ngày 22/6 cho biết có ý định cấp khoản vay 9,2 tỷ USD cho liên doanh giữa Ford Motor và tập đoàn SK On của Hàn Quốc để xây dựng 3 nhà máy chế tạo pin mới.
Theo Reuters, các cơ sở chế tạo pin mới của liên doanh Blue Oval SK dự kiến được xây dựng ở 2 bang Tennessee và Kentucky. Khoản vay có điều kiện với chi phí thấp mà chính phủ Mỹ dành cho liên doanh giữa 2 công ty là một phần của chương trình cấp vốn Sản xuất Phương tiện Công nghệ cao (ATVM).
Khoản tiền 9,2 tỷ USD là sự hỗ trợ tài chính lớn nhất của chính phủ Mỹ cho một nhà sản xuất ôtô kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2009. Đây là một phần trong kế hoạch của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm bắt kịp Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ xanh.
Lượng pin được sản xuất tại 3 nhà máy chuẩn bị được xây dựng tại các bang Kentucky và Tennessee có tổng sản lượng điện lên tới 80 GWh mỗi năm.
Theo Bloomberg, các nhà máy sản xuất pin của liên doanh Blue Oval SK sẽ cung cấp lượng sản phẩm cần thiết cho mục tiêu xuất xưởng 2 triệu chiếc ôtô điện vào năm 2026 của Ford - mức tăng lớn so với sản lượng 132.000 xe điện của tập đoàn này vào năm 2022.
Ba cơ sở sản xuất pin của liên doanh Blue Oval SK và một dây chuyền sản xuất xe điện của Ford trong khu vực có tổng chi phí xây dựng lên tới 11,4 tỷ USD. Trước khoản vay 9,2 tỷ USD của chính phủ Mỹ, liên doanh này đã nhận được các khoản trợ cấp từ chính phủ của cả 2 bang Kentucky và Tennessee.
Sau khi xuất xưởng, các sản phẩm xe điện của Ford sử dụng pin nội địa sẽ được hưởng các khoản ưu đãi lên đến hàng tỷ USD, nằm trong khoản ngân sách dành cho năng lượng sạch trị giá 370 tỷ USD - một phần của Đạo luật Giảm Lạm phát được thông qua vào năm 2022.
Ngoài việc trợ cấp chi phí sản xuất pin, chính phủ Mỹ cũng cho người mua ôtô điện được hưởng khoản ưu đãi thuế lên tới 7.500 USD cho mỗi chiếc xe.
|
Một dây chuyền sản xuất ôtô của Ford tại bang Michigan. Ảnh: Reuters. |
Theo Reuters, các cơ sở chế tạo pin mới của liên doanh Blue Oval SK dự kiến được xây dựng ở 2 bang Tennessee và Kentucky. Khoản vay có điều kiện với chi phí thấp mà chính phủ Mỹ dành cho liên doanh giữa 2 công ty là một phần của chương trình cấp vốn Sản xuất Phương tiện Công nghệ cao (ATVM).
Khoản tiền 9,2 tỷ USD là sự hỗ trợ tài chính lớn nhất của chính phủ Mỹ cho một nhà sản xuất ôtô kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2009. Đây là một phần trong kế hoạch của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm bắt kịp Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ xanh.
Lượng pin được sản xuất tại 3 nhà máy chuẩn bị được xây dựng tại các bang Kentucky và Tennessee có tổng sản lượng điện lên tới 80 GWh mỗi năm.
Theo Bloomberg, các nhà máy sản xuất pin của liên doanh Blue Oval SK sẽ cung cấp lượng sản phẩm cần thiết cho mục tiêu xuất xưởng 2 triệu chiếc ôtô điện vào năm 2026 của Ford - mức tăng lớn so với sản lượng 132.000 xe điện của tập đoàn này vào năm 2022.
Ba cơ sở sản xuất pin của liên doanh Blue Oval SK và một dây chuyền sản xuất xe điện của Ford trong khu vực có tổng chi phí xây dựng lên tới 11,4 tỷ USD. Trước khoản vay 9,2 tỷ USD của chính phủ Mỹ, liên doanh này đã nhận được các khoản trợ cấp từ chính phủ của cả 2 bang Kentucky và Tennessee.
Sau khi xuất xưởng, các sản phẩm xe điện của Ford sử dụng pin nội địa sẽ được hưởng các khoản ưu đãi lên đến hàng tỷ USD, nằm trong khoản ngân sách dành cho năng lượng sạch trị giá 370 tỷ USD - một phần của Đạo luật Giảm Lạm phát được thông qua vào năm 2022.
Ngoài việc trợ cấp chi phí sản xuất pin, chính phủ Mỹ cũng cho người mua ôtô điện được hưởng khoản ưu đãi thuế lên tới 7.500 USD cho mỗi chiếc xe.