Thanh Tuấn
Well-known member
Điểm mạnh nhất của Ford Ranger Raptor là khả năng ổn định khi chạy off-road tốc độ cao, không phải những cú trèo đá, vượt lầy ở tốc độ thấp.
Vào tháng 3, Ford Việt Nam trình làng Ranger Raptor 2023, phát triển dựa trên nền tảng của Ranger thế hệ mới. Phần động cơ dầu 2.0 bi-turbo được giữ nguyên, công suất 207 mã lực tại 3.750 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 500 Nm từ 1.750-2.000 vòng/phút. Hộp số tự động 10 cấp. Những bản Ranger khác công suất ở mức 168 mã lực.
Ngoài ra, Raptor mới trang bị hệ thống dẫn động bốn bánh toàn thời gian (trước đây là bán thời gian), với hộp số phụ hai tốc độ điều khiển điện, cùng kết hợp chức năng khóa vi sai ở cầu sau. Đặc biệt là chế độ lái Baja chuyên dụng cho vận hành off-road ở tốc độ cao.
Ford Ranger Raptor tại Phan Rang, Ninh Thuận. Ảnh: FVL
Một đường chạy off-road riêng biệt tại Phan Rang, Ninh Thuận là nơi được chọn để thử thách chiếc Raptor mới. Địa hình đầu tiên của cung đường thử bao gồm dốc đứng, bẫy cát, hố sâu, đá cuội và bùn lầy để thử nghiệm các chế độ lái của xe, bao gồm Normal, Sport (Thể thao), Slippery (Đường trơn), Rock Crawl (Địa hình sỏi đá), Sand (Cát), Mud/Ruts (Bùn). Xe sẽ tự động điều chỉnh độ nhạy chân ga, độ bám, công suất động cơ để phù hợp với từng loại địa hình.
Đáng chú ý, chế độ Trail Control - kiểm soát hành trình dành riêng cho off-road, tốc độ chạy được ấn định trước bằng nút bấm trên vô-lăng, tối thiểu là 2 km/h, tối đa 32 km/h. Khi đã kích hoạt, xe tự động di chuyển qua địa hình xấu mà không cần tác động đến chân phanh hoặc chân ga.
Trải nghiệm đi off-road với Trail Control khá nhẹ nhàng, từ tốn, người lái chỉ xoay vô-lăng để chuyển hướng, hoặc dùng nút bấm để thay đổi tốc độ, mọi công việc còn lại xe tự xử lý. Tuy tính năng này khiến việc off-road nhẹ nhàng hơn, nhưng có thể là "đồ thừa" với những người muốn tự tay điều khiển. Đặc biệt, tài xế có máu thử thách, thường không muốn phụ thuộc nhiều vào xe.
Cung đường sa mạc cát với tốc độ cho phép 80 km/h là nơi Ranger Raptor được đặt vào thử thách thật sự, và tại đây, lựa chọn cấu hình phù hợp là chế độ Baja, cái tên được lấy cảm hứng từ giải đua Baja 1000 trên sa mạc tại bán đảo Baja California. Chế độ khiến chân ga nhạy hơn, thời gian chuyển số nhanh hơn nhằm phù hợp cho nhu cầu lái tốc độ cao ở địa hình xấu.
Đạp sâu chân ga để bắt đầu. Xe rú lên, vòng tua máy tăng cao và lao vọt đi. Tuy vậy, việc đặt cỗ máy 2.0 turbo dưới nắp ca-pô với công suất giảm 3 mã lực so với đời trước khiến việc gia tốc ở tua máy thấp không thực sự "đã". Đất diễn của Raptor là ở khoảng sau 60 km/h. Lúc này, xe gia tốc nhanh, công suất và mô-men xoắn duy trì ở mức cao, nên một thay đổi nhỏ trong lực đạp ga sẽ được thể hiện ngay qua màn hình tốc độ.
"Thoát cua, đạp mạnh ga lên, trả tay lái thẳng lại!", huấn luyện viên hô to. Khói bụi mù mịt, xe rung lắc dữ dội, nếu không mũ bảo hiểm sẽ rất dễ chấn thương. Ở chế độ Baja, hệ thống ổn định thân xe bị vô hiệu hóa, giúp chủ xe hoàn toàn chủ động trong việc "cầm cương" Raptor.
Bán tải Ford trên đường thử mô phỏng địa hình sa mạc (Baja). Ảnh: Tân Phan
Bộ phuộc Fox 2,5 inch, độc quyền chỉ có trên bản Ranger Raptor, đã thực hiện tốt nhiệm vụ, khi những rung lắc được triệt tiêu nhanh, xe lấy lại sự ổn định chỉ trong thời gian ngắn. Bộ phuộc này là sự cải tiến lớn so với dòng Ranger thường, vốn chỉ được trang bị phuộc kiểu lá nhíp cho bánh sau. Hệ treo linh hoạt thay đổi độ cứng, mềm và cao của từng bánh xe.
Ngoài ra, công nghệ Live Valve có khả năng điều chỉnh dòng chảy thủy lực bên trong phuộc, qua đó điều chỉnh tốc độ hấp thụ rung động của xe 500 lần một giây. Tài xế sẽ có hành trình phuộc dài hơn so với phuộc lá nhíp, khả năng dập tắt dao động nhanh hơn, xe có độ ổn định cao, không quá chòng chành khi đi trên địa hình xấu. Địa hình mô phỏng trên đường thử có những quãng cát dày và sâu, nhưng chỉ cần đạp mạnh chân ga là có thể vượt qua.
Điểm đáng tiếc của Ranger Raptor khi chạy tốc độ cao là vô-lăng hơi nhẹ, khiến tài xế khó cảm nhận được bề mặt địa hình khi di chuyển, hoặc thậm chí bị thừa lái khi ôm cua khi đi trong địa hình xấu. Tuy nhiên, phần vô-lăng nhẹ này tạo ra cảm giác nhẹ nhàng khi di chuyển trong phố.
Kết thúc cung đường thử, huấn luyện viên yêu cầu người lái mở cửa xe mà không cần chuyển số hay cài phanh tay, vì lúc này cần số tự động chuyển về vị trí P, xe tự cài phanh tay. Tính năng khá an toàn nếu chẳng may tài xế vì lý do nào đó mà quên về số.
Ford Ranger Raptor có giá bán 1,3 tỷ, hiện không có đối thủ trực tiếp tại thị trường Việt Nam. Đây là mẫu xe không dành cho số đông, tệp khách hàng là những người thực sự mê off-road tốc độ. Tuy nhiên, đây không phải là một chiếc xe dùng để chuyên chở như những chiếc bản tải khác, vì bộ phuộc của xe phù hợp để chạy đường xấu, không chuyên dùng cho mục đích tải nặng như phuộc lá nhíp. Ngoài ra, việc thay thế, sửa chữa cho các hệ thống phuộc độc lập rất đắt đỏ.
Mức giá bán trên có thể sở hữu được những mẫu xe êm ái, thoải mái, tiện nghi hơn, nhưng sẽ khó giúp chủ xe đến những nơi họ muốn chinh phục, như mẫu Ranger Raptor.
Vào tháng 3, Ford Việt Nam trình làng Ranger Raptor 2023, phát triển dựa trên nền tảng của Ranger thế hệ mới. Phần động cơ dầu 2.0 bi-turbo được giữ nguyên, công suất 207 mã lực tại 3.750 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 500 Nm từ 1.750-2.000 vòng/phút. Hộp số tự động 10 cấp. Những bản Ranger khác công suất ở mức 168 mã lực.
Ngoài ra, Raptor mới trang bị hệ thống dẫn động bốn bánh toàn thời gian (trước đây là bán thời gian), với hộp số phụ hai tốc độ điều khiển điện, cùng kết hợp chức năng khóa vi sai ở cầu sau. Đặc biệt là chế độ lái Baja chuyên dụng cho vận hành off-road ở tốc độ cao.
Ford Ranger Raptor tại Phan Rang, Ninh Thuận. Ảnh: FVL
Một đường chạy off-road riêng biệt tại Phan Rang, Ninh Thuận là nơi được chọn để thử thách chiếc Raptor mới. Địa hình đầu tiên của cung đường thử bao gồm dốc đứng, bẫy cát, hố sâu, đá cuội và bùn lầy để thử nghiệm các chế độ lái của xe, bao gồm Normal, Sport (Thể thao), Slippery (Đường trơn), Rock Crawl (Địa hình sỏi đá), Sand (Cát), Mud/Ruts (Bùn). Xe sẽ tự động điều chỉnh độ nhạy chân ga, độ bám, công suất động cơ để phù hợp với từng loại địa hình.
Đáng chú ý, chế độ Trail Control - kiểm soát hành trình dành riêng cho off-road, tốc độ chạy được ấn định trước bằng nút bấm trên vô-lăng, tối thiểu là 2 km/h, tối đa 32 km/h. Khi đã kích hoạt, xe tự động di chuyển qua địa hình xấu mà không cần tác động đến chân phanh hoặc chân ga.
Trải nghiệm đi off-road với Trail Control khá nhẹ nhàng, từ tốn, người lái chỉ xoay vô-lăng để chuyển hướng, hoặc dùng nút bấm để thay đổi tốc độ, mọi công việc còn lại xe tự xử lý. Tuy tính năng này khiến việc off-road nhẹ nhàng hơn, nhưng có thể là "đồ thừa" với những người muốn tự tay điều khiển. Đặc biệt, tài xế có máu thử thách, thường không muốn phụ thuộc nhiều vào xe.
Cung đường sa mạc cát với tốc độ cho phép 80 km/h là nơi Ranger Raptor được đặt vào thử thách thật sự, và tại đây, lựa chọn cấu hình phù hợp là chế độ Baja, cái tên được lấy cảm hứng từ giải đua Baja 1000 trên sa mạc tại bán đảo Baja California. Chế độ khiến chân ga nhạy hơn, thời gian chuyển số nhanh hơn nhằm phù hợp cho nhu cầu lái tốc độ cao ở địa hình xấu.
Đạp sâu chân ga để bắt đầu. Xe rú lên, vòng tua máy tăng cao và lao vọt đi. Tuy vậy, việc đặt cỗ máy 2.0 turbo dưới nắp ca-pô với công suất giảm 3 mã lực so với đời trước khiến việc gia tốc ở tua máy thấp không thực sự "đã". Đất diễn của Raptor là ở khoảng sau 60 km/h. Lúc này, xe gia tốc nhanh, công suất và mô-men xoắn duy trì ở mức cao, nên một thay đổi nhỏ trong lực đạp ga sẽ được thể hiện ngay qua màn hình tốc độ.
"Thoát cua, đạp mạnh ga lên, trả tay lái thẳng lại!", huấn luyện viên hô to. Khói bụi mù mịt, xe rung lắc dữ dội, nếu không mũ bảo hiểm sẽ rất dễ chấn thương. Ở chế độ Baja, hệ thống ổn định thân xe bị vô hiệu hóa, giúp chủ xe hoàn toàn chủ động trong việc "cầm cương" Raptor.
Bán tải Ford trên đường thử mô phỏng địa hình sa mạc (Baja). Ảnh: Tân Phan
Bộ phuộc Fox 2,5 inch, độc quyền chỉ có trên bản Ranger Raptor, đã thực hiện tốt nhiệm vụ, khi những rung lắc được triệt tiêu nhanh, xe lấy lại sự ổn định chỉ trong thời gian ngắn. Bộ phuộc này là sự cải tiến lớn so với dòng Ranger thường, vốn chỉ được trang bị phuộc kiểu lá nhíp cho bánh sau. Hệ treo linh hoạt thay đổi độ cứng, mềm và cao của từng bánh xe.
Ngoài ra, công nghệ Live Valve có khả năng điều chỉnh dòng chảy thủy lực bên trong phuộc, qua đó điều chỉnh tốc độ hấp thụ rung động của xe 500 lần một giây. Tài xế sẽ có hành trình phuộc dài hơn so với phuộc lá nhíp, khả năng dập tắt dao động nhanh hơn, xe có độ ổn định cao, không quá chòng chành khi đi trên địa hình xấu. Địa hình mô phỏng trên đường thử có những quãng cát dày và sâu, nhưng chỉ cần đạp mạnh chân ga là có thể vượt qua.
Điểm đáng tiếc của Ranger Raptor khi chạy tốc độ cao là vô-lăng hơi nhẹ, khiến tài xế khó cảm nhận được bề mặt địa hình khi di chuyển, hoặc thậm chí bị thừa lái khi ôm cua khi đi trong địa hình xấu. Tuy nhiên, phần vô-lăng nhẹ này tạo ra cảm giác nhẹ nhàng khi di chuyển trong phố.
Kết thúc cung đường thử, huấn luyện viên yêu cầu người lái mở cửa xe mà không cần chuyển số hay cài phanh tay, vì lúc này cần số tự động chuyển về vị trí P, xe tự cài phanh tay. Tính năng khá an toàn nếu chẳng may tài xế vì lý do nào đó mà quên về số.
Ford Ranger Raptor có giá bán 1,3 tỷ, hiện không có đối thủ trực tiếp tại thị trường Việt Nam. Đây là mẫu xe không dành cho số đông, tệp khách hàng là những người thực sự mê off-road tốc độ. Tuy nhiên, đây không phải là một chiếc xe dùng để chuyên chở như những chiếc bản tải khác, vì bộ phuộc của xe phù hợp để chạy đường xấu, không chuyên dùng cho mục đích tải nặng như phuộc lá nhíp. Ngoài ra, việc thay thế, sửa chữa cho các hệ thống phuộc độc lập rất đắt đỏ.
Mức giá bán trên có thể sở hữu được những mẫu xe êm ái, thoải mái, tiện nghi hơn, nhưng sẽ khó giúp chủ xe đến những nơi họ muốn chinh phục, như mẫu Ranger Raptor.