Hải Vy
Well-known member
Khi truy cập vào trang web ‘vietgcv [.] cc’ giả mạo website Bộ TT&TT, người dùng bị dụ cài ứng dụng có chứa mã độc. Ứng dụng này cho phép đối tượng lừa đảo chiếm quyền điều khiển điện thoại và đánh cắp thông tin, tài sản.
Phát hiện thêm 44 website giả mạo, lừa đảo trong 3 tuần
Trang web tại địa chỉ ‘vietgcv [.] cc’ giả mạo cổng thông tin Bộ TT&TT là 1 trong 20 website lừa đảo vừa được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác, tránh truy cập và làm theo hướng dẫn của các đối tượng xấu.
Ngay trước đó, vào đầu tháng 4, Cục An toàn thông tin đã cảnh báo về trường hợp các đối tượng lừa đảo thiết lập trang web tại địa chỉ tên miền ‘policeonline[.]club’, giả mạo website của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng để đăng ‘quảng cáo hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo với tỷ lệ thành công 99,9%’, khiến cho nhiều người dân lại thêm một lần nữa bị lừa chiếm đoạt tài sản.
Theo thống kê, chỉ trong 3 tuần đầu tháng 4/2024, hệ thống canhbao.khonggianmang.vn của Cục An toàn thông tin đã tiếp nhận gần 630 phản ánh của người dùng về các trường hợp lừa đảo trực tuyến. Qua kiểm tra và phân tích, các chuyên gia của Cục An toàn thông tin nhận thấy có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà cung cấp, dịch vụ lớn như một số bộ ngành, các mạng xã hội, ngân hàng, thư điện tử, dịch vụ công...
Giao diện trang web giả mạo cổng thông tin của Bộ TT&TT, được các đối tượng thiết lập nhằm lừa người dùng tải, cài đặt ứng dụng có chứa mã độc. Ảnh: NS
Từ phản ánh của người dùng và kết quả rà quét, giám sát không gian mạng Việt Nam, cũng trong gần một tháng gần đây, Cục An toàn thông tin đặc biệt lưu ý người dân nâng cao cảnh giác để không truy cập vào 44 website lừa đảo, giả mạo. Số website lừa đảo, giả mạo được cơ quan này cảnh báo người dùng trực tuyến trong tháng 3/2024 là hơn 100 trang.
Đáng chú ý, trong gần 2 tháng trở lại đây, các đối tượng lừa đảo tiếp tục tạo các trang web giả mạo dịch vụ công quốc gia với nhiều địa chỉ tên miền khác nhau và đều là tên miền quốc tế, cụ thể như: Dichvucong[.]cvgov[.]com; Dichvucong[.]xgovvn[.]net; Dichvucong[.]dulieuqucogia[.]com...
Như vậy, lũy kế đến hết ngày 21/4, cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến quốc gia đã cập nhật hơn 124.600 địa chỉ website giả mạo, liên quan đến lừa đảo trực tuyến. Cơ sở dữ liệu này hiện đã được kết nối trực tiếp với trình duyệt Cốc Cốc cùng hệ thống của Zalo, SafeGate để có thể tự động bảo vệ người dùng Internet trong nước trước các website lừa đảo trực tuyến.
Tính đến quý I/2024, hệ thống kỹ thuật của Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin cũng đã chủ động ngăn chặn hơn 10.000 tên miền độc hại, trong đó có hơn 2.700 tên miền lừa đảo trực tuyến. Nhờ đó, đã bảo vệ hơn 10,1 triệu người, tương ứng trên 13,1% người dùng Internet Việt Nam trước các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Top 10 website giả mạo, lừa đảo được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cảnh báo trong tuần thứ 3 của tháng 4/2024.
Song song với việc định kỳ hoặc đột xuất phát cảnh báo về các website giả mạo, lừa đảo cũng như các hướng dẫn các biện pháp nhận diện và phòng tránh các hình thức lừa đảo phổ biến, Cục An toàn thông tin đã và đang cung cấp miễn phí nhiều công cụ công nghệ hỗ trợ người dân có thể phát hiện mã độc tồn tại trong hệ thống mạng, kiểm tra xem có bị lộ lọt thông tin hay tự kiểm tra các website nghi ngờ lừa đảo, giả mạo.
Ngoài việc cảnh báo người dùng, các chuyên gia Cục An toàn thông tin còn đề nghị các cơ quan, tổ chức, và doanh nghiệp chủ động rà quét để phát hiện sớm các website lừa đảo, giả mạo đơn vị mình, cảnh báo sớm đến người dùng. Từ đó, góp phần ngăn chặn các hoạt động lừa đảo trực tuyến, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng và bảo vệ chính thương hiệu của tổ chức.
Cũng trong các tháng đầu năm nay, với mục tiêu giúp những người lớn tuổi tại Việt Nam khám phá thế giới trực tuyến an toàn và tự tin hơn, Cục An toàn thông tin đã phối hợp với hãng công nghệ toàn cầu Google cho ra mắt chương trình ‘An toàn lên mạng, an tâm vui sống cùng Google’.
Tăng 'sức đề kháng' với các hình thức lừa đảo cho người dùng trực tuyến
Đề cập đến tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam, các chuyên gia an toàn thông tin đều thống nhất rằng, những năm gần đây, các hình thức tấn công lừa đảo trên không gian mạng đã có sự gia tăng đáng kể. Không những thế, tấn công lừa đảo trực tuyến ngày càng nghiêm trọng và phức tạp hơn do sự phát triển của công nghệ số cùng mức độ phụ thuộc của người dân vào mạng Internet.
Theo chuyên gia VNCS, bên cạnh xu hướng gia tăng của tấn công lừa đảo qua email, các cuộc tấn công lừa đảo khác như lừa đảo qua điện thoại, lừa đảo qua tin nhắn văn bản và lừa đảo qua các website giả mạo cũng đang tăng mạnh.
“Ứng phó với kẻ tấn công ngày càng thông minh và sử dụng các kỹ thuật tiên tiến để lừa đảo và chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài sản, danh tính của người dùng, chúng ta phải tăng cường nhận thức về an toàn thông tin, an ninh mạng và thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân và tổ chức mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, người dùng cần được trang bị các thông tin, kiến thức về cách phòng ngừa tấn công lừa đảo trên không gian mạng để bảo vệ mình một cách hiệu quả”, chuyên gia VNCS nêu quan điểm.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, đặc biệt nhấn mạnh đến việc bảo vệ nhóm đối tượng trẻ em và người già, ông Ngô Tuấn Anh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc SafeGate cho rằng: Việc này cần có sự tham gia của tất cả các bên, gồm cả cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng và bản thân người dùng.
“Mỗi gia đình thường sẽ có những người có kỹ năng và nhận thức tốt hơn về an toàn thông tin như thanh niên, trung niên. Vì thế, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức an toàn thông tin của những thành viên có nhận thức tốt, từ đó họ sẽ chia sẻ, giúp nâng cao kỹ năng, tăng sức đề kháng cho các thành viên khác trong gia đình như ông bà, bố mẹ, con cháu khi tham gia môi trường mạng”, ông Ngô Tuấn Anh chia sẻ.
Em có bán trả góp 0%
Có giao hàng hỏa tốc
Có Ship code
Tặng care + 12 tháng
Tặng ốp
Chi nhánh Gò Vấp
859 Quang Trung, Phường 12, Q Gò Vấp
Hotline: 0947.711.881
Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
Thời gian làm việc: 08h00 - 22h00
Phát hiện thêm 44 website giả mạo, lừa đảo trong 3 tuần
Trang web tại địa chỉ ‘vietgcv [.] cc’ giả mạo cổng thông tin Bộ TT&TT là 1 trong 20 website lừa đảo vừa được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác, tránh truy cập và làm theo hướng dẫn của các đối tượng xấu.
Ngay trước đó, vào đầu tháng 4, Cục An toàn thông tin đã cảnh báo về trường hợp các đối tượng lừa đảo thiết lập trang web tại địa chỉ tên miền ‘policeonline[.]club’, giả mạo website của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng để đăng ‘quảng cáo hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo với tỷ lệ thành công 99,9%’, khiến cho nhiều người dân lại thêm một lần nữa bị lừa chiếm đoạt tài sản.
Theo thống kê, chỉ trong 3 tuần đầu tháng 4/2024, hệ thống canhbao.khonggianmang.vn của Cục An toàn thông tin đã tiếp nhận gần 630 phản ánh của người dùng về các trường hợp lừa đảo trực tuyến. Qua kiểm tra và phân tích, các chuyên gia của Cục An toàn thông tin nhận thấy có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà cung cấp, dịch vụ lớn như một số bộ ngành, các mạng xã hội, ngân hàng, thư điện tử, dịch vụ công...
Giao diện trang web giả mạo cổng thông tin của Bộ TT&TT, được các đối tượng thiết lập nhằm lừa người dùng tải, cài đặt ứng dụng có chứa mã độc. Ảnh: NS
Từ phản ánh của người dùng và kết quả rà quét, giám sát không gian mạng Việt Nam, cũng trong gần một tháng gần đây, Cục An toàn thông tin đặc biệt lưu ý người dân nâng cao cảnh giác để không truy cập vào 44 website lừa đảo, giả mạo. Số website lừa đảo, giả mạo được cơ quan này cảnh báo người dùng trực tuyến trong tháng 3/2024 là hơn 100 trang.
Đáng chú ý, trong gần 2 tháng trở lại đây, các đối tượng lừa đảo tiếp tục tạo các trang web giả mạo dịch vụ công quốc gia với nhiều địa chỉ tên miền khác nhau và đều là tên miền quốc tế, cụ thể như: Dichvucong[.]cvgov[.]com; Dichvucong[.]xgovvn[.]net; Dichvucong[.]dulieuqucogia[.]com...
Như vậy, lũy kế đến hết ngày 21/4, cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến quốc gia đã cập nhật hơn 124.600 địa chỉ website giả mạo, liên quan đến lừa đảo trực tuyến. Cơ sở dữ liệu này hiện đã được kết nối trực tiếp với trình duyệt Cốc Cốc cùng hệ thống của Zalo, SafeGate để có thể tự động bảo vệ người dùng Internet trong nước trước các website lừa đảo trực tuyến.
Tính đến quý I/2024, hệ thống kỹ thuật của Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin cũng đã chủ động ngăn chặn hơn 10.000 tên miền độc hại, trong đó có hơn 2.700 tên miền lừa đảo trực tuyến. Nhờ đó, đã bảo vệ hơn 10,1 triệu người, tương ứng trên 13,1% người dùng Internet Việt Nam trước các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Top 10 website giả mạo, lừa đảo được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cảnh báo trong tuần thứ 3 của tháng 4/2024.
Song song với việc định kỳ hoặc đột xuất phát cảnh báo về các website giả mạo, lừa đảo cũng như các hướng dẫn các biện pháp nhận diện và phòng tránh các hình thức lừa đảo phổ biến, Cục An toàn thông tin đã và đang cung cấp miễn phí nhiều công cụ công nghệ hỗ trợ người dân có thể phát hiện mã độc tồn tại trong hệ thống mạng, kiểm tra xem có bị lộ lọt thông tin hay tự kiểm tra các website nghi ngờ lừa đảo, giả mạo.
Ngoài việc cảnh báo người dùng, các chuyên gia Cục An toàn thông tin còn đề nghị các cơ quan, tổ chức, và doanh nghiệp chủ động rà quét để phát hiện sớm các website lừa đảo, giả mạo đơn vị mình, cảnh báo sớm đến người dùng. Từ đó, góp phần ngăn chặn các hoạt động lừa đảo trực tuyến, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng và bảo vệ chính thương hiệu của tổ chức.
Cũng trong các tháng đầu năm nay, với mục tiêu giúp những người lớn tuổi tại Việt Nam khám phá thế giới trực tuyến an toàn và tự tin hơn, Cục An toàn thông tin đã phối hợp với hãng công nghệ toàn cầu Google cho ra mắt chương trình ‘An toàn lên mạng, an tâm vui sống cùng Google’.
Tăng 'sức đề kháng' với các hình thức lừa đảo cho người dùng trực tuyến
Đề cập đến tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam, các chuyên gia an toàn thông tin đều thống nhất rằng, những năm gần đây, các hình thức tấn công lừa đảo trên không gian mạng đã có sự gia tăng đáng kể. Không những thế, tấn công lừa đảo trực tuyến ngày càng nghiêm trọng và phức tạp hơn do sự phát triển của công nghệ số cùng mức độ phụ thuộc của người dân vào mạng Internet.
Theo chuyên gia VNCS, bên cạnh xu hướng gia tăng của tấn công lừa đảo qua email, các cuộc tấn công lừa đảo khác như lừa đảo qua điện thoại, lừa đảo qua tin nhắn văn bản và lừa đảo qua các website giả mạo cũng đang tăng mạnh.
“Ứng phó với kẻ tấn công ngày càng thông minh và sử dụng các kỹ thuật tiên tiến để lừa đảo và chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài sản, danh tính của người dùng, chúng ta phải tăng cường nhận thức về an toàn thông tin, an ninh mạng và thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân và tổ chức mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, người dùng cần được trang bị các thông tin, kiến thức về cách phòng ngừa tấn công lừa đảo trên không gian mạng để bảo vệ mình một cách hiệu quả”, chuyên gia VNCS nêu quan điểm.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, đặc biệt nhấn mạnh đến việc bảo vệ nhóm đối tượng trẻ em và người già, ông Ngô Tuấn Anh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc SafeGate cho rằng: Việc này cần có sự tham gia của tất cả các bên, gồm cả cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng và bản thân người dùng.
“Mỗi gia đình thường sẽ có những người có kỹ năng và nhận thức tốt hơn về an toàn thông tin như thanh niên, trung niên. Vì thế, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức an toàn thông tin của những thành viên có nhận thức tốt, từ đó họ sẽ chia sẻ, giúp nâng cao kỹ năng, tăng sức đề kháng cho các thành viên khác trong gia đình như ông bà, bố mẹ, con cháu khi tham gia môi trường mạng”, ông Ngô Tuấn Anh chia sẻ.
Vân Anh
Em bán Samsung S24 Ultra 256G: 25.490.000 đEm có bán trả góp 0%
Có giao hàng hỏa tốc
Có Ship code
Tặng care + 12 tháng
Tặng ốp
Chi nhánh Gò Vấp
859 Quang Trung, Phường 12, Q Gò Vấp
Hotline: 0947.711.881
Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
Thời gian làm việc: 08h00 - 22h00