Quang Minh
Well-known member
Khi Hà Nội trở lạnh, nhiều người tìm đến Đê Tô Hoàng để thưởng thức món bánh trôi tàu đã có gần 30 năm tuổi.
2
Khi Hà Nội chuyển lạnh, một trong những món ăn vặt "đắt hàng" là bánh trôi tàu.
Nằm ở số 90 Đê Tô Hoàng, quận Hai Bà Trưng, gánh bánh trôi tàu của bà Vân, 57 tuổi, trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều thực khách trong gần 30 năm. Tuy không có tên hay biển hiệu nhưng thực khách dễ dàng nhận ra gánh bánh trôi của bà bởi hàng người đứng xếp hàng, ngồi ăn trước cửa nhà bên cạnh.
Công thức làm bánh trôi bà Vân (ảnh) được truyền lại từ gia đình nhà chồng, cũng là một gia đình có nghề truyền thống làm bánh trôi. Đến nay, bà đã bán được khoảng 28 năm. Khoảng 7 - 8 năm đầu, bà thường gánh hàng từ nhà lên dọc đường phố Huế. Đến gần những năm 2000 mới bán cố định ở địa chỉ hiện tại.
Gánh bánh trôi tàu của bà Vân khá đơn giản với một chiếc nồi đựng bánh trôi tàu và nước súp đã nấu chín, còn nóng hổi. Hương thơm nồng của gừng, mè đen tỏa dọc con đường Đê Tô Hoàng rộng khoảng 3 m.
Nguyên liệu để làm một nồi bánh trôi gồm bột gạo nếp, đỗ xanh, vừng đen, gừng già, đường. Để làm vỏ bánh, bà Vân trộn bột gạo nếp với nước, nhào thành những khối bột mềm, dẻo, mịn đến khi không dính tay. Để bột nghỉ khoảng nửa tiếng, sau đó chia thành các viên nhỏ có trọng lượng bằng nhau.
Với nhân đậu xanh, bà Vân cho biết đậu cần được ngâm nước trước khoảng 3 - 4 tiếng rồi nấu chín trong nồi. Khi hạt đậu chín, mềm, mang đi sên trên lửa nhỏ cùng với đường đến khi đường tan hết, thêm dừa nạo, để nguội và chia thành viên tròn, nhỏ. Với nhân mè đen, mè đen được rang chín, xay nhuyễn, thêm chút nước và sên với đường tương tự như đậu xanh.
"Điểm đặc biệt của bánh trôi nhà tôi là có nhân thịt", bà Vân cho biết. Bánh trôi nhân thịt xuất phát từ gợi ý của một vị khách lớn tuổi vào những ngày đầu mở bán, sau đó bà tự tìm tòi công thức, cách làm để sáng tạo ra.
Nhân thịt có cách làm khác biệt hơn. Thịt lợn băm trộn với mộc nhĩ, nấm hương thái nhỏ, ướp cùng tiêu. Sau đó dùng thìa nặn từng viên thịt thả vào nồi nước luộc đến khi chín, vớt ra để nguội.
Dùng tay ép dẹt bột vỏ bánh, đặt các loại viên nhân vào giữa rồi khéo léo bọc lại, vo tròn để không lộ mép gói. Bánh sau khi nặn xong, luộc qua nước sôi đến khi nổi lên trên bề mặt thì vớt ra, ngâm trong nước lạnh để tránh dính vào nhau.
Theo bà Vân, thứ làm nên sự khác biệt ở mỗi quán bánh trôi tàu là hương vị của nước đường. Để nước đường thơm, ngon, bà Vân dùng gừng già nấu cùng đường mật mía để có màu nâu đậm gần giống mật ong. Khi nước đường sôi, cho tất cả bánh vào đun tiếp, đến khi bánh nổi trên bề mặt là đã chín.
Khi khách gọi món, bà Vân dùng muôi múc từng viên bánh trôi cho vào bát. Tuy tất cả các nhân đều được thả chung vào nồi nhưng bà Vân có cách riêng để phân biệt từng loại.
Mỗi bát bánh trôi giá 20.000 đồng có ba viên bánh, nước đường, thêm sợi dừa tươi nạo và một thìa mè đen, lạc rang giã nhỏ rắc bên trên.
Bát bánh trôi tàu có màu nâu đậm của nước đường ngọt, hơi sánh, đặc, mùi cay nồng của gừng và hương thơm của mè đen. "Chỉ cần cầm trên tay bát bánh trôi tàu nóng hổi là đã có thể chống lại cái lạnh của chiều đông Hà Nội", thực khách Vũ Quỳnh Chi, 28 tuổi, Hải Phòng chia sẻ.
Viên bánh trôi quán bà Vân có kích thước lớn, đường kính khoảng 3 - 4 cm, thực khách khó mà có thể ăn hết trong một miếng.
Khi cắn viên bánh, thực khách sẽ cảm nhận được sự trộn lẫn của vỏ gạo nếp dai, bùi, nhân bánh nhuyễn mịn và nước đường ngọt, dừa tươi giòn sần sật, lạc rang và mè đen béo bùi. Đưa thêm một thìa nước nước đường vào miệng, cổ họng sẽ nóng ran bởi vị cay nồng của gừng. Hơi nóng cùng với vị ngọt của nước đường đọng lại, át đi cái lạnh của mùa đông.
Nước đường của bà Vân có độ ngọt khá đậm nhưng không gắt, thực khách có thể thưởng thức hết bát bánh trôi mà không cảm thấy khó chịu ở cổ họng.
Ngoài chè trôi tàu nhân 3 vị khác nhau, bà Vân còn bán chè sắn, chè bà cốt, xôi vò. Đặc biệt chè sắn dừa non (bên phải, ảnh) chỉ bán vào mùa đông, có trân châu nhân dừa, sắn hấp, nước cốt dừa, chè đỗ xanh. Một bát chè sắn dừa non giá 20.000 đồng.
Từ lúc mở bán vào 15h30 hằng ngày, thực khách đã đứng chờ sẵn để mua bánh trôi. Hà Nội trở lạnh, bánh trôi bán nhanh hơn. Trung bình mỗi ngày bà bán được hơn 1.000 viên. "Nói là mở đến 18h30 nhưng hôm nào đông khách thì chỉ khoảng một tiếng rưỡi đến hai tiếng là hết hàng", bà Vân chia sẻ.
Bánh trôi là món ăn vặt yêu thích của nhiều người và ở mọi lứa tuổi, nên đối tượng khách đến quán khá đa dạng. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, học sinh, sinh viên, các cặp đôi trẻ cũng đi từ xa đến để thưởng thức bánh trôi quán bà Vân.
Thực khách lưu ý quán chỉ nhận tiền mặt, không nhận chuyển khoản. Do nằm trên đường nhỏ, quán không có chỗ để xe. Khách đến tự tìm chỗ để xe ở đối diện phía bên đường và chú ý quan sát, đảm bảo tài sản cá nhân.
Giờ cao điểm của quán bắt đầu từ khoảng hơn 16h. Nếu mua số lượng nhiều, thực khách nên đặt trước để có đủ bánh mang về và không phải chờ đợi quá lâu.
2
Khi Hà Nội chuyển lạnh, một trong những món ăn vặt "đắt hàng" là bánh trôi tàu.
Nằm ở số 90 Đê Tô Hoàng, quận Hai Bà Trưng, gánh bánh trôi tàu của bà Vân, 57 tuổi, trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều thực khách trong gần 30 năm. Tuy không có tên hay biển hiệu nhưng thực khách dễ dàng nhận ra gánh bánh trôi của bà bởi hàng người đứng xếp hàng, ngồi ăn trước cửa nhà bên cạnh.
Công thức làm bánh trôi bà Vân (ảnh) được truyền lại từ gia đình nhà chồng, cũng là một gia đình có nghề truyền thống làm bánh trôi. Đến nay, bà đã bán được khoảng 28 năm. Khoảng 7 - 8 năm đầu, bà thường gánh hàng từ nhà lên dọc đường phố Huế. Đến gần những năm 2000 mới bán cố định ở địa chỉ hiện tại.
Gánh bánh trôi tàu của bà Vân khá đơn giản với một chiếc nồi đựng bánh trôi tàu và nước súp đã nấu chín, còn nóng hổi. Hương thơm nồng của gừng, mè đen tỏa dọc con đường Đê Tô Hoàng rộng khoảng 3 m.
Nguyên liệu để làm một nồi bánh trôi gồm bột gạo nếp, đỗ xanh, vừng đen, gừng già, đường. Để làm vỏ bánh, bà Vân trộn bột gạo nếp với nước, nhào thành những khối bột mềm, dẻo, mịn đến khi không dính tay. Để bột nghỉ khoảng nửa tiếng, sau đó chia thành các viên nhỏ có trọng lượng bằng nhau.
Với nhân đậu xanh, bà Vân cho biết đậu cần được ngâm nước trước khoảng 3 - 4 tiếng rồi nấu chín trong nồi. Khi hạt đậu chín, mềm, mang đi sên trên lửa nhỏ cùng với đường đến khi đường tan hết, thêm dừa nạo, để nguội và chia thành viên tròn, nhỏ. Với nhân mè đen, mè đen được rang chín, xay nhuyễn, thêm chút nước và sên với đường tương tự như đậu xanh.
"Điểm đặc biệt của bánh trôi nhà tôi là có nhân thịt", bà Vân cho biết. Bánh trôi nhân thịt xuất phát từ gợi ý của một vị khách lớn tuổi vào những ngày đầu mở bán, sau đó bà tự tìm tòi công thức, cách làm để sáng tạo ra.
Nhân thịt có cách làm khác biệt hơn. Thịt lợn băm trộn với mộc nhĩ, nấm hương thái nhỏ, ướp cùng tiêu. Sau đó dùng thìa nặn từng viên thịt thả vào nồi nước luộc đến khi chín, vớt ra để nguội.
Dùng tay ép dẹt bột vỏ bánh, đặt các loại viên nhân vào giữa rồi khéo léo bọc lại, vo tròn để không lộ mép gói. Bánh sau khi nặn xong, luộc qua nước sôi đến khi nổi lên trên bề mặt thì vớt ra, ngâm trong nước lạnh để tránh dính vào nhau.
Theo bà Vân, thứ làm nên sự khác biệt ở mỗi quán bánh trôi tàu là hương vị của nước đường. Để nước đường thơm, ngon, bà Vân dùng gừng già nấu cùng đường mật mía để có màu nâu đậm gần giống mật ong. Khi nước đường sôi, cho tất cả bánh vào đun tiếp, đến khi bánh nổi trên bề mặt là đã chín.
Khi khách gọi món, bà Vân dùng muôi múc từng viên bánh trôi cho vào bát. Tuy tất cả các nhân đều được thả chung vào nồi nhưng bà Vân có cách riêng để phân biệt từng loại.
Mỗi bát bánh trôi giá 20.000 đồng có ba viên bánh, nước đường, thêm sợi dừa tươi nạo và một thìa mè đen, lạc rang giã nhỏ rắc bên trên.
Bát bánh trôi tàu có màu nâu đậm của nước đường ngọt, hơi sánh, đặc, mùi cay nồng của gừng và hương thơm của mè đen. "Chỉ cần cầm trên tay bát bánh trôi tàu nóng hổi là đã có thể chống lại cái lạnh của chiều đông Hà Nội", thực khách Vũ Quỳnh Chi, 28 tuổi, Hải Phòng chia sẻ.
Viên bánh trôi quán bà Vân có kích thước lớn, đường kính khoảng 3 - 4 cm, thực khách khó mà có thể ăn hết trong một miếng.
Khi cắn viên bánh, thực khách sẽ cảm nhận được sự trộn lẫn của vỏ gạo nếp dai, bùi, nhân bánh nhuyễn mịn và nước đường ngọt, dừa tươi giòn sần sật, lạc rang và mè đen béo bùi. Đưa thêm một thìa nước nước đường vào miệng, cổ họng sẽ nóng ran bởi vị cay nồng của gừng. Hơi nóng cùng với vị ngọt của nước đường đọng lại, át đi cái lạnh của mùa đông.
Nước đường của bà Vân có độ ngọt khá đậm nhưng không gắt, thực khách có thể thưởng thức hết bát bánh trôi mà không cảm thấy khó chịu ở cổ họng.
Ngoài chè trôi tàu nhân 3 vị khác nhau, bà Vân còn bán chè sắn, chè bà cốt, xôi vò. Đặc biệt chè sắn dừa non (bên phải, ảnh) chỉ bán vào mùa đông, có trân châu nhân dừa, sắn hấp, nước cốt dừa, chè đỗ xanh. Một bát chè sắn dừa non giá 20.000 đồng.
Từ lúc mở bán vào 15h30 hằng ngày, thực khách đã đứng chờ sẵn để mua bánh trôi. Hà Nội trở lạnh, bánh trôi bán nhanh hơn. Trung bình mỗi ngày bà bán được hơn 1.000 viên. "Nói là mở đến 18h30 nhưng hôm nào đông khách thì chỉ khoảng một tiếng rưỡi đến hai tiếng là hết hàng", bà Vân chia sẻ.
Bánh trôi là món ăn vặt yêu thích của nhiều người và ở mọi lứa tuổi, nên đối tượng khách đến quán khá đa dạng. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, học sinh, sinh viên, các cặp đôi trẻ cũng đi từ xa đến để thưởng thức bánh trôi quán bà Vân.
Thực khách lưu ý quán chỉ nhận tiền mặt, không nhận chuyển khoản. Do nằm trên đường nhỏ, quán không có chỗ để xe. Khách đến tự tìm chỗ để xe ở đối diện phía bên đường và chú ý quan sát, đảm bảo tài sản cá nhân.
Giờ cao điểm của quán bắt đầu từ khoảng hơn 16h. Nếu mua số lượng nhiều, thực khách nên đặt trước để có đủ bánh mang về và không phải chờ đợi quá lâu.