Gen Z toàn cầu mê iPhone thế nào
Giới trẻ thuộc thế hệ Z ở một số nước được cho là thích iPhone hơn các smartphone khác và coi đây là thiết bị cần phải có.
"Tôi không muốn bị xa lánh, bị gọi là 'chàng trai Android", Matt Stratford, chuyên gia tiếp thị 26 tuổi ở Mỹ, nói với FT. "Tôi biết Android có rất nhiều tính năng tuyệt vời, nhưng sẽ có trục trặc khi tiếp xúc với hệ sinh thái iPhone".
Trục trặc Stratford gặp phải chủ yếu liên quan đến tin nhắn xanh lá - màu sắc thể hiện người gửi không sử dụng iPhone, hoặc iPhone đó không kết nối mạng. Hiện nay hầu hết iPhone đều được kết nối mạng, nên nhiều người mặc định tin xanh lá được gửi từ điện thoại Android.
Bên cạnh đó, việc chuyển ảnh, video, tập tin không liền mạch giữa iPhone và thiết bị Android khiến anh có cảm giác bị kỳ thị. "Trong khi bạn bè chuyển file tức thì qua AirDrop, tôi chỉ biết ngồi nhìn hoặc phải tìm cách khác. Đó là lý do tôi chuyển qua iPhone", anh nói.
Người trẻ xếp hàng mua khi iPhone 14 được mở bán năm ngoái ở Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap News
Stratford không phải là người duy nhất sợ bị cô lập vì tin nhắn màu xanh lá hay hệ sinh thái Apple. Theo công ty nghiên cứu thị trường Attain, người dùng Gen Z (sinh từ 1997 đến 2010) chiếm 34% số người sở hữu iPhone ở Mỹ. Trong khi đó, người trẻ chỉ chiếm 10% số người dùng smartphone Samsung.
Hàn Quốc, "sân nhà" của Samsung, cũng chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của iPhone. Theo khảo sát của công ty nghiên cứu Gallup Korea, 52% số người từ 18 đến 29 tuổi ở nước này sử dụng iPhone tính đến 2022, tăng từ 44% so với hai năm trước. Trong khi đó, Samsung giảm còn 44%. Với nhóm tuổi lớn hơn, điện thoại Samsung vẫn phổ biến nhất.
Chung Kyung-rim, sinh viên 22 tuổi ở Seoul, cho biết hầu hết bạn bè cô đều sử dụng iPhone. "Điện thoại Samsung liên tục cải tiến về ngoại hình và tính năng, nhưng iPhone vẫn có thiết kế đẹp và hệ sinh thái hoàn chỉnh hơn", Kyung-rim nói với WSJ.
Theo hãng nghiên cứu Counterpoint, xu hướng mua iPhone của Gen Z, trong đó có việc thuyết phục cha mẹ mua máy cho họ, vẫn tăng dù giá trung bình iPhone đang tiến đến mốc 1.000 USD, gần gấp ba so với giá trung bình của smartphone Android.
Bên cạnh Mỹ và Hàn Quốc, số liệu từ Canalys ở khu vực Tây Âu năm 2022 cho thấy khoảng 83% người dùng máy Apple dưới 25 tuổi dự định tiếp tục sử dụng iPhone. Trong khi đó, tỷ lệ người dùng Android cùng độ tuổi có ý định gắn bó tiếp chưa bằng một nửa. Một khảo sát khác với 4.000 người dùng Android trẻ ở Anh, Đức, Tây Ban Nha và Italy cho thấy họ định chuyển sang iPhone cao gấp ba lần so với nhóm người lớn tuổi hơn.
Lý do iPhone "hút" Gen Z
Có nhiều yếu tố khiến giới trẻ thích iPhone, nhưng theo các chuyên gia, ba lý do phổ biến là tính thời trang, giá trị sản phẩm mang lại và bị gắn chặt vào hệ sinh thái Apple.
Người trẻ trên toàn cầu hiện bị hút bởi những tính năng độc quyền của Apple, như AirDrop cho phép chia sẻ nhanh ảnh, video và tập tin. Choi Kab-soo, nhiếp ảnh gia du lịch sống ở Seoul, đánh giá iPhone và điện thoại cao cấp Samsung đều có sức mạnh chụp ảnh ngang nhau. Nhưng xét về tính năng gửi ảnh lập tức sang cho người khác, thiết bị Apple làm tốt hơn hẳn.
Sarah Carrivale, 24 tuổi ở Paris, ước tính cứ 10 người bạn cùng độ tuổi với cô thì có 7 người dùng iPhone. Cách đây hai năm, cô cũng dùng máy Samsung và một hãng Trung Quốc, nhưng sau đó chuyển sang iPhone vì thao tác dễ dàng và độ bền. "Một khi sử dụng iPhone, bạn dường như không quay đầu lại nữa", Carrivale nói với WSJ.
Nicholas Leonzi, nhân viên bán lẻ 26 tuổi ở London, nhận xét việc thao tác với ứng dụng trên iPhone cho cảm giác nhanh, mượt, ít gặp lỗi. Anh từng dùng một chiếc Android năm 2021 nhưng từ bỏ vì hệ sinh thái chưa làm anh hài lòng.
Vấn đề tin nhắn xanh lá cũng khiến iPhone trở nên phổ biến. "Khi tin nhắn xanh lá xuất hiện, các thành viên trong nhóm sẽ nghĩ người gửi dùng Android. Người đó có thể bị loại bỏ hoặc không được chú ý trong cuộc trò chuyện. Điều đó hình thành áp lực dù chỉ là cộng đồng nhỏ", Annelise Hillman, 24 tuổi, giám đốc một salon chăm sóc tóc nam, nói với FT. "Áp lực từ một chiếc iPhone, thật điên rồ".
Apple đang xây dựng sản phẩm trên cùng một hệ sinh thái khép kín, giúp tăng khả năng giữ chân người dùng và lòng trung thành với thương hiệu. "Khi người tiêu dùng trẻ tuổi gắn bó hơn với hệ sinh thái Apple, các hãng khác sẽ khó cạnh tranh", Nicole Peng , Phó chủ tịch cấp cao của Canalys, nhận định.
Sức hấp dẫn từ iPhone cũng kéo theo nhu cầu mua sắm các thiết bị xung quanh nó. Theo Canalys, cứ 100 chiếc iPhone được tiêu thụ, Apple bán kèm 26 chiếc iPad, 17 Apple Watch và 35 AirPods. Còn với điện thoại Samsung, con số tương ứng là 11 máy tính bảng, 6 smartwatch và 6 tai nghe không dây.
Giới trẻ thuộc thế hệ Z ở một số nước được cho là thích iPhone hơn các smartphone khác và coi đây là thiết bị cần phải có.
"Tôi không muốn bị xa lánh, bị gọi là 'chàng trai Android", Matt Stratford, chuyên gia tiếp thị 26 tuổi ở Mỹ, nói với FT. "Tôi biết Android có rất nhiều tính năng tuyệt vời, nhưng sẽ có trục trặc khi tiếp xúc với hệ sinh thái iPhone".
Trục trặc Stratford gặp phải chủ yếu liên quan đến tin nhắn xanh lá - màu sắc thể hiện người gửi không sử dụng iPhone, hoặc iPhone đó không kết nối mạng. Hiện nay hầu hết iPhone đều được kết nối mạng, nên nhiều người mặc định tin xanh lá được gửi từ điện thoại Android.
Bên cạnh đó, việc chuyển ảnh, video, tập tin không liền mạch giữa iPhone và thiết bị Android khiến anh có cảm giác bị kỳ thị. "Trong khi bạn bè chuyển file tức thì qua AirDrop, tôi chỉ biết ngồi nhìn hoặc phải tìm cách khác. Đó là lý do tôi chuyển qua iPhone", anh nói.
Người trẻ xếp hàng mua khi iPhone 14 được mở bán năm ngoái ở Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap News
Stratford không phải là người duy nhất sợ bị cô lập vì tin nhắn màu xanh lá hay hệ sinh thái Apple. Theo công ty nghiên cứu thị trường Attain, người dùng Gen Z (sinh từ 1997 đến 2010) chiếm 34% số người sở hữu iPhone ở Mỹ. Trong khi đó, người trẻ chỉ chiếm 10% số người dùng smartphone Samsung.
Hàn Quốc, "sân nhà" của Samsung, cũng chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của iPhone. Theo khảo sát của công ty nghiên cứu Gallup Korea, 52% số người từ 18 đến 29 tuổi ở nước này sử dụng iPhone tính đến 2022, tăng từ 44% so với hai năm trước. Trong khi đó, Samsung giảm còn 44%. Với nhóm tuổi lớn hơn, điện thoại Samsung vẫn phổ biến nhất.
Chung Kyung-rim, sinh viên 22 tuổi ở Seoul, cho biết hầu hết bạn bè cô đều sử dụng iPhone. "Điện thoại Samsung liên tục cải tiến về ngoại hình và tính năng, nhưng iPhone vẫn có thiết kế đẹp và hệ sinh thái hoàn chỉnh hơn", Kyung-rim nói với WSJ.
Theo hãng nghiên cứu Counterpoint, xu hướng mua iPhone của Gen Z, trong đó có việc thuyết phục cha mẹ mua máy cho họ, vẫn tăng dù giá trung bình iPhone đang tiến đến mốc 1.000 USD, gần gấp ba so với giá trung bình của smartphone Android.
Bên cạnh Mỹ và Hàn Quốc, số liệu từ Canalys ở khu vực Tây Âu năm 2022 cho thấy khoảng 83% người dùng máy Apple dưới 25 tuổi dự định tiếp tục sử dụng iPhone. Trong khi đó, tỷ lệ người dùng Android cùng độ tuổi có ý định gắn bó tiếp chưa bằng một nửa. Một khảo sát khác với 4.000 người dùng Android trẻ ở Anh, Đức, Tây Ban Nha và Italy cho thấy họ định chuyển sang iPhone cao gấp ba lần so với nhóm người lớn tuổi hơn.
Lý do iPhone "hút" Gen Z
Có nhiều yếu tố khiến giới trẻ thích iPhone, nhưng theo các chuyên gia, ba lý do phổ biến là tính thời trang, giá trị sản phẩm mang lại và bị gắn chặt vào hệ sinh thái Apple.
Người trẻ trên toàn cầu hiện bị hút bởi những tính năng độc quyền của Apple, như AirDrop cho phép chia sẻ nhanh ảnh, video và tập tin. Choi Kab-soo, nhiếp ảnh gia du lịch sống ở Seoul, đánh giá iPhone và điện thoại cao cấp Samsung đều có sức mạnh chụp ảnh ngang nhau. Nhưng xét về tính năng gửi ảnh lập tức sang cho người khác, thiết bị Apple làm tốt hơn hẳn.
Sarah Carrivale, 24 tuổi ở Paris, ước tính cứ 10 người bạn cùng độ tuổi với cô thì có 7 người dùng iPhone. Cách đây hai năm, cô cũng dùng máy Samsung và một hãng Trung Quốc, nhưng sau đó chuyển sang iPhone vì thao tác dễ dàng và độ bền. "Một khi sử dụng iPhone, bạn dường như không quay đầu lại nữa", Carrivale nói với WSJ.
Nicholas Leonzi, nhân viên bán lẻ 26 tuổi ở London, nhận xét việc thao tác với ứng dụng trên iPhone cho cảm giác nhanh, mượt, ít gặp lỗi. Anh từng dùng một chiếc Android năm 2021 nhưng từ bỏ vì hệ sinh thái chưa làm anh hài lòng.
Vấn đề tin nhắn xanh lá cũng khiến iPhone trở nên phổ biến. "Khi tin nhắn xanh lá xuất hiện, các thành viên trong nhóm sẽ nghĩ người gửi dùng Android. Người đó có thể bị loại bỏ hoặc không được chú ý trong cuộc trò chuyện. Điều đó hình thành áp lực dù chỉ là cộng đồng nhỏ", Annelise Hillman, 24 tuổi, giám đốc một salon chăm sóc tóc nam, nói với FT. "Áp lực từ một chiếc iPhone, thật điên rồ".
Apple đang xây dựng sản phẩm trên cùng một hệ sinh thái khép kín, giúp tăng khả năng giữ chân người dùng và lòng trung thành với thương hiệu. "Khi người tiêu dùng trẻ tuổi gắn bó hơn với hệ sinh thái Apple, các hãng khác sẽ khó cạnh tranh", Nicole Peng , Phó chủ tịch cấp cao của Canalys, nhận định.
Sức hấp dẫn từ iPhone cũng kéo theo nhu cầu mua sắm các thiết bị xung quanh nó. Theo Canalys, cứ 100 chiếc iPhone được tiêu thụ, Apple bán kèm 26 chiếc iPad, 17 Apple Watch và 35 AirPods. Còn với điện thoại Samsung, con số tương ứng là 11 máy tính bảng, 6 smartwatch và 6 tai nghe không dây.