Phong VHH
Võ Hoàng Hoài Phong
Foxconn, đối tác sản xuất của Apple, đưa ra các khoản thưởng hấp dẫn để tìm kiếm và giữ chân công nhân cho việc lắp ráp iPhone thế hệ mới.
Theo thông báo tuyển dụng của nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu trên WeChat, từ 29/5, công nhân mới gia nhập sẽ nhận khoản thưởng 3.000 nhân dân tệ (10 triệu đồng) nếu cam kết làm việc ít nhất 90 ngày, đồng thời được trả lương 21 nhân dân tệ (70.000 đồng) mỗi giờ.
Trong khi đó, công nhân đang làm việc nếu giới thiệu người mới thành công sẽ nhận hoa hồng 500 nhân dân tệ (1,65 triệu đồng). Phần thưởng cho những người trung thành (làm việc trên ba tháng) tăng từ 2.000 nhân dân tệ (6,6 triệu đồng) lên 2.500 nhân dân tệ (8,3 triệu đồng).
Một số người đi bộ bên ngoài nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu.
Con số này tương đương năm ngoái, khi Foxconn tuyển nhân sự cho sản xuất iPhone 14. Khi đó, công ty trả lương 6.000 nhân dân tệ (20,8 triệu đồng) một tháng cho người mới vào nghề kèm trợ cấp 3.000 nhân dân tệ.
Nhà máy sản xuất của Foxconn ở Trịnh Châu, được gọi là thành phố iPhone, có quy mô 200.000-300.000 công nhân. Tuy nhiên, nơi này dần trở nên đìu hiu vì số công nhân rời đi ngày một lớn dù giai đoạn sản xuất iPhone 15, mẫu điện thoại sẽ ra mắt vào tháng 9, sắp bắt đầu. Thời gian qua, các xưởng lắp ráp bị thu hẹp quy mô do lợi nhuận thấp, đơn đặt hàng ít, trong khi một số dây chuyền sản xuất cũng được chuyển từ Trung Quốc sang Ấn Độ.
Theo SCMP, Foxconn Trịnh Châu đưa ra gói lương thưởng cao nhằm cam kết về việc tiếp tục lắp ráp iPhone tại đây, bất chấp sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất của Apple ra khỏi Trung Quốc. Hồi tháng 2, Apple cho biết sự gián đoạn sản xuất tại Trung Quốc là lý do khiến doanh thu quý của công ty giảm lần đầu kể từ 2019.
Tuy nhiên, Foxconn cũng đang lên kế hoạch bổ sung hai cơ sở sản xuất iPhone mới ở Chennai của Ấn Độ, theo Economic Times. Tại nước này, công ty sẽ cạnh tranh với Tata Group - đơn vị chuẩn bị trở thành nhà sản xuất hợp đồng iPhone thứ tư của Apple sau khi mua nhà máy Wistron ở miền nam Ấn Độ.
Theo DigiTimes Research, Ấn Độ dự kiến lắp ráp 50% iPhone vào năm 2027, tăng từ mức dưới 5% hiện nay và tương đương với Trung Quốc.
Theo thông báo tuyển dụng của nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu trên WeChat, từ 29/5, công nhân mới gia nhập sẽ nhận khoản thưởng 3.000 nhân dân tệ (10 triệu đồng) nếu cam kết làm việc ít nhất 90 ngày, đồng thời được trả lương 21 nhân dân tệ (70.000 đồng) mỗi giờ.
Trong khi đó, công nhân đang làm việc nếu giới thiệu người mới thành công sẽ nhận hoa hồng 500 nhân dân tệ (1,65 triệu đồng). Phần thưởng cho những người trung thành (làm việc trên ba tháng) tăng từ 2.000 nhân dân tệ (6,6 triệu đồng) lên 2.500 nhân dân tệ (8,3 triệu đồng).
Một số người đi bộ bên ngoài nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu.
Con số này tương đương năm ngoái, khi Foxconn tuyển nhân sự cho sản xuất iPhone 14. Khi đó, công ty trả lương 6.000 nhân dân tệ (20,8 triệu đồng) một tháng cho người mới vào nghề kèm trợ cấp 3.000 nhân dân tệ.
Nhà máy sản xuất của Foxconn ở Trịnh Châu, được gọi là thành phố iPhone, có quy mô 200.000-300.000 công nhân. Tuy nhiên, nơi này dần trở nên đìu hiu vì số công nhân rời đi ngày một lớn dù giai đoạn sản xuất iPhone 15, mẫu điện thoại sẽ ra mắt vào tháng 9, sắp bắt đầu. Thời gian qua, các xưởng lắp ráp bị thu hẹp quy mô do lợi nhuận thấp, đơn đặt hàng ít, trong khi một số dây chuyền sản xuất cũng được chuyển từ Trung Quốc sang Ấn Độ.
Theo SCMP, Foxconn Trịnh Châu đưa ra gói lương thưởng cao nhằm cam kết về việc tiếp tục lắp ráp iPhone tại đây, bất chấp sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất của Apple ra khỏi Trung Quốc. Hồi tháng 2, Apple cho biết sự gián đoạn sản xuất tại Trung Quốc là lý do khiến doanh thu quý của công ty giảm lần đầu kể từ 2019.
Tuy nhiên, Foxconn cũng đang lên kế hoạch bổ sung hai cơ sở sản xuất iPhone mới ở Chennai của Ấn Độ, theo Economic Times. Tại nước này, công ty sẽ cạnh tranh với Tata Group - đơn vị chuẩn bị trở thành nhà sản xuất hợp đồng iPhone thứ tư của Apple sau khi mua nhà máy Wistron ở miền nam Ấn Độ.
Theo DigiTimes Research, Ấn Độ dự kiến lắp ráp 50% iPhone vào năm 2027, tăng từ mức dưới 5% hiện nay và tương đương với Trung Quốc.