Ghé Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngắm non nước Việt Nam trên áo dài

Võ Xuân Trường

Well-known member
Ghé Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngắm non nước Việt Nam trên áo dài

Chào mừng năm 2024, Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức chương trình Nghệ thuật Áo dài với chủ đề “Nơi tôi sinh ra”.
Ghé Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngắm non nước Việt Nam trên áo dài



Nhiều bộ sưu tập áo dài sẽ xuất hiện tại chương trình nghệ thuật với chủ đề "Nơi tôi sinh ra". Ảnh: Nhật Minh
Vào 19h ngày 5.1 tới đây, chương trình Nghệ thuật Áo dài với chủ đề “Nơi tôi sinh ra” sẽ diễn ra tại khu Thái Học, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với mục đích tìm về nguồn cội trong những ngày đầu năm, 18 nhà thiết kế của chương trình sẽ kể câu chuyện về nơi được sinh ra thông qua các bộ sưu tập áo dài.
Nhà thiết kế Thanh Thuý mang đến chương trình bộ sưu tập áo dài về quê hương Điện Biên. Thông qua bộ sưu tập, tác giả muốn kể về một Điện Biên hào hùng, anh dũng của ngày xưa và một cảnh sắc yên bình, trù phú ngày nay. Đồng thời, đây là lời tri ân, bày tỏ lòng biết ơn của nhà thiết kế đến mảnh đất này.
Những chiếc áo dài trong bộ sưu tập của nhà thiết kế Thanh Thuý. Ảnh: Nhật Minh
Những chiếc áo dài trong bộ sưu tập của nhà thiết kế Thanh Thuý. Ảnh: Nhật Minh
Nhà thiết kế Duy Nguyễn lấy nguồn cảm hứng từ những kỉ niệm hạnh phúc của tuổi thơ. Nơi có cánh đồng làng quê, cánh diều tung bay và cả những thứ đồ chơi giản dị. Bộ sưu tập áo dài ghi lại ký ức mộc mạc và tinh tế từ dòng sản phẩm thủ công của quê hương Thạch Xá.
Tác giả Duy Nguyễn giới thiệu về câu chuyện thông qua những chiếc áo dài. Ảnh: Nhật Minh
Tác giả Duy Nguyễn giới thiệu về câu chuyện thông qua những chiếc áo dài. Ảnh: Nhật Minh
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, dù hưng thịnh hay suy, làng nghề gốm Bát Tràng luôn giữ được vị thế cho đến ngày nay. Những màu sắc đặc trưng như xanh lam, xanh bích, trắng ngọc trong hoa văn gốm Bát Tràng đã miêu tả chân thực những hoạ tiết bình dị của cuộc sống. Nhà thiết kế Chế Quyết Tiến gửi gắm sự khát khao hòa bình, mong cầu cuộc sống bình yên ẩn chứa đằng sau những tà áo dài thướt tha.
Tác giả Chế Quyết Tiến lấy cảm hứng từ hoa văn gốm Bát Tràng cho bộ sưu tập. Ảnh: Nhật Minh
Tác giả Chế Quyết Tiến lấy cảm hứng từ hoa văn gốm Bát Tràng cho bộ sưu tập. Ảnh: Nhật Minh
Với niềm yêu thích các bộ tranh dân gian truyền thống, nhà thiết kế Ngọc Hân lấy cảm hứng từ loại tranh Kim Hoàng cho bộ sưu tập lần này. Tranh Kim Hoàng vốn là dòng tranh Tết nổi tiếng và từng bị thất truyền trong một thời gian dài.
Loại tranh này gắn liền với những hình ảnh quen thuộc như tranh lợn, gà, cuộc sống đồng quê, ông Công ông Táo... Tranh Kim Hoàng là sự kết hợp giữa việc in, tô màu và vẽ khéo léo để tạo ra những tác phẩm uyển chuyển, đường nét dứt khoát.
Tác giả Ngọc Hân cùng dòng tranh Kim Hoàng. Ảnh: Nhật Minh
Tác giả Ngọc Hân cùng dòng tranh Kim Hoàng. Ảnh: Nhật Minh
Thương hiệu Silky Vietnam ra mắt công chúng bộ sưu tập lấy cảm hứng từ làng Chuông - Thanh Oai, đây là làng nhỏ nằm bên dòng sông Đáy thuộc Hà Tây cũ. Từ hình ảnh những chiếc áo dài, các nhà thiết kế mong muốn góp phần để nón làng Chuông, áo dài tơ tằm Việt Nam được vươn cao, vươn xa đến muôn người.
Đại diện thương hiệu Silky Vietnam giới thiệu về câu chuyện mang tới chương trình. Ảnh: Nhật Minh
Đại diện thương hiệu áo dài giới thiệu về câu chuyện mang tới chương trình. Ảnh: Nhật Minh
 
Bên trên