Từ Minh Quân
Well-known member
Lãnh đạo các nước G7 cho rằng cần xây dựng tiêu chuẩn cho AI, nhằm thúc đẩy AI có trách nhiệm và đáng tin cậy.
AI, metaverse và lượng tử là những công nghệ được các lãnh đạo G7 nhắc đến như những công nghệ đang có sự phát triển nhanh nhưng cần có biện pháp để giải quyết các thách thức về mặt quản trị.
Trong tuyên bố chung được công bố ngày 20/5 sau hội nghị thượng đỉnh tại Hiroshima (Nhật Bản), các lãnh đạo G7 thống nhất những công nghệ này cần phù hợp với những giá trị gồm sự công bằng, trách nhiệm, minh bạch, an toàn; bảo vệ khỏi quấy rối trực tuyến, thù ghét, lạm dụng; tôn trọng quyền riêng tư, các quyền tự do cơ bản; và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
"Chúng tôi cam kết tiếp tục thúc đẩy các phương pháp tiếp cận đa bên để phát triển tiêu chuẩn cho AI", tuyên bố có đoạn.
Các lãnh đạo G7 và đại biểu chụp ảnh trước phiên làm việc tại Hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima, Nhật Bản hôm 20/5. Ảnh: Reuters
Theo các lãnh đạo, AI ngày càng nổi lên ở nhiều quốc gia, xuất hiện trong nhiều lĩnh vực và họ cần "ngay lập tức nắm bắt cơ hội và thách thức của AI tạo sinh". Đây cũng là công nghệ đứng sau những dự án nổi tiếng thời gian qua, đặc biệt là ChatGPT.
Đánh giá mỗi quốc gia thành viên có thể có phương pháp tiếp cận và công cụ chính sách riêng, G7 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các thảo luận quốc tế về quản trị AI và khả năng tương tác giữa các khung quản trị công nghệ này. Nhóm cho biết sẽ hỗ trợ phát triển công cụ trong việc giữ cho AI đáng tin cậy, với sự tham gia của các tổ chức quốc tế.
Diễn đàn cấp bộ trưởng "Hiroshima AI process" cũng sẽ được tổ chức vào cuối năm để thảo luận về trí tuệ nhân tạo, xoay quanh các chủ đề về quản trị, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thông tin sai lệch và cách sử dụng công nghệ này một cách có trách nhiệm.
Theo Reuters, các quốc gia hiện có phản ứng khác nhau về AI. Tổng thống Mỹ Joe Biden tháng trước cho rằng "các công ty công nghệ có trách nhiệm đảm bảo sản phẩm của họ an toàn trước khi công bố chúng". Khi được hỏi về việc liệu AI có nguy hiểm không, ông Biden nói "có thể" và "vẫn cần phải xem xét". Trong khi đó, Nhật Bản đi theo hướng vừa ứng dụng và giám sát rủi ro của AI. "Điều quan trọng là phải đối phó với cả những tiềm năng và rủi ro", Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói với hội đồng AI của nước này tuần trước.
Tuyên bố của G7 được đưa ra sau khi Liên minh châu Âu tiến gần hơn đến việc thông qua quy định về công nghệ AI, có thể là một đạo luật toàn diện về AI đầu tiên trên thế giới. Theo Ủy ban châu Âu, AI cần "chính xác, đáng tin cậy, an toàn và không phân biệt đối xử, bất chấp nguồn gốc của chúng".
AI, metaverse và lượng tử là những công nghệ được các lãnh đạo G7 nhắc đến như những công nghệ đang có sự phát triển nhanh nhưng cần có biện pháp để giải quyết các thách thức về mặt quản trị.
Trong tuyên bố chung được công bố ngày 20/5 sau hội nghị thượng đỉnh tại Hiroshima (Nhật Bản), các lãnh đạo G7 thống nhất những công nghệ này cần phù hợp với những giá trị gồm sự công bằng, trách nhiệm, minh bạch, an toàn; bảo vệ khỏi quấy rối trực tuyến, thù ghét, lạm dụng; tôn trọng quyền riêng tư, các quyền tự do cơ bản; và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
"Chúng tôi cam kết tiếp tục thúc đẩy các phương pháp tiếp cận đa bên để phát triển tiêu chuẩn cho AI", tuyên bố có đoạn.
Các lãnh đạo G7 và đại biểu chụp ảnh trước phiên làm việc tại Hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima, Nhật Bản hôm 20/5. Ảnh: Reuters
Theo các lãnh đạo, AI ngày càng nổi lên ở nhiều quốc gia, xuất hiện trong nhiều lĩnh vực và họ cần "ngay lập tức nắm bắt cơ hội và thách thức của AI tạo sinh". Đây cũng là công nghệ đứng sau những dự án nổi tiếng thời gian qua, đặc biệt là ChatGPT.
Đánh giá mỗi quốc gia thành viên có thể có phương pháp tiếp cận và công cụ chính sách riêng, G7 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các thảo luận quốc tế về quản trị AI và khả năng tương tác giữa các khung quản trị công nghệ này. Nhóm cho biết sẽ hỗ trợ phát triển công cụ trong việc giữ cho AI đáng tin cậy, với sự tham gia của các tổ chức quốc tế.
Diễn đàn cấp bộ trưởng "Hiroshima AI process" cũng sẽ được tổ chức vào cuối năm để thảo luận về trí tuệ nhân tạo, xoay quanh các chủ đề về quản trị, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thông tin sai lệch và cách sử dụng công nghệ này một cách có trách nhiệm.
Theo Reuters, các quốc gia hiện có phản ứng khác nhau về AI. Tổng thống Mỹ Joe Biden tháng trước cho rằng "các công ty công nghệ có trách nhiệm đảm bảo sản phẩm của họ an toàn trước khi công bố chúng". Khi được hỏi về việc liệu AI có nguy hiểm không, ông Biden nói "có thể" và "vẫn cần phải xem xét". Trong khi đó, Nhật Bản đi theo hướng vừa ứng dụng và giám sát rủi ro của AI. "Điều quan trọng là phải đối phó với cả những tiềm năng và rủi ro", Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói với hội đồng AI của nước này tuần trước.
Tuyên bố của G7 được đưa ra sau khi Liên minh châu Âu tiến gần hơn đến việc thông qua quy định về công nghệ AI, có thể là một đạo luật toàn diện về AI đầu tiên trên thế giới. Theo Ủy ban châu Âu, AI cần "chính xác, đáng tin cậy, an toàn và không phân biệt đối xử, bất chấp nguồn gốc của chúng".